Viết nhạc trên máy tính với Encore

 Các bạn thân mến nếu nói về Âm nhạc thì Liên là người ngoại đạo. Ngọc Liên chưa

được đào tạo ngày nào về Âm nhạc. Với sự ham mê và nổ lực của bản thân Ngọc Liên

tự tốt nghiệp trường đời. Năm học lớp 5 trường làng Liên đã tự chép nhạc theo chương

trình dạy và học hát trên đài tiếng nói Việt Nam. thời đó trong Làng chỉ có 2 nhà có đài

mà thôi ! Biết ghi nhạc thành văn bản, biết khoét ống sáo đúng " cao độ " chủ yếu là do

quá ham mê và học hỏi chủ yếu qua các chú bộ đội trên đường vào Nam đánh giặc. Có

một chú bộ đội là nhạc công của đoàn chèo là người hướng dẫn Liên khoét ống sáo đầu

tiên đúng " Ton Đô và Xi gáng " Và chú dạy Liên thổi sáo bài đầu tiên là " Điệu Lới Lơ

" một trong các làn điệu chèo nổi tiếng. Mổi lần cầm ống sáo lên là Liên chạy lấy hơi bài

đó đầu tiên, đó là sự tri ân với người thầy đời đầu tiên. thời đó vào Nam không biết chú

ấy có còn để nghe tiếng sáocủa Liên không ! ? Cả một quá trình rèn luyện đam mê theo

suốt cuộc đời. Nên Ngọc Liên có một số vốn nhất định về kiến thức hòa thanh, phối khí ,

kỷ thuật đọc tấu sáo trúc, đàn bầu, đàn Organ.Ngọc Liên cũng có viết vài ca khúc cho

Văn nghệ, vài bản nhạc không lời, nhưng Liên thấy chưa hay , đặc biệt nhạc không lời

chủ yếu để mình nghe thôi.Liên luôn tìm tòi cái mới nhất quyết không để mình bị tụt

