Viêm thực quản trào ngược ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên bệnh nhân chưa từng điều trị và mối liên quan với nhiễm h. pylori

Mục tiêu: (1) Xác định tần suất, mức độ nặng của viêm thực quản trào ngược (VTQTN), và (2) đánh giá

mối liên quan giữa VTQTN với nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường tiêu hóa trên chưa

từng được điều trị.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 203 bệnh nhân. Nội soi tiêu hóa trên

được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. VTQTN được chẩn đoán và đánh giá mức độ

nặng theo phân loại Los Angeles. Nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng hai phương pháp là thử nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết và mô bệnh học. Bệnh nhân được xem là nhiễm H. pylori nếu ít nhất một trong hai xét nghiệm nêu trên dương tính.

Kết quả: Tỉ lệ VTQTN ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên chưa từng được điều trị là 10,9%. Có 10%

trường hợp VTQTN phối hợp với loét dạ dày – tá tràng. Tất cả các trường VTQTN trong nghiên cứu đều ở mức độ nhẹ với tỉ lệ độ A và độ B lần lượt là 90,9% (20/22) và 9,1% (2/22). Bệnh nhân nhiễm H. pylori ít bị VTQTN hơn so với bệnh nhân không nhiễm H. pylori (p =0,004, OR = 0,2 (KTC95%, 0,07 – 0,6)).

