Viết báo vềmôi trường không chỉbao hàm viết vềnhững sựkiện môi trường.
Định nghĩa vềmôi trường bao gồm mối quan hệtích cực của con người đối với
hoạt động sống, các yếu tốmôi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về
môi trường cũng có nghĩa là viết vềsức khỏe, kinh tế, chính tr ị, thương mại,
phát triển, các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn. Tóm lại, những
quan hệtương tác v ới các yếu tốmôi trường nuôi sống và phục vụcon người,
có khảnăng làm thay đổi môi trường do sửdụng, phân phối hay lại phá vỡcác
nguồn tài nguyên của nó.Tất cảhợp lại như là một đềtài cho lĩnh vựcviết về
môi trường
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Viết báo về môi trường thời toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết báo về môi trường thời toàn cầu hóa (1)
Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường.
Định nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với
hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về
môi trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe.
Viết báo về môi trường thời toàn cầu hóa
I- Khái niệm viết báo về môi trường
1- Định nghĩa rộng
Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường.
Định nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với
hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về
môi trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại,
phát triển, các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn. Tóm lại, những
quan hệ tương tác với các yếu tố môi trường nuôi sống và phục vụ con người,
có khả năng làm thay đổi môi trường do sử dụng, phân phối hay lại phá vỡ các
nguồn tài nguyên của nó.Tất cả hợp lại như là một đề tài cho lĩnh vực viết về
môi trường.
2- Định nghĩa hẹp.
Viết báo về môi trường là phản ánh những mối quan tâm về môi trường với cấp độ
liên tục, từ cấp độ quốc tế tới cấp độ khu vực, quốc gia, cơ sở, cho đến cấp độ cá
nhân, bao hàm những vấn đề cần giải quyết cũng như những hoạt động tích cực.
3- Đề tài về môi trường: Đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao gồm nhiều
lĩnh vực theo khái niệm về môi trường đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên đề tài
viết báo về môi trường có nhiều cấp độ khác nhau như:
a- Đề tài cấp độ quốc tế, bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn có tính toàn cầu, khu vực
như sự bùng nổ dân số, sự nghèo đói, nạn dịch và bệnh tật, nạn thiếu nước sạch,
nạn ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, nạn sa mạc hoá, thủng tầng ô zôn, động
vật tuyệt chủng, sự chuyển giao công nghệ v. v.
b- Đề tài cấp độ quốc gia, có thể gây ảnh hưởng đến toàn quốc như trong lĩnh vực
đô thị hoá, ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và không khí, các dự án lồng
ghép bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các loại hoá chất, quản lý
đất đai, diệt trừ côn trùng có hại, v.v.
c- Những cấp độ thấp hơn, như giữ gìn môi trường khu phố, làng bản thôn xóm,
phòng tránh dịch bệnh, ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh, v .v.
Tóm lại đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực như
chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, nông nghiệp, v. v. và được thể hiện theo sự
phân chia các trang, mục, chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, các
loại hình báo chí.
Emil Salim, thành viên của WCED, chỉ ra rằng ở Châu Á nhiều nước như Hàn
Quốc, Singapore cố gắng thoát khỏi tình trạng kinh tế yếu kém bằng cách phát
triển những ngành kinh tế có khả năng xuất khẩu. Thành công của những nước này
thúc đẩy các quốc gia khác trong khu vực làm theo họ và đã tạo ra thách thức thứ
ba cho môi trường. Đó là sự phát triển của các đặc khu.
Sự phát triển các đặc khu có đặc điểm là tăng trưởng kinh tế theo từng lĩnh vực
riêng biệt như nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, công việc xã hội và chăm
sóc sức khoẻ. Nhưng tất cả đều theo tính riêng lẻ của nó chứ không hội nhập theo
mục tiêu phát triển kinh tế. Theo Salim, chính những điều này làm huỷ hoại môi
trường vì qui hoạch và sử dụng tài nguyên không hề quan tâm đến quản lý hệ sinh
thái. Mỗi đặc khu chỉ đơn giản khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên mà không
quan tâm đến khả năng tái tạo của chúng.
Việc khai thác, sử dụng tiềm năng kinh tế một cách không hợp lý và hậu quả của
ngày càng trở nên xấu hơn từ khi có sự góp mặt của công nghệ hiện đại. Nó làm
thay đổi các cách tiếp cận truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người châu
Á thông qua sử dụng các chất hoá học thay thế cho phân bón và thuốc trừ sâu tự
nhiên.