hậu quá xa, nhất làl lĩnh vực tin học chọn lấy nhữngb ứng dụng hổ trợ cho đam mê

củamình

pdf19 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Viết nhạc trên máy tính với Encore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mềm khác bạn phải vào trình đơn File save bài nhạc vào địa chỉ của bạn. nhớ đặt tên File và khi lưu chương trình tự thêm đuôi định dạng Encore vào. Nếu bạn muốn lưu File để nghe bằng media và giao tiếp với các phần mềm chép nhạc khác, hay đưa vào đàn ORGAN đọc, thì bạn chọn định dạng có đuôi là ( .MiDi ). Nếu bạn muốn lưu thành File Ảnh để trình diễn trên Power Point, hay in ảnh làm thiệp .v.v...thì bạn vào File chọn EXport to EPS...Hay bạn dùng phần mềm chụp ảnh màn hình chụp lại. Qúa trình thao tác trên, một số ô nhịp bị đẩy sang các trang sau. khi đã hoàn thiện bạn nhớ xóa các trang đó đi. Bạn vào trình đơn Score chọn Delete Page chọn từ trang 02 cho đến hết OK la xong. Nghe lại tác phẩm của mình Bạn đặt dấu nháy con trỏ vào đầu đoạn nhạc cần nghe, bấm nốt play mà xanh trên thanh công cụ, hình vuông để dừng lại Nếu là bài giảng bạn có thể điều chỉnh tóc độ ( Tempo ) diễn tấu cho học sinh làm quen. Chậm hay nhanh, bạn vào trình đơn Windows chọn Tempo để điều chỉnh tóc độ. Nếu bạn muốn tắt mở tiếng gỏ nhịp Trước khi chúng ta tiếp tục với những trình đơn tiếp theo, các bạn nghe thử đoạn nhạc Liên viết bằng phần mềm Encore 4.5 gồm 04 nhạc cụ. Năm 2009 đi trại sáng tác tại Tam Đảo, khi dựng đoạn phim kỷ niệm của đoàn tại Tam Đảo. Liên không biết lấy nhạc nền gì...Trong đoàn không có nhạc sỹ, chỉ có Họa sỹ, nhà Văn, Thơ. Liên viết luôn đoạn nhạc nền thử cho vui . Âm thanh trong đoạn nhac này Liên không dùng một phần mềm mixs nhạc nào khác, mà dùng bộ nhạc cụ ảo mô phỏng của Encore 4.5, đoạn nhạc sau này có chỉnh sữa lại, Nhưng trong đoạn này viết xong Liên là nhạc nền liền. Không phải chuyên nghiệp để làm tác phẩm, nhưng làm vậy cũng là một thú vui của Liên Các bạn nghe đoạn nhạc trong video clip dưới: Trình đơn note Quá trình chép nhạc ta luôn làm việc với trình đơn nốt. Trình đơn nốt rất quan trọng. Nốt chứa rất nhiều lệnh liên quan đến việc định dang nốt nhạc. gồm có 16 mục lệnh 1. Attributes ( Thuộc tính ): Lệnh về thuộc tính 2. Voice: Lệnh về lớp bè 3. Accidentals: Lệnh về đấu hóa bất thường 4. Stems: Lệnh gạch chân nốt 5. Marks: Lệnh về dấu hoa mỹ 6. Tie Notes: Lệnh thực thi dấu nối ( Ctrl + T ) 7. Slui Notes: Lệnh về thực thi dấu luyến ( Ctrl + L ) 8. Beams: Lệnh về nối các nốt 9. Change Pitch: Thay đổi âm sắc 10. Change Duration: Lệnh thay đổi trường độ 11. Change Velocity: Thay đổi cường độ 12. Macke Chord: Lệnh tao hợp âm 13. Macke Tab: Lệnh tạo Tablature 14. Make Grace/cue: Tạo dấu láy 15. Revert to Raw: Tạo nốt thô 16. Guess Duration: Lệnh ước lượng trường độ ( Ctrl +G ) Trong trình đơn nốt để thực thi còn có các lệnh con để xử lý notes. với mức độ chép ca khúc chúng ta nhớ các lệnh chính. làm nhiều bạn sẽ nhớ. Xử lý dấu hóa bất thường Với ca khúc các bạn gặp thường xuyên với dấu luyến, dấu nối ( Ngọc Liên đã giới thiệu, các bạn chú ý những trường hợp hay gặp sau: Lệnh về dấu hóa bất thường Do yêu cầu của sáng tác đôi khi giữa bài xuất hiện dấu hóa bất thường đặt trước nốt nhạc và chỉ có giá trị với nốt nhạc đó và chỉ trong ô nhịp đó mà thôi gồm " dấu thăng ", " dấu giáng " các bạn bôi đen nốt nhạc đó và thực hiện như sau: Nếu bạn bấm thêm lần nữa thì được trả lại bình thường Quay chiều đuôi nốt nhạc Nhiều trường hợp do yêu cầu chép 2 bè nhạc trên một dòng, hoặc khi tạo dấu luyến không đẹp mắt, yêu cầu phải quay duôi nốt nhạc lên hoặc xuống. để làm được việc này có hai cách. Cách thứ nhất bạn vào Windows chọn Toolbar như sau: nếu chọn đuôi quay xuống thì chọn nốt có mủi tên chỉ xuống. Cách thứ hai là bạn bôi đen đối tượng bấm ( Ctrl + U ) để quay lên; ( Ctrl + D ) quay xuống. Chép nốt Lướt ( hay nốt láy ) đầu ô nhịp Trong quy định của nhạc Tây phương thì đầu ô nhịp không được phép bỏ nốt lướt ( nốt láy ) . Trong nhạc Việt Nam thì các