Ở phía ngoài lãnh thổ đất liền, Việt Nam có thềm lục địa, rất nhiều các quần đảo và các đảo bao bọc như các đảo của vịnh Bắc Bộ, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông cũng như các đảo Phú Quốc, Thổ Chu ở vịnh Thái Lan.
Khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ Việt Nam là đồi núi. Miền núi hiểm trở nhất là Tây Bắc từ thượng nguồn sông Mã đến thung lũng sông Hồng. Phăng Xi Păng là đỉnh cao nhất ở Đông Dương (3.148m).
Miền núi đồi Việt Bắc nằm ở hữu ngạn sông Chảy chạy về đến thung lũng sông Hồng, có các đỉnh Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liêu Ti (2402m). Miền núi đồi Đông Bắc trải rộng từ thung lũng sông Lô – sông Gâm đến tận bờ biển Quảng Ninh có hình dạng các cánh cung lồi ra phía biển (cánh
cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều).
Dãy Trường Sơn chạy từ Nam cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào) cho đến cực Nam Trung Bộ có các đỉnh Pu Lai Leng (2.711m) và Rào Cỏ (2.335m) và các đỉnh Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc Pan, Ngọc Kring; một khối cao nguyên ở cực Nam gồm các cao nguyên Lâm Viên, Bảo Lộc, Di Linh và Mnông.
9 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Việt Nam một số nét chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương
Việt Nam,
một số nét
chủ yếu
1
3Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo
Đông Dương, có biên giới giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở
phía Tây, có biên giới vùng thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế trên biển với Trung
Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia và Philippin.
Việt Nam nằm trong phạm vi từ 8030’
vĩ độ Bắc đến 23002’ vĩ độ Bắc, kéo dài từ
Lũng Cú (huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang)
đến xóm Mũi (huyện Năm Căn tỉnh Cà
Mau). Đất nước có chiều dài khoảng 4 lần
chiều rộng. Nơi rộng nhất chừng 500 km
(Móng Cái, Quảng Ninh - Điện Biên); nơi
hẹp nhất khoảng 50 km (từ biên giới Việt –
Lào đến Đồng Hới, Quảng Bình) (Hình 1.1
và 1.2). Diện tích trên đất liền là 329.229
km2.
Ở phía ngoài lãnh thổ đất liền, Việt Nam
có thềm lục địa, rất nhiều các quần đảo và
các đảo bao bọc như các đảo của vịnh Bắc
Bộ, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở
Biển Đông cũng như các đảo Phú Quốc,
Thổ Chu… ở vịnh Thái Lan.
Khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ
Việt Nam là đồi núi. Miền núi hiểm trở
nhất là Tây Bắc từ thượng nguồn sông Mã
đến thung lũng sông Hồng. Phăng Xi Păng
là đỉnh cao nhất ở Đông Dương (3.148m).
Miền núi đồi Việt Bắc nằm ở hữu ngạn
sông Chảy chạy về đến thung lũng sông
Hồng, có các đỉnh Tây Côn Lĩnh (2431m),
Kiều Liêu Ti (2402m). Miền núi đồi Đông
Bắc trải rộng từ thung lũng sông Lô – sông
Gâm đến tận bờ biển Quảng Ninh có hình
dạng các cánh cung lồi ra phía biển (cánh
cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Yên
Lạc, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều).
Dãy Trường Sơn chạy từ Nam cao
nguyên Xiêng Khoảng (Lào) cho đến cực
Nam Trung Bộ có các đỉnh Pu Lai Leng
(2.711m) và Rào Cỏ (2.335m) và các đỉnh
Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc Pan, Ngọc
Kring; một khối cao nguyên ở cực Nam
gồm các cao nguyên Lâm Viên, Bảo Lộc,
Di Linh và Mnông.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là sản
phẩm bồi tụ của hệ thống sông Hồng sông
Thái Bình. Diện tích của toàn châu thổ tính
từ đường bình độ 25m trở xuống là khoảng
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á có lịch sử trên bốn nghìn năm xây dựng và phát
triển, trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Từ tháng 5 năm 1975
Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh vừa phát triển đất
nước, đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển trên thế giới.