Cách mạng công nghiệp đồng thời cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
châu Á vì kinh tế thị trường đòi hỏi sự đầu tư ít hơn bằng những công nghệ lạc hậu
rẻ tiền thay vì sử dụng công nghệ sạch đắt tiền hơn.
Kết quả là sông, suối, biển, đất và không khí bị ô nhiễm, việc giải quyết những vấn
đề về ô nhiễm ngày càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn. Salim nhấn mạnh, "Đó là
cuộc đấu tranh khốc liệt mà ở đó lợi nhuận trước mắt chiếm ưu thế so với những
chi phí cho lợi ích lâu dài của môi trường. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác mà
không hề tính toán tới nhu cầu sử dụng bền vững vì các thế hệ mai sau".
Nền kinh tế thế giới không phù hợp với môi trường có đặc điểm là sự giảm giá của
tất cả các sản phẩm nông nghiệp, sắt thép và các loại khoáng sản để tạo nên sức
mạnh về xuất khẩu cho châu Á. Trong khi đó các loại máy móc thiết bị và các mặt
hàng công nghiệp nhập khẩu thì giá lại rất đắt so sự chênh lệch tỷ giá với các đồng
tiền phương Tây và Nhật Bản. Điều này khiến cho các nước châu á phải khai thác
nhiều tài nguyên hơn để đạt được cùng mức nhập khẩu máy móc so với 10 năm
trước đây.
Những thách thức
Theo Elim Salim, những cố gắng để có thể vượt qua những trở ngại từ trước đến
nay đều đã thất bại. Các quốc gia cần phải quyết tâm hơn nữa trong việc biến
những lời nói, văn bản thành hành động.
Một thách thức lớn hơn, đó là sự chuyển giao thông điệp về phát triển bền vững
sao cho nó phải được tất cả mọi người trên thế giới hiểu rõ, đặc biệt là các nhà
lãnh đạo, những người đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng đến tương lai
của thế giới. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể bắt đầu từ giáo dục phổ cập
cơ bản.
Bản ghi chú rất dễ hiểu và mạch lạc của Chương trình Nghị sự 21 của Michael
Keating viết cho Trung tâm Nghiên cứu về Tương lai của Con người nêu ra rằng
các quốc gia cần cố gắng trong công tác giáo dục. Những khái niệm về môi trường
và phát triển bao gồm cả những vấn đề về dân số cần được lồng ghép vào tất cả
các chương trình giáo dục và phải được phân tích kỹ lưỡng về nguyên nhân cơ bản.
Đồng thời cũng cần chú ý đến việc đào tạo những người làm quyết định.
Học sinh cần phải tham gia vào các chương trình học tập trong cộng đồng của địa
phương về tình trạng môi trường bao gồm cả về nước sạch, vệ sinh, lương thực và
các tác động về môi trường và kinh tế của việc sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, các
quốc gia cũng được khuyến khích đẩy mạnh việc tuyên truyền qua các phương
tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh các cuộc thảo luận tích cực và rộng rãi về
môi trường.
Nhưng hiện nay rất nhiều người gặp rắc rối khi họ tìm những thông tin mà họ cần.
Cho dù được diễn đạt bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, những thông tin đang có này
vẫn chưa được quản lý thích hợp do thiếu công nghệ và những người có nghiệp vụ,
người dân vẫn chưa nhận thức được giá trị của việc có được những thông tin như
thế và cũng chưa hiểu rõ được tính cấp bách của một số vấn đề nghiêm trọng khác.