bạn biết đó đặc điểm văn hóa phương đông, dân ca Việt Nam nếu không có láy lướt thì không nghe được, thậm chí cả đoạn nhạc dài chỉ có luyến láy mà thôi. Mặc định của phần mềm Encore cũng vậy không cho phép chép nốt láy đầu ô nhịp, chúng ta phải dùng động tác " Lừa lại máy tính vậy " Theo kinh nghiệm của Liên để dễ xử lý ta nên đặt vào đầu ô nhịp một nốt nhạc hay một dấu lặng có trường độ thật ngắn như nốt - dấu lặng móc kép, ba, tư chẵng hạn. phần mềm đã công nhận đầu ô nhịp đã có đối tượng. Bây giờ ta cứ chép nốt láy ở vị trí phách thứ hai. bạn thoải mái chép nốt láy tương ứng xong, bôi đen vào trình đơn note chọn Make grace/cue bạn nên chọn tỷ lệ là 20%. ( theo kinh nghiệm của Liên ) Như vậy bạn đã tạo được nốt láy ( xem hai hình dưới ).... Tiếp theo là bạn phải xóa dấu lặng đầu ô nhịp bằng hai cách : một là bạn dùng cục gôm trên thanh công cụ để tẩy . Hai là bôi đen dấu lặng Delete. Nốt láy bị đẩy về cuối ô nhịp, bạn dùng con trỏ kéo về vị trí đầu ô nhịp. Bạn chép những nốt sau bình thường. Tạo nốt liên ba Khi gặp liên ba chúng ta xử lý không quen thì cũng rắc rối. Liên ba khi ghi thì ba nốt nhưng khi diễn tấu thì trường độ của ba nốt chỉ bằng hai nốt mà thôi. Nhưng khi chép liên ba nốt đen trong nhịp 2/4 thì phần mềm không chấp nhận. Bạncũngphải lừa lại máy tính vậy ! Thực hiện như sau bạn chép vào ba nốt nhac có trường độ thấp hơn để phẩn mềm chấp nhận, ta chép móc đơn chẵng hạn bôi đen xong, vào trình đơn nốt thực hiện theo minh họa dưới: Bạn nhớ bấm vào giữa ảnh để được phóng to...vậy ta đã chép được liên ba nốt đen, các liên ba khác như liên ba móc đơn, móc đôi... thi ta không cần chọn nốt có trường độ thấp hơn mà vào trình đơn nốt để thực hiện... Chuyển đổi hình đầu nốt Quá trình ghi chép văn bản nhạc có khi do yêu cầu bè trống, hoặc ghi bè vổ tay theo nhịp trong quá trình dạy cho các em hs thường gặp...Chúng ta gặp văn bản nhạc ghi nốt nhạc thành dấu nhân hoặc các hình khác... Các bạn bôi đen đối tượng vào trình đơn Note chọn Attribute ta co hộp thoại Change Note Attribute, trong hộp thoại bạn chọn hình đầu note thích hợp. Kết quả như hình dưới: Khi xử lý Note còn có rất nhiều tình huống, gặp các trường hợp khác bạn hãy vào trình đơn Note để xữ lý. Giới thiệu trình đơn File Khi lập trình bất kỳ một phần mềm nào thì trình đơn File chủ yếu xử lý về File như tạo file mới, lưu trử , xuất bản, in ấn .vvv... Trình đơn File có 11 lệnh như sau: 1. NEW... ( Ctrl + N ) : Tạo tập tin mới 2. OPEN... ( Ctrl + O ) : Mở tập tin đã lưu trử 3. CLOSE... ( Ctrl + W ) : Đóng tập tin 4. SAVE... ( Ctrl + S ) : Lưu trử tập tin 5. SAVEAS.. Lưu dạng khác ) 6. ReVert to Savd... ( Ctrl + R ) : Trở lại lần lưu cuối 7. Extract Part : Lệnh trích đoạn 8. Page Setup: Cài đặt trang 9. Print.. ( Ctrl + P ): in ấn 10. Esport to EPS: Xuất tập tin thành định dạng EPS 11. Exit... Thoát Tất cả các lệnh trong trình đơn File đã được thực hiện trong bài thực hành đầu cùng với các bạn..... Trình đơn Windows Trình đơn Windows có 09 lệnh rất quan trọng, và trong đó có nhiều lệnh con để thực thi công việc và cài đặt ...Lệnh quan trộng nhất là lệnh gọi Palet ( Có 12 bảng về các công cụ ) Vào Windows có 09 lệnh , vào Palette có 12 bảng công cụ như hình trên. Các bạn nhìn vào bảng công cụ thì biết các công cụ trên dùng để làm gì ?...Khi sử dụng bạn chỉ cần dùng con trỏ gắp công cụ đó thả vào vị trí cần trên bản nhạc như gắp note vậy. Chín lệnh trong Windows 1. Palette: Lệnh về bảng công cụ 2. Keyboard: Lện gọi bàn phím điện tử 3. Tempo: Lệnh về Nhịp độ 4. Toolbar: Lệnh thanh công cụ 5. Staff Sheet: Lệnh về bảng Staff 6. Tile: Lệnh sắp xếp kiểu ô 7. Cascade: Lệnh sắp xếp kiểu lớp 8. Arrange: Lệnh sắp xếp kiểu biểu tượng 9.Close All: Đóng tất cả các cữa sổ Bạn cũng có thể dùng con trỏ bấm vào khoảng trắng trên chữ ( Note ) để tìm bảng công cụ thích hợp như hình dưới Khuya quá rồi Liên buồn ngủ quá....ngáp cái đã...ngủ nhé...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviet_nhac_tren_may_tinh_voi_encore.pdf