1. Địa lý Việt Nam
4Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
15.000 km2, hiện nay vẫn tiếp tục được bồi
thêm ra phía biển ở khu vực bờ biển Ninh
Bình khoảng 100 m/năm.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
trên 40 nghìn km2 là sản phẩm bồi tụ của
sông Mêkông. Ở PhnomPenh (Campuchia)
sông Mêkông tách ra thành hai nhánh gọi
là sông Tiền và sông Hậu; hai nhánh này
khi ra đến gần biển lại chia thành 9 nhánh
đổ ra 9 cửa (Cửu Long - 9 con rồng).
Các đồng bằng ven biển miền Trung
được phân bố từ Thanh Hóa đến Phan Thiết;
là sản phẩm bồi tụ của các con sông chảy
từ sườn Đông Trường Sơn xuống biển.
Việt Nam được bao bọc bởi Biển Đông,
có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh
Thái Lan. Diện tích của Biển Đông khoảng
3,5 triệu km2.
Địa hình thềm lục địa khác nhau ở phần
Bắc, Trung và Nam của biển Đông. Địa
hình đáy biển từ Móng Cái đến Hải Phòng
rất phức tạp do có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ
thuộc hai vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.
Địa hình đáy biển vịnh Bắc Bộ hơi nghiêng
về phía Đông Nam, độ sâu ở trung tâm vịnh
khoảng 70-80 m; ở cửa Vịnh 90-100 m, ở
rìa thềm lục địa khoảng 200m. Từ Nam
Hải Phòng đến Nghệ An, địa hình thềm lục
địa tương đối đơn giản, thoải dần từ bờ ra
khơi.
Từ nam Nghệ Tĩnh đến Đà Nẵng xuất
hiện các dãy đê cát ngầm chạy song song
với đường bờ, còn ở phía ngoài khơi các
dạng địa hình âm dương xen kẽ phức tạp
(Hình 1.2).
Thềm lục địa miền Trung rất dốc, đường
Hình 1.1. Việt Nam trong Đông Nam Á
5Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
đẳng sâu 100 m chạy rất gần bờ. Từ bờ đến
độ sâu 40-80 m địa hình bị chia cắt mạnh.
Từ độ sâu 40-80 m đến 150 m có bề mặt
gồ ghề, sau đó sâu đến 800-1.000 m ở rìa
thềm lục địa.
Thềm lục địa phía Nam có địa hình
tương đối phẳng, xen kẽ địa hình âm có đáy
rộng.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng
150 đến 170 vĩ Bắc trên cao nguyên ngầm bị
chia cắt có diện tích lớn hơn 100.000 km2.
Quần đảo bao gồm hơn một trăm đảo nổi,
đá, bãi nông, bãi ngầm với hơn 60 nơi đã
được đặt tên, được chia thành 3 cụm lớn là
Lưỡi Liềm, Vĩnh An và Macclesfield.
Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng
50 đến 120 vĩ Bắc trên cao nguyên ngầm bị
chia cắt có diện tích lớn hơn 300.000 km2.
Hình 1.2. Bản đồ Việt Nam (Theo Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
6Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Quần đảo bao gồm hàng trăm đảo nổi, đá,
bãi nông, bãi ngầm với hơn 130 nơi đã được
đặt tên, được chia thành 8 cụm lớn là Song
Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn,
Bình Nguyên, Trường Sa và Thám Hiểm
(theo Biển Đông, tập III, Địa chất-Địa vật
Hình 1.3. Bản đồ khí hậu Việt Nam (Theo Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
7Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
lý biển. 2003. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội).
Việt Nam nằm gọn trong vòng đai nội
chí tuyến chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên quanh năm có nhiệt độ cao
và độ ẩm lớn (Hình 1.3).