Chương trình Nghị sự 21 nhấn mạnh rằng các thông tin về phát triển bền vững cần
được cung cấp kịp thời cho những người cần đến chúng và phải làm sao cho người
ta hiểu được những thông tin này một cách dễ dàng. Ngoài ra các quốc gia cũng
cần phải đảm bảo rằng các cộng đồng địa phương, những người sử dụng tài
nguyên phải nắm bắt được những thông tin này và có kỹ năng cần thiết để có thể
quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
Vai trò các nhà báo
Emil Salim, thành viên của WCED, cho rằng vai trò của một nhà báo, hoặc một
nhà biên tập là làm sao phải thông tin được những vấn đề nhức nhối này đến được
với công chúng. Điều cực kỳ quan trọng là phải tạo được sự nhận thức của công
chúng rộng rãi như một tiền đề nhằm thay đổi thái độ, cách nhìn của mọi người về
vấn đề môi trường và phát triển. Về vấn đề này, các phương tiện thông tin đại
chúng đóng một vai trò quan trọng có tính chiến lược trong việc nâng cao nhận
thức của người dân và tạo ra cho họ cách nhìn mới về phát triển bền vững... Ơ
từng quốc gia đơn lẻ cũng như trên toàn khu vực Châu A Thái Bình Dương Salim
nói thêm:
“Trong tình hình Châu A đang phải đương đầu với những thách thức lớn về môi
trường như hiện nay, các bài báo cần phải đề cập được về các vấn đề môi trường,
giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của môi trường, việc sử dụng tài
nguyên cũng như việc các nguồn tài nguyên đang bị vắt kiệt”.
Việc theo dõi chất lượng và các vấn đề về môi trường khá dễ dàng vì những vấn
đề này có thể nhìn thấy được. Những việc viết về những vấn đề trong quản lý tài
nguyên và sử dụng cạn kiệt tài nguyên thì lại khó khăn hơn nhiều do nhiều dữ liệu
sẽ phải thu thập từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Tương lai của châu A- Thái Bình Dương cũng sẽ đè nặng lên đôi vai của các nhà
báo như nó đang đè lên trên đôi vai của các nhà lãnh đạo. Là một nhà báo, bạn
phải truyền đạt thông tin và giúp tạo ra được công luận. Có rất nhiều vấn đề về
môi trường, nhưng bạn phải chọn lọc kỹ lưỡng để đưa đến độc giả những thông tin,
vấn đề thật cốt yếu. Vai trò nhà báo của bạn vì thế là hết sức quan trọng trong việc
canh giữ môi trường chung cho các thế hệ tương lai.
Để có thể làm tốt được vai trò này, các nhà báo cần phải cố gắng tạo thêm cho
mình những vốn kiến thức cần thiết, thậm chí phải trở thành người bạn đáng tin
đối với các nhà khoa học, các chuyên gia, và những người đi đầu trong lĩnh vực
môi trường. Chức năng của nhà báo là truyền đạt thông tin nên nhà báo phải đảm
bảo giữ được tính khách quan bằng cách tạo ra được một sự phân định rõ ràng
giữa thông tin và dư luận. Nhà báo sống trong một xã hội mà ở đó người ta chỉ
quan tâm đến nghỉ ngơi giải trí hơn là được thông tin. Đó là lý do tại sao nhà báo
thường “chết” vì dựa dẫm quá nhiều vào những người được gọi là chuyên gia mà
những tuyên bố của họ đôi khi hoá ra lại không chính xác do tính thiếu xác định
của những phán đoán và những giả thuyết được đưa ra. Lúc này nhiệm vụ của
người phóng viên là dứt mình ra khỏi điều được dự đoán này, và bắt tay điều tra
toàn bộ vấn đề từ đầu, hoặc thậm chí điều này sau đó có thể trở thành một nghiên
cứu của chính anh ta. Người phóng viên phải nhận thức được rằng kết quả của một
bài báo về môi trường là những dữ kiện được thay đổi nhằm xác định được tính
thiếu căn cứ của họ, không thuần tuý là tuyên bố của một nhà khoa học hay một
chuyên gia. Nhưng để có đủ khả năng phân biệt được đâu là sự thật và đâu là viễn
tưởng, nhà báo phải tự giáo dục bản thân mình để có khả năng truyền đạt kiến thức
sao cho thật dễ hiểu đối với mọi người.
Trong bài báo của mình “Hai thập kỷ với những tin tức môi trường được đưa lên
hàng đầu”, giáo sư, nhà báo người Mỹ Sharon M.Friedman, đã khám phá ra rằng
ngày càng nhiều người, kể cả những người trong nghề, kêu gọi các nhà báo về môi
trường thay đổi để trở thành nhà giáo dục, chứ không thể đơn thuần là một người
cung cấp thông tin. Bà cho rằng điều đó có nghĩa là mỗi nhà báo nên phụ trách
một vấn đề. "Để giáo dục, theo tôi, các nhà báo về môi trường với sự giúp đỡ của
các nhà biên tập, phải đưa ra được những thông tin có giá trị cả về chiều sâu lẫn
nội dung, những thông tin này phải chỉ ra cho độc giả biết được những ảnh hưởng
nào của những vấn đề về môi trường tác động lên họ và lên cả cộng đồng. Đồng
thời, các nhà báo cũng có thể chỉ ra cho độc giả cách hành động để giải quyết
những vấn đề này".