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Viêm thực quản trào ngược ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên bệnh nhân chưa từng điều trị và mối liên quan với nhiễm h. pylori, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 578 VIÊM THỰC QUẢN TRÀO NGƯỢC Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG  TIÊU HÓA TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA TỪNG ĐIỀU TRỊ   VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI NHIỄM H. PYLORI  Quách Trọng Đức*  TÓM TẮT  Mục tiêu: (1) Xác định tần suất, mức độ nặng của viêm thực quản trào ngược (VTQTN), và (2) đánh giá  mối liên quan giữa VTQTN với nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường tiêu hóa trên chưa  từng được điều trị.  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 203 bệnh nhân. Nội soi tiêu hóa trên  được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. VTQTN được chẩn đoán và đánh giá mức độ  nặng theo phân loại Los Angeles. Nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng hai phương pháp là thử nghiệm urease  nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết và mô bệnh học. Bệnh nhân được xem là nhiễm H. pylori nếu ít nhất một  trong hai xét nghiệm nêu trên dương tính.  Kết quả: Tỉ lệ VTQTN ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên chưa từng được điều trị là 10,9%. Có 10%  trường hợp VTQTN phối hợp với loét dạ dày – tá tràng. Tất cả các trường VTQTN trong nghiên cứu đều ở mức  độ nhẹ với tỉ lệ độ A và độ B lần lượt là 90,9% (20/22) và 9,1% (2/22). Bệnh nhân nhiễm H. pylori ít bị VTQTN  hơn so với bệnh nhân không nhiễm H. pylori (p =0,004, OR = 0,2 (KTC95%, 0,07 – 0,6)).  Kết luận: VTQTN khá thường gặp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ. Có mối  liên quan nghịch giữa VTQTN với tình trạng nhiễm H. pylori.  Từ khóa: GERD, viêm thực quản trào ngược, Helicobacter pylori  ABSTRACT  EROSIVE REFLUX ESOPHAGITIS IN NAÏVE PATIENTS WITH UPPER GASTROINTESTINAL  SYMPTOMS AND ITS ASSOCIATION WITH H. PYLORI INFECTION  Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 578 ‐ 583  Aim: (1) To evaluate the prevalence and severity of erosive reflux esophagitis (ERD), and (2) to assess the  association between ERD and H. pylori in naïve patients with upper gastrointestinal symptoms.  Patients  and  methods:  A  cross‐sectional  study  was  conducted  on  203  naïve  patients.  Upper  gastrointestinal endoscopy was performed in every patient. H. pylori infection was diagnosed by rapid urease test  and pathological examination. Patients were considered H. pylori (+) if at least one of the two above‐mentioned  tests was positive.   Results: The rate of ERD was 10.9%. All of ERD were in mild grade (90.9% in grade A and 9.1% in grade  B). 10% of patients with ERD also had peptic ulcer disease. Patients with H. pylori infection were less likely to  suffer from ERD than those without H. pylori infection (p =0.004, OR = 0.2 (CI95%, 0.07 – 0.6)).  Conclusion:  ERD  is not uncommon  in primary  care  and mostly  in mild grade. There  is  a  statistically  negative association between ERD and H. pylori infection.  Key words: GERD, erosive reflux disease, Helicobacter pylori  * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh   Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức    ĐT: 0918080225.     Email: vuqbao@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 579 ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh  trào  ngược  dạ  dày  thực  quản  (BTNDDTQ)  ngày  càng  phổ  biến  ở  các  nước  châu Á(21) Các số  liệu về  tần suất của bệnh chủ  yếu dựa trên khảo sát tần suất triệu chứng trào  ngược  điển  hình  trên  cộng  đồng  và  tần  suất  viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) trên nội  soi.  Sollano và  cs  (2007)  thực hiện một nghiên  cứu tại Philippine ghi nhận tỉ lệ VTQTN tăng từ  2,9% lên 6,3% trong 6 năm từ 1997 ‐ 2003(15). Ho  và cs (2005) cũng ghi nhận tần suất VTQTN tại  Singapore tăng rệt trong khi tỉ lệ nhiễm H. pylori  giảm dần trong thời gian theo dõi 10 năm(2). Tại  Việt Nam,  các  nghiên  cứu  thực  hiện  tại  cùng  một bệnh viện  tại TP. HCM  trong  thời gian 15  năm  cho  thấy  tần  suất VTQTN  tăng  trong khi  tần  suất  loét  dạ  dày  –  tá  tràng  giảm  đi  rõ  rệt(9,12,13). Tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa  có nghiên cứu nào trong nước cho biết tỉ lệ thực  sự của VTQTN và mối  liên quan giữa VTQTN  với nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân chưa  từng  được  điều  trị  các  triệu  chứng  tiêu  hóa  trên.  Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích  (1)  Xác  định  tần  suất  và  mức  độ  nặng  của  VTQTN;  và  (2)  xác  định  mối  liên  quan  giữa  VTQTN với nhiễm H. pylori ở bệnh nhân có biểu  hiện bệnh tiêu hóa trên nhưng chưa từng được  điều trị.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng  Bệnh nhân ngoại trú tại BV Đại Học Y Dược  TP. HCM thỏa các tiêu chuẩn sau:  ‐ Tiêu chuẩn chọn bệnh:   Tuổi ≥ 18   Có triệu chứng đường tiêu hóa trên  Được thực hiện nội soi tiêu hóa trên  ‐ Tiêu chuẩn loại trừ:   Tiền  sử đã  làm xét nghiệm  chẩn  đoán và  /  hoặc điều trị tiệt trừ H. pylori.  Chưa  từng  được  điều  trị  bệnh  đường  tiêu  hóa trên.  Có  dùng  thuốc  ức  chế  bơm  proton,  kháng  thụ thể H2, kháng sinh, bismuth ≤ 4 tuần.  Tiền  căn  phẫu  thuật  đường  tiêu  hóa  trên  hoặc ung thư đường tiêu hóa trên.  Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên  cứu  tiền  cứu, mô  tả  cắt ngang, với  phương  pháp  chọn  mẫu  thuận  tiện.  Cỡ  mẫu  được tính theo công thức:   ( ) 2 2 2/1 1 d ppZn −×= −α Trong  đó: n  là  cỡ mẫu,  chọn d  (độ  chính  xác  tuyệt  đối mong muốn)  là  0,05;  α  =  0,05  tương ứng với Z1‐α/2 = 1,96; p =0,149 là tỉ lệ ước  đoán  của  quần  thể,  được  tính  dựa  trên  tỉ  lệ  VTQTN theo nghiên cứu trước đây của chúng  tôi(11). Áp dụng vào  công  thức  trên  tính  được  cỡ mẫu tối thiểu n = 197.  Phương pháp tiến hành  Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được  thực hiện nội soi tiêu hóa trên bằng máy nội soi  Olympus Video Exera GIF‐160 hoặc GIF‐150Q.  Trên  nội  soi  ghi  nhận  các  tổn  thương  ở  thực  quản, dạ dày và tá tràng. Ở mỗi bệnh nhân, chẩn  đoán nhiễm H. pylori được  đánh giá  đồng  thời  bằng xét nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu mô  sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học.   Xét  nghiệm  urease  nhanh  dựa  trên  mẫu  mô  sinh  thiết: một mẫu mô  được  lấy  ở vùng  1/3 dưới  thân  vị  phía  bờ  cong  lớn,  phía  trên  đường ranh giới thân‐hang vị khoảng 2cm. Vị  trí sinh thiết này đã được chứng minh là giúp  thử nghiệm urease dựa trên mẫu mô sinh thiết  đạt độ nhạy chẩn đoán H. pylori tối ưu(10). Chế  phẩm dùng cho thử nghiệm này trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  PyloriTek  (Serim  Research Corp., Elkhart,  Ind.)  có  độ nhạy  90‐ 98,5% vả độ chuyên biệt 97‐100%(3,7).   Xét nghiệm mô bệnh học: hai mẫu mô được  sinh thiết từ vùng giữa hang vị và giữa thân vị  phía bờ  cong  lớn. Trên giải phẫu bệnh nhuộm  Giemsa để đánh giá tình trạng nhiễm H. pylori.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 580 Tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  sử  dụng  trong  nghiên cứu  Mức  độ VTQTN  được  đánh giá  theo phân  loại Los‐Angeles(16).   Loét  hoặc  sẹo  loét  dạ  dày  –  tá  tràng  đều  được xếp chung vào nhóm loét dạ dày – tá tràng  vì  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  chưa  từng  có  tiền sử điều trị H. pylori và do tính chất bệnh loét  dạ dày – tá tràng có thể tự lành và tái phát theo  chu kỳ nếu không  điều  trị nguyên nhân. Bệnh  nhân được xem là có nhiễm H. pylori nếu kết quả  PyloriTek (+) trong vòng 1 giờ và / hoặc trên mô  bệnh học quan sát thấy H. pylori.  Quản lý và phân tích số liệu  Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để quản lý số  liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê mô  tả để  tính  trung bình và  tỉ  lệ; phép kiểm χ2 để  khảo sát mối  liên quan giữa hai biến định  tính  và hồi qui đa biến để xác định các yếu tố nguy  cơ của VTQTN.  KẾT QUẢ  Từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2012, chúng  tôi có 203 bệnh nhân  thỏa  tiêu chuẩn  tham gia  nghiên cứu với  tuổi  trung bình  là 36 ± 11  (nhỏ  nhất 18,  lớn nhất 76). Có 57,6%  (117/203) bệnh  nhân nữ và 47,4% (86/203) bệnh nhân nam. Tỉ lệ  nam:nữ  là  1:1,36.  Tỉ  lệ  nhiễm  HP  của  nhóm  nghiên cứu là 56,2% (114/203).   Đặc  điểm  nội  soi  và  tỉ  lệ  nhiễm  Helicobacter pylori trong các thể bệnh  Tỉ  lệ  VTQTN  trong  nghiên  cứu  là  10,9%  (22/203) trong đó 9,1% (2/22) trường hợp có kết  hợp đồng  thời với  loét dạ dày –  tá  tràng  (bảng  1). Tất cả các trường hợp VTQTN trong nghiên  cứu  đều  ở  mức  độ  nhẹ  theo  phân  loại  Los  Angeles với tỉ lệ bệnh nhân có độ A và B lần lượt  là  90,9%  (20/22) và  9,1%  (2/22). Tỉ  lệ nhiễm H.  pylori  theo  từng  dạng  tổn  thương  trên  nội  soi  được  trình  bày  ở  bảng  2.  