Phần Bắc của lãnh thổ Việt Nam (tính
đến vĩ tuyến 180 Bắc) chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh. Mặc dù chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 200C nhưng cũng có không ít ngày
rét đến 50C. Mùa hè là mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10, là mùa có tháng có
nhiệt độ cao nhất trong năm (trung bình 31-
320C, cực đại vượt 400C) và cũng thường
có bão.
Phần Nam của lãnh thổ Việt Nam đặc
trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng
bằng khoảng 26-270C, sự chênh lệch nhau
giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ
khoảng 3-40C. Hai mùa mưa và khô phân
biệt rõ rệt hơn ở miền Bắc. Mùa mưa từ
tháng 4-5 đến tháng 10-11. Lượng mưa rơi
chiếm đến 90% lượng mưa trong năm. Có
ít bão.
Miền Trung và Nam Trung Bộ có khí
hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu
nói trên. Vào mùa hạ trong khi cả nước có
lượng mưa rất lớn thì cả dải ven biển kéo
dài từ Nam Đèo Ngang đến Phan Thiết lại
có thời tiết hanh khô nóng nhất trong năm.
Nhưng vào các tháng mùa mưa lại thường
có mưa bão lớn, lũ lụt.
Việt Nam có 2.360 sông suối có chiều
dài từ 10 km trở lên, nhưng chỉ có 8% là các
sông lớn, đó là các hệ thống sông Hồng,
sông Cửu Long, sông Thái Bình, sông Kỳ
Cùng- Bằng Giang, sông Mã, sông Cả,
sông Thu Bồn, sông Ba (hay Đà Rằng) và
sông Đồng Nai.
Rừng ở Việt Nam chỉ còn lại khoảng
66 nghìn km2 trong đó có 7 nghìn km2 rừng
bảo vệ. Trong số các loại rừng có rừng bán
thường xanh (37 nghìn km2 so với 136 nghìn
km2 rừng nguyên thuỷ), rừng thường xanh
khô địa hình thấp (10 nghìn km2), rừng
thường xanh ở núi (8 nghìn km2), rừng rụng
lá (3 nghìn km2), rừng khô họ Dầu (2 nghìn
km2), rừng núi đá vôi (2 nghìn km2), rừng
lá kim (gần 2 nghìn km2), rừng ngập mặn
(trên 1 nghìn km2)…
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc
với 54 nền văn hoá đặc sắc, trong đó dân
tộc Kinh (Việt) chiếm 84% tổng số dân.
Các dân tộc khác có số lượng từ 1 triệu đến
vài nghìn hay vài trăm người. Ngôn ngữ:
tiếng Việt (chính thức) và các ngôn ngữ
sắc tộc. Tôn giáo: Phật giáo khoảng 67%
dân số, Công giáo 8%, tín ngưỡng bản địa
(Cao Đài, Hoà Hảo..) Tin lành, Hồi giáo.
Dân số Việt Nam đã vượt qua con số 82
triệu người (2004). Mức tăng trưởng dân số
khoảng 1,4-1,8%/năm. Tháp tuổi dân số là
tháp tuổi trẻ, đặc trưng cho các nước đang
phát triển. Mật độ dân cư trung bình trong
cả nước là 250 người trên 1 km2. Nhưng
cũng có các tỉnh 2 mật độ dân thấp hơn 50
người trên 1 km2 (Lai Châu, Kon Tum..) và
từ 1.000-2.000 người trên 1 km2 (Thái Bình,
Thanh Hóa...) [theo 6].
Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam đa
dạng và phong phú. Trên bản đồ khoáng
sản Việt Nam đã đăng ký được hơn 5.000
mỏ và điểm quặng với khoảng 60 chủng
loại khoáng sản. Quặng sắt với tổng trữ
lượng tài nguyên dự báo 1,2 tỷ tấn; 22,82
triệu tấn oxyt crôm; 22 triệu tấn titan; 3,6
8Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
tỷ tấn than; 6 tỷ tấn bauxit; 0,1 triệu tấn
thiếc-wonfram; 1,2 triệu tấn đồng; 0,152
triệu tấn nikel; 2,92 triệu tấn chì, hàng trăm
tấn vàng; 2,1 tỷ tấn apatit, 17 triệu tấn đất
hiếm; nhiều tỷ tấn các khoáng sản vật liệu
xây dựng, vật liệu gốm, sứ thuỷ tinh; có
nhiều vùng quặng đá quý... [theo 5]. Tiềm
năng tài nguyên than anthracit và than mỡ
là 10 tỷ tấn với trữ lượng đánh gía là 2,1
tỷ tấn; tiềm năng than nâu là 250 tỷ tấn.