Cá nhân bà Sharon không cho rằng các nhà báo về môi trường có nhiều sự lựa
chọn, nhưng họ phải giáo dục và phải nắm bắt được mức độ gia tăng trong sự
ngụy biện của mọi người về các vấn đề môi trường. Môi trường, bà giải thích,
đang trở thành vấn đề nổi bật và sẽ chiếm vị trí trên trang đầu của các báo. Tất cả
các nhà báo, không riêng gì các nhà báo về môi trường, đều có thể có những bài
báo về môi trường trong tương lai. Nhưng trong khi bất kỳ một phóng viên tốt nào
cũng có thể cung cấp thông tin về các sự kiện, thì việc của các nhà báo môi trường
là phải cung cấp bối cảnh và những thông tin cơ bản do người đọc hay người xem
cần hiểu những vấn đề này, bà nhấn mạnh. Nếu các nhà báo về môi trường vẫn
tiếp tục vai trò của họ như hiện nay những thông tin quan trọng có thể tiếp tục thu
hút sự chú ý hoặc có thể trở thành "thể chế hóa" giống như một số nhà báo đã làm
trước đây về chính trị, thương mại, y tế vào những năm cuối thập kỷ bảy mươi và
đầu những năm tám mươi. Vị trí của những tin tức quan trọng đó tiếp tục được hay
không, bà nói, điều này phụ thuộc vào các nhà báo về môi trường.
Viết báo về môi trường
Trong chương I, chúng tôi đã giới thiệu về những vấn đề môi trường quan trọng và
đề cập những lý do tai sao nhiều người cho rằng rất cần có những bài báo về môi
trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong chương này, chúng ta sẽ
nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến nội dung và cách thức đưa tin về môi
trường. Thật lý tưởng nếu như có những phóng viên được đào tạo chuyên về môi
trường và chỉ chuyên viết về môi trường có những chủ bút hiểu biết dành cả trang
báo cho những bài báo dài và phức tạp về môi trường, nhưng đầy thú vị của họ.
Tuy nhiên, điều đó còn xa với thực tế ở bất kỳ nước nào, hay tờ báo nào mà bạn
nghĩ tới. ít tờ báo hay những tạp chí lớn nào có phóng viên chuyên viết về môi
trường. Các toà báo châu á thường không có đủ số nhân sự cần thiết chỉ có từ 12
đến 24 phóng viên và rất ít phóng viên chuyên đề. Ngay cả các phóng viên môi
trường chuyên nghiệp cũng không đào tạo về tất cả các lĩnh vực về khoa học môi
trường để được thừa nhận là thông thạo hơn độc giả của họ. Khi được hỏi về việc
đào tạo, một phóng viên môi trường của The York times đã trả lời rằng anh ta
không tin là anh cần kiến thức khoa học hay môi trường, mà chỉ cần biết phải hỏi
những câu gì.
Nhiều biên tập viên báo chí cho rằng viết báo về môi trường là một công việc đơn
giản, nên bất kỳ ai cũng có thể làm được. Họ thường phân công bất kỳ phóng viên
nào có mặt đi đưa tin về một sự kiện môi trường khi nó xảy ra. Nhưng làm như
vậy, họ không thể phục vụ tốt những độc giả của mình.
Trong khi thực tế là hầu hết các phóng viên không được đào tạo nhiều về môi
trường hay khoa học, cần tạo cơ hội cho những người được phân công viết về môi
trường làm quen với một phần, nếu như không phải là toàn bộ vấn đề trước khi họ
viết về nó, sao cho họ có thể đưa ra những câu hỏi đúng. Điều này không thể thực
hiện được nếu như một phóng viên chuyển từ đưa tin về buổi khai trương một
khách sạn vào buổi sáng sang những vấn đề về rạn san hô buổi chiều.
Như đã đề cập ở chương I, những vấn đề môi trường có tính tổng hợp vậy bạn nên
hiểu chúng ở một mức độ nào đó trước khi viết về chúng một cách hiệu quả.