Nếu  không  tính  2  trường hợp có tổn thương phối hợp VTQTN và  loét dạ dày – tá tràng, chúng tôi có được kết quả  về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong các thể bệnh được  trình bày ở biều đồ 1.   Bảng 1: Đặc điểm nội soi của nhóm nghiên cứu  Đặc điểm tổn thương trên nội soi n % Bình thường 7 3,4 Viêm dạ dày – tá tràng 152 74,9 Loét / sẹo loét dạ dày 5 2,5 Loét / sẹo loét tá tràng 17 8,4 VTQTN 20 9,9 VTQTN và loét dạ dày – tá tràng 2 1 Tổng cộng 203 100 Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo dạng tổn thương  trên nội soi  Tỉ lệ HP nhiễm tính riêng theo tổn thương trên nội soi n % Bình thường 1/7 14,3 VTQTN 5/20 25 Viêm dạ dày – tá tràng 86/152 56,6 Loét / sẹo loét dạ dày 4/5 80 Loét / sẹo loét tá tràng 16/17 94,1 VTQTN kết hợp loét dạ dày – tá tràng 2/2 100 Biểu đồ 1: Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo dạng tổn  thương trên nội soi tiêu hóa trên  Liên quan  giữa VTQTN  với  tuổi,  giới  và  Helicobacter pylori  Chúng tôi gộp bệnh nhân trong nghiên cứu  thành ba nhóm: Nhóm 1 bao gồm các bệnh nhân  có kết quả nội soi bình thường hoặc viêm dạ dày  – tá tràng. Nhóm này tương ứng với rối loạn tiêu  hóa  chức  năng  hoặc  BTNDDTQ  không  có  tổn  thương trên nội soi. Nhóm 2 gồm các bệnh nhân  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 581 có loét hoặc sẹo loét ở dạ dày – tá tràng và nhóm  3 gồm các bệnh nhân bị VTQTN. Nếu lấy nhóm  1 làm nhóm tham chiếu thì tỉ số chênh về nhiễm  H. pylori ở nhóm  loét dạ dày  ‐  tá  tràng cao gấp  8,27  (p=0,001,  KTC95%  1,87  –  36,6)  và  nhóm  VTQTN  thấp  hơn  và  chỉ  bằng  0,27  (p=0,017,  KTC95% 0,09 – 0,79).   Trong nghiên cứu này có 2 trường hợp đồng  thời có  tổn  thương VTQTN và  loét dạ dày –  tá  tràng  nên  chúng  tôi  không  đưa  vào  phân  tích  mối  liên quan. Dựa  trên kết quả phân  tích đơn  biến chúng tôi có kết quả ở bảng 3.  Bảng 3: Mối liên quan giữa VTQTN với tuổi, giới và  tình trạng nhiễm H. pylori  Viêm thực quản do trào ngược p Có Không Giới (nam/nữ) 12/8 72/109 0,068 Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) 38,3 ± 9,8 35,7 ± 11 0,44 H. pylori (+) 5/20 107/181 0,004 Khi phân tích hồi qui đa biến chúng tôi ghi  nhận  có  2  yếu  tố  có  liên  quan  độc  lập  với  VTQTN  là  giới  tính  nam  (p=0,034,  OR  =  2,9  (KTC95%, 1,1 – 7,8)); và nhiễm H. pylori (p=0,004,  OR = 0,2 (KTC95%, 0,07 – 0,6)).  BÀN LUẬN  Tỉ lệ VTQTN và loét dạ dày – tá tràng  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  tỉ  lệ  VTQTN là 10,9% và tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng là  11,9%.  Số  liệu  theo  nghiên  cứu  được  lấy mẫu  trong năm 2011 của chúng tôi tại cùng bệnh viện  cho  thấy  tỉ  lệ VTQTN  cao hơn  (16,9%) và  tỉ  lệ  loét dạ dày – tá tràng thấp hơn (6%)(12). Một đặc  điểm khác là tất cả các trường hợp VTQTN được  ghi nhận  trong nghiên  cứu này  đều  ở mức  độ  nhẹ  trong khi  các nghiên  cứu  trong nước  thực  hiện  tại  các bệnh viện  tuyến  sau  cho  thấy  tỉ  lệ  VTQTN mức độ nặng từ 1,9 – 5,9%(6, 12, 13, 19). Điều  này  có  thể  lí  giải  là  do  đối  tượng  bệnh  nhân  trong  các  nghiên  cứu  trước  đây  bao  gồm  cả  những  trường hợp đã  từng được điều  trị ở các  bệnh viện tuyến trước nhưng không thành công.  VTQTN có khuynh hướng dễ tái phát khi ngưng  thuốc, đặc biệt  là các  trường hợp VTQTN mức  độ nặng. Trong khi đó, tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng  (với nguyên nhân thường gặp nhất  là H. pylori)  có khuynh hướng giảm một khi đã tiệt trừ thành  công. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên là số  liệu  thống  kê  tại  các  bệnh  viện  tuyến  trên  có  khuynh hướng cho  tỉ  lệ VTQTN cao hơn  trong  khi tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng thấp hơn so với các  đơn vị y tế cơ sở, đồng thời tỉ lệ VTQTN mức độ  nặng ở tại các bệnh viện tuyến sau cũng sẽ cao  hơn. Khi hồi  cứu y văn  trong nước,  chúng  tôi  chưa ghi nhận nghiên cứu nào cho thấy số  liệu  thực  tế  tại các  tuyến y  tế ban  đầu. Tuy nghiên  cứu này được tiến hành tại bệnh viện ĐHYD TP  HCM là một bệnh viện tuyến sau, chúng tôi cho  rằng với tiêu chuẩn chọn bệnh chỉ bao gồm các  bệnh nhân chưa từng được điều trị bệnh đường  tiêu hóa  trên  thì số  liệu của nghiên cứu sẽ gần  giống  như  tại  tuyến  y  tế  cơ  sở.  Đặc  điểm  VTQTN mức độ nhẹ của nhóm bệnh nhân tham  gia nghiên  cứu này  là một  cơ  sở  lý  luận quan  trọng  cho  chiến  lược  