Riêng về tài nguyên dầu khí được trình bày
trong chương 3 quyển sách này.
Tiềm năng nước dưới đất của Việt Nam
rất lớn, tổng trữ lượng động tự nhiên toàn
lãnh thổ chưa kể phần hải đảo là 1.513.445
m3/sec. Còn tổng trữ lượng khai thác nước
dưới đất trên cơ sở kết quả tìm kiếm thăm
dò ở 136 vùng trên toàn quốc với trữ lượng
đã được phê duyệt cấp A+B là 1.946.869
m3/ngày, cấp C1 là 2.780.637 m
3/ngày, cấp
C2 là 17.505.395 m
3/ngày [theo 9].
Tài liệu khảo sát của 87 sông và đoạn
sông trên lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng
lý thuyết của thuỷ điện Việt Nam khoảng
308 tỷ kwh/năm với tổng công suất khoảng
70 nghìn MW. Tiềm năng kỹ thuật của thuỷ
điện Việt Nam được xác định dựa trên số
liệu của 363 vị trí thuỷ điện vừa và lớn
(công suất trên 10 MW) trên 31 sông và
đoạn sông là 72 tỷ kwh/năm với công suất
17.566 MW [theo 4]
2. Chính quyền
Việt Nam tên gọi đầy đủ là Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính thể
là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Thủ đô là
Hà Nội. Có 64 tỉnh và thành phố. Về hành
pháp đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch, đứng
đầu Chính phủ là Thủ tướng.
Về lập pháp có Quốc hội là cơ quan có
quyền lực cao nhất.
Về tư pháp có Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao và Toà án Nhân dân Tối cao.
3. Sự phát triển kinh tế xã hội
3.1. Cấu trúc hạ tầng
Tổng chiều dài đường bộ trong cả nước
khoảng 106.048 km, trong đó có 11.353
km đường quốc lộ, 14.499 km đường cấp
tỉnh, 24.624 km đường cấp huyện, 3.211
km đường đô thị, 5.451 km đường chuyên
dùng. Các con đường này phải đi qua 5.802
cầu và nhiều bến phà.
Tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam
là 3.259,5 km.
Hệ thống đường sông dài khoảng 90-10
nghìn km, kể cả các kênh rạch, hệ thống
này phát triển mạnh ở đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long.
Việt Nam có đường bờ biển hình chữ S
dài trên 3.200 km nằm ngang trên các tuyến
hàng hải quốc tế Tây Thái Bình Dương nên
có tiềm năng phát triển vận tải đường biển
xây dựng các cảng biển và các căn cứ dịch
vụ dầu khí.
Hàng không Việt Nam đang mở rộng
không gian bay. Cả nước có 3 sân bay quốc
tế và 12 sân bay nội địa.
Bưu chính viễn thông Việt Nam đang
được phát triển với tốc độ nhanh và sử dụng
các công nghệ tiên tiến. Mạng lưới điện
thoại di động phủ trên cả nước. Dự kiến
trong thời gian tới Việt Nam sẽ có vệ tinh
viễn thông riêng của mình.
Hiện nay tổng công suất của ngành điện
khoảng 8.806 MW; thuỷ điện chiếm khoảng
50% tổng công suất. Lưới điện quốc gia đã
9Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
đưa đến 506/517 huyện trong cả nước. Năm
2003 sản lượng điện là hơn 41 tỷ kwh, dự
kiến đến năm 2005 là 53 tỷ kwh, 2010 là 93
tỷ kwh [theo 1, 2, 6].
