Việt triết thường tập

Chúng ta biết, văn hóa không được "tạo dựng" trong một ngày, hay do một người,

hay bởi một triều đại. Chúng ta cũng ý thức được rằng văn hóa không chỉbiểu tượng một

thời đại, một lịch sử; càng không chỉ đại diện một thếhệ, một chế độ, hay một ý hệ, hay

bất cứmột tôn giáo nào. Văn hóa là sựkết tinh (crystallization), chọn lọc (selection), và

tụthăng (Aufhebung) của các thếsinh, được lưu truyền (tradited) và cải biến

(transformed). Do đó, văn hóa tựbiểu lộtrong, qua, và bởi tất cảmọi sinh hoạt của con

người, từnghệthuật tới khoa học, từkinh tếtới chính trị, từkỹthuật tới tưduy. Nhưlà

một sựkết tinh, văn hóa nói lên cộng thểcủa dân tộc. Nhưlà sựchọn lọc, văn hóa tựhình

thành qua phương thếsống, qua lối luận lý chung, qua những quy luật đạo đức, qua trật

tự được cộng đồng chấp nhận và tuân theo. Nhưlà một tụthăng, văn hóa phản ảnh sự

thăng tiến, tổng hợp và thích hợp của thếsinh hiện tại với những thếsinh ngoại tại, mới

mẻ, đương và sẽtới.

Hiểu theo nghĩa này, văn hóa Việt của chúng ta biểu tảcái cộng thể(common

structure) của xã hội Việt; nói lên cộng tính (common nature) của dân Việt; diễn đạt cộng

cảm (common sense) của người Việt; và phản ảnh lối cộng lý (common reasoning) tức lối

suy tư, luận lý chung của chúng ta, trong khi đi tìm công ích, công lợi (common interests)

của dân tộc. Cộng thể, cộng tính, cộng cảm, cộng lý và công lợi này lẽdĩnhiên mang tính

chất phổquát nơi người Việt; và nhưthếtách biệt khỏi đặc tính của các dân tộc khác.

Nhưng nói nhưthế, chúng ta rất có thểvấp vào cái lỗi "bếmôn tỏa cảng" của cha

ông chúng ta, với nhãn quan thiển cận và cái tâm hẹp hòi của con ếch ngồi dưới đáy

giếng "luận thiên hạsự." Chúng ta có lẽchưa nhận ra rằng văn hóa của chúng ta cũng có

những tính chất chung của nhân loại, rằng chính nhờvào sựgiao tiếp với các thếsinh

khác, mà văn hóa Việt mới viễn việt (transcendence), mới tụthăng biến thành phong phú.

Một cách cụthể, chính vì giao tiếp với văn hóa Hoa-Ấn, với nền văn minh Âu-Mỹvà với

các tôn giáo trên thếgiới, đặc biệt là Phật giáo và Ki-tô giáo, mà văn hóa Việt mang một

tính chất vừa đa tạp, vừa tổng hợp của giá trịcủa các nền văn hóa và văn minh trên. Thế

nên, chúng ta phải công nhận là văn hóa Việt bao gồm hai phần chính, và một phần phụ:

phần chính thứnhất mang tính chất cá biệt chỉthấy nơi dân Việt; phần chính thứhai,

chung với mọi dân tộc, mọi văn hóa; trong khi phần phụlà những tổng hợp gần đây vềtổ

chức, giáo dục, vân vân. Bộphận cá biệt của văn hóa Việt thấy trong cách sống, trong

ngôn ngữ, phong tục, trong nghệthuật, luân thường đạo lý, và trong tôn giáo. Bộphận

chung cho toàn nhân loại liên quan tới tri thức, phương pháp, kỹthuật, kinh tế, y học, vân

vân. Phần phụthuộc dễdàng biến dạng, thay đổi, trong khi phần chính chỉcó thểbiến đổi

trong một thời gian lâu dài, và không dễdàng gì. Phần chính bảo tồn Việt tính, song phần

phụtiếp thu đặc tính của các nền văn hóa khác mà nhờvào Việt tính chúng ta việt hóa

pdf21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Việt triết thường tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviet_triet_thuong_tap_share_book_com_split_1_9258.pdf