Phóng viên không nên coi những vấn đề này như những tin thời sự, ngay cả khi
chúng có những yếu tố thời sự. Một phóng viên có tài không có kiến thức trước về
môi trường cũng có thể viết ngay được phóng sự ngắn thú vị về việc phá hại rạn
san hô chỉ trong một buổi chiều, nhưng người đó có thể viết được một phóng sự
hoàn chỉnh hơn nhiều để phục vụ độc giả tốt hơn nếu như có nhiều thời gian, hoặc
được viết dài hơn và nếu người đó được tạo điều kiện để hiểu vấn đề đó một cách
thấu đáo hơn.
Ở Thái Lan, có nhiều tranh cãi về việc xây dựng một dự án đập nước Nam Choan.
Nếu như con đập được xây thì nó sẽ nhấn chìm khoảng 944 km2 của một vùng
được coi là "Một trong những khu vực giầu có nhất về sinh học của Đông Nam á".
Các nhà môi trường cho biết đập nước này sẽ nhấn chìm một phần của khu bảo tồn
động vật hoang dã đã được xây dựng, cũng như một trong hai sinh cảnh rừng ven
sông vùng đất thấp còn lại ở Thái Lan. Loại sinh cảnh này rất quan trọng đối với
nhiều loài động thực vật hoang dã (theo WWF Thái lan). Tại đây, báo chí cũng
đóng vai trò tích cực trong việc đưa tin về cuộc tranh luận này.
Do những tác động rộng lớn của các dự án phát triển như vậy đối với người dân
trong khu vực và thường là ngay đối với chính quốc gia đó, các phóng viên phải
thận trọng để có thể đề cập được tất cả các mặt của vấn đề và họ phải dành nhiều
thời gian cho việc điều tra vấn đề đó. Tuy nhiên, đôi lúc họ không hoặc không thể
thực hiện được như vậy vì một số lý do liên quan tới sự hạn chế về trình độ báo
chí hay khoa học.
Trong một cuộc tranh cãi như vậy về xây dựng một con đập, những phóng viên
được chỉ định đưa tin về vấn đề này theo định kỳ trong hơn hai năm, đã viết về
những lời phát biểu khác nhau của các nhà chính trị, quan chức, chính phủ, các
nhà môi trường học và chuyên gia kỹ thuật. Thỉnh thoảng, họ điều tra nghiên cứu
một số tài liệu của chính phủ bao gồm những số liệu về lưu lượng dòng chẩy và
những vấn đề kỹ thuật khác, nhưng họ không viết nhiều về chúng. Khi bị đặt câu
hỏi, một phóng viên tổng hợp có hạng nói rằng anh ta đã viết về các khía cạnh xã
hội và chính trị của vấn đề nhiều hơn là các mặt thuật mặc dù những mặt này là
chủ đề chính của cuộc tranh cãi. Khi người ta hỏi tai sao anh làm như vậy, anh ta
nói rằng anh cảm thấy không thoải mái khi viết về những vấn đề kỹ thuật và
tránh làm như vậy. Hơn nữa, anh cho biết ngay cả khi muốn viết về khía cạnh này,
anh cũng không có đủ thời gian để nghiên cứu về nó hoặc tìm kiếm những nguồn
thông tin có thể giúp anh hiểu được nó. Nếu như anh ta có ý định này, có nhiều
thời gian hơn và được khuyến khích viết về mặt kỹ thuật, anh ta có thể phục vụ
độc giả tốt hơn bằng cách cung cấp cho họ nhiều thông tin hơn về các nhân tố của
vấn đề đang tranh cãi.
Cuối cùng, mọi người phải quyết định liệu họ có ủng hộ cho việc xây dựng con
đập này hay không, dựa trên những thông tin được cung cấp bởi tờ báo của phóng
viên. Vấn đề không phải là họ đưa ra quyết định đúng hay không, mà là liệu họ đã
nhận được đủ thông tin để đưa ra quyết định đúng hay không, mà là liệu họ nhận
được đủ thông tin để đưa ra quyết định đúng hay chưa. Vì tờ báo không cung cấp
đủ những thông tin cốt yếu cho độc giả để họ xem xét vấn đề một cách đúng đắn
nên nó đã không thực hiện được trách nhiệm của mình.