3.2. Các ngành kinh tế-xã hội chủ yếu
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) bình quân trong 5 năm
(2001-2005) là 7,5%. Tỷ trọng nông lâm
ngư nghiệp trong GDP (năm 2005 là 19%)
giảm nhưng vẫn tăng khá về trị số tuyệt
đối. Xuất khẩu gạo khoảng 4,0 triệu tấn,
đứng thứ hai thế giới.
Công nghiệp và xây dựng tăng 14,5-
15% chiếm tỷ trọng 42% trong GDP. Các
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 39% trong
GDP.
Năm 2004 cả nước có 2,2 triệu trẻ em
theo học mẫu giáo, 17,5 triệu học sinh phổ
thông, gần 1 triệu sinh viên theo học ở 187
trường đại học, cao đẳng. Các cơ sở y tế
của nhà nước và tư nhân phát triển mạnh.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tính tới 20-
12-2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) là
3.669 dự án (trong đó công nghiệp dầu khí
29 dự án). Tổng vốn đăng ký đầu tư là 39
tỷ USD (trong đó dầu khí là 3,2 tỷ USD),
đã thực hiện 20,7 tỷ USD (trong đó dầu khí
3,5 tỷ USD).
Thu ngân sách Nhà nước tăng 11,3%,
bội chi vẫn được kiềm chế không quá 5%
GDP. Trong 5 năm (2001-2005) đã tạo được
7 triệu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
(5,8% ở thành thị). Tổng đầu tư phát triển
bằng 35,6% GDP là một tỷ lệ cao so với
các nước trong khu vực [theo 3, 7].
4. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
giai đoạn 2001-2010
Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam
(4-2001) đã quyết định Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010
như sau:
“Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại hoá. Nguồn lực con người, năng
lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng;
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được
tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về
cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc
tế được nâng cao.”
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
• Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi
năm 2000..
• Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%
GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên
2 lần nhịp độ tăng GDP.
• Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp
16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ
42-43%. Gia tăng giá trị nông nghiệp
(kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) bình quân
hàng năm 4-4,5%, công nghiệp khoảng
10-10,5%. Bảo đảm cung cấp đủ và an
toàn năng lượng (điện, dầu khí, than)…
Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng và dịch
vụ.
• Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con
người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng
dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1%.
Giải quyết việc làm ở cả thành thị và
nông thôn. Hoàn thành phổ cập trung
học trong cả nước. Tăng tuổi thọ trung
bình lên 71 [theo 8].
10
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
1. Báo Nhân Dân số 17632 thứ tư ngày
5-11-2003
2. Báo Thanh Niên số 300 (2865) thứ hai
ngày 27-10-2003
3. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp lần
thứ 4 Quốc hội khoá XI. Báo Nhân
Dân số 17618 ngày 22-10-2003.
4. Chương trình khoa học công nghệ
cấp Nhà nước giai đoạn 1999-2000.
Xây dựng chiến lược và chính sách
phát triển năng lượng bền vững. Mã số
KHCN.09. Hà Nội 12-2001.
5. Đinh Văn Diễn và nnk, 1995. Tài
nguyên khoáng sản Việt Nam. Những
nét khái quát về lịch sử phát triển. Một
số quy luật sinh khoáng chủ yếu. Địa
chất, Khoáng sản và Dầu khí T.2 tr. 7-
30. Cục Địa chất Việt Nam xuất bản.
Hà Nội-1995.
6. Lê Bá Thảo, 2002. Việt Nam lãnh thổ
và các vùng địa lý (tái bản lần thứ hai).
Nhà xuất bản Thế Giới.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (chủ biên), 2003.
Kinh tế xã hội Việt Nam 2002. Kế
hoạch 2003. Tăng trưởng và hội nhập.
Nhà xuất bản Thống Kê 2003.
8. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, 2001. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia.
9. Võ Công Nghiệp và nnk, 1995. Tiềm
năng nước dưới đất của Việt Nam.
Địa chất, Khoáng sản và Dầu khí. T.2.
tr.107-119. Cục Địa chất Việt Nam xuất
bản. Hà Nội. 1995.
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_1_7123.pdf