Giáo dục bản thân và hãy là một nhà giáo dục
Để giúp độc giả hiểu được tất cả những chi tiết phức tạp đòi hỏi bản thân các
phóng viên phải hiểu biết về những vấn đề môi trường mà họ viết nhiều hơn là
những sự kiện bề ngoài.
Để viết bài một cách am hiểu hơn, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu
những vấn đề môi trường và có thể bạn phải dành thời gian của riêng bản thân
mình nếu như chủ bút không cho bạn thời gian trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Nhưng nếu bạn thực sự muốn trở thành phóng viên am hiểu về môi trường, bạn sẽ
phải đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu đó.
Để giúp độc giả hiểu được tất cả những chi tiết phức tạp đòi hỏi bản thân các
phóng viên phải hiểu biết về những vấn đề môi trường mà họ viết nhiều hơn là
những sự kiện bề ngoài.
Để viết bài một cách am hiểu hơn, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu
những vấn đề môi trường và có thể bạn phải dành thời gian của riêng bản thân
mình nếu như chủ bút không cho bạn thời gian trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Nhưng nếu bạn thực sự muốn trở thành phóng viên am hiểu về môi trường, bạn sẽ
phải đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu đó.
Hãy là nhà cảnh báo
Chấp nhận chức năng giáo dục của các phương tiện truyền thông, tuy nhiên,
không có nghĩa là phủ nhận một chức năng quan trọng khác của việc viết báo về
môi trường, đó là vai trò cảnh báo. Cảnh báo là một trong những mục tiêu hàng
đầu của báo chí điều tra. Để thực hiện vai trò này, phóng viên cũng cần phải biết ít
nhiều về tình hình. Là nhà cảnh báo có nghĩa là phải biết những tổ chức nào có
liên quan tới một sự kiện cụ thể, cơ quan chính phủ nào sẽ giám sát nó, những
hành động gì đang được tiến hành và những hành động nào khác cần được tiến
hành. Nghĩa là phải cố tìm xem liệu tất cả những gì nên làm có đang được thực
hiện không, nếu không thì tại sao. Điều đó có nghĩa là trong một số cuộc điều tra,
người viết báo cần phải hiểu vấn đề một cách sâu xa và có một số nguồn tin tốt.
Với tư cách là một người giám sát, bạn phải có trách nhiệm thông tin cho mọi
người ngay cả khi bạn phải đối mặt với sự quan liêu. DarrylD' Monte, một nhà báo
chuyên về môi trường, viết:
Thường thường, ý niệm đầu tiên mà mọi người có được về bất cứ sự việc nào là
qua báo chí. Ví dụ, khi một dự án thuỷ lợi đã được hoàn chỉnh, các kỹ sư thi
công sẽ bám theo bản kế hoạch chi tiết. Trừ phi, công chúng biết được bao
nhiêu hecta đất sẽ bị chìm ngập trong hồ chứa nước cho con đập, nếu không họ
hiếm khi có thể hành động bảo vệ quyền lợi của mình. Công việc của phóng
viên môi trường là thu thập những thông tin như vậy và công bố: những vùng
nằm trong dự án, số người phải di chuyển đi nơi khác, v.v. (Nhận thức về môi
trường).
D'Monte cũng chỉ ra rằng một lý do tại sao nhiều quan chức lại tuyển thư ký là để
tránh làm lộ quá trình đi đến quyết định. Rất nhiều quyết định chính thức được
đưa ra không chỉ từ sự xem xét thiển cận mà còn dựa trên những cơ sở không liên
quan gì đến việc biện minh về kinh tế kỹ thuật cho quyết định đó. Ông cũng đưa ra
một ví dụ điển hình là một dự án phát triển lớn được lựa chọn thực hiện tại một
khu vực vì có một nhà chính trị đầy quyền lực muốn như vậy để có lợi cho các cử
tri của ông ta. Vì những quyết định được đưa ra theo kiểu này rất khó khăn và quả
là hao tiền tốn của nếu không làm nên việc đưa tin về quá trình đưa ra quyết định
này và vạch rõ những yếu tố bất lợi của nó là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với
người làm báo.
Để làm một nhà giáo dục và một người cảnh báo đòi hỏi rất nhiều từ một phóng
viên, nhưng nếu một người muốn làm một công việc có hiệu quả trong việc viết về
môi trường thì anh ta không thể làm ít hơn. Nên nhớ rằng, bài báo có thể gây ảnh
hưởng tới những hành động của các cá nhân, doanh nghiệp hay quan chức chính
phủ. Bài báo của bạn có thể làm nổi bật luận điểm tranh cãi hay những vấn đề ảnh
hưởng xấu đến môi trường và đưa ra công chúng để những người ra quyết định và
những người khác có thể đánh giá phản ứng của công luận. Nó cũng có thể kêu gọi
sự chú ý tới những nỗ lực bảo tồn, duy trì hoặc cải thiện môi trường và xây dựng
những hình mẫu cho các nơi khác làm theo. Vì những sự kiện về môi trường tồn
tại lâu dài vượt quá phạm vi các chính quyền, thời cuộc và đời người, nên bạn có
thể giúp công chúng chú ý vào một vấn đề cho tới khi đạt được một kết quả nào đó.
Rõ ràng vai trò của người viết báo về môi trường là rất quan trọng.
Một số định nghĩa
Để định nghĩa về làm báo môi trường mà chỉ qua những sự kiện môi trường thì
quả là quá hạn hẹp. Một định nghĩa rộng hơn với vấn đề môi trường bao hàm mối
quan hệ tích cực giữa con người và hoạt động sống cùng các hoạt động khác, các
yếu tố môi trường, thì hầu như bài báo nào cũng là bài báo môi trường. Do đó, viết
về môi trường bao gồm cả viết về sức khoẻ, kinh tế, chính trị, thương mại, phát
triển, các nguồn vật chất và phạm vi các vấn đề khoa học rộng lớn. Nói tóm lại,
những quan hệ tương tác với các yếu tố môi trường nuôi sống và phục vụ con
người có khả năng làm thay đổi môi trường do sử dụng, phân phối lại hay phá vỡ
các nguồn tài nguyên của nó, hợp lại thành một đề tài cho lĩnh vự viết về môi
trường.
Một định nghĩa hẹp hơn về làm báo môi trường có thể là phản ánh những mối
quan tâm về môi trường với tốc độ liên tục, từ cấp độ quốc tế tới cấp độ thấp hơn
cho đến cá nhân. Nó bao gồm những vấn đề cần phải giải quyết cũng như hoạt
động tích cực. Ví dụ, những vấn đề quốc tế đáng viết như sự bùng nổ dân số hơn
bao giờ hết, nghèo đối và thiếu lương thực cung cấp cho số dân gia tăng, và những
vấn đề liên quan tới sự phá huỷ môi trường – phá rừng, sa mạc hóa, xói mòn đất
và sự phá huỷ các sinh cảnh. Những hoạt động quốc tế tích cực như những nỗ lực
hợp tác bảo vệ tầng ozone của Liên hợp quốc, các công ước quốc tế về bảo vệ các
loài động, thực vật đang bị đe doạ tuyệt chủng và những nỗ lực hợp tác giữa các
quốc gia nhằm giúp chuyển giao các công nghệ. Ở cấp độ quốc gia, những vấn đề
về đô thị hoá và kèm theo nó là ô nhiễm tiếng ồn, nước và không khí cũng là một
phần của các bài viết về môi trường có sức thu hút. Các hoạt động trong nước bao
gồm quy hoạch phát triển bền vững và các dự án có lồng ghép bảo tồn ác nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Trong phạm vi định hướng về các vấn đề liên quan tới con
người, sử dụng thuốc trừ sâu là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc con
người sẽ ăn những loại rau quả bị phun thuốc trừ sâu. Quản lý đất đai tốt, diệt trừ
muỗi và vệ sinh sạch sẽ rác rưởi đều là những hoạt động tích cực ở cấp độ thấp
hơn và cá nhân. Chúng cũng cần được chú ý tới.
Từ cả định nghĩa rộng hay hẹp hơn nói trên, bạn có thể thấy rằng các vấn đề môi
trường xuyên qua sự phân chia trang, mục chuyên đề của các phương tiện thông
tin đại chúng như chính trị, khoa học, y tế hay nông nghiệp. ở Mỹ, khi những mối
quan tâm môi trường mới nổi lên vào những năm chín mươi, những tin tức môi
trường đáng chú ý và những nhà báo viết về môi trường ở nhiều tờ báo đã được
đưa lên hàng đầu. Hiện nay, cò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viet_bao_ve_moi_truong_thoi_toan_cau_hoa_7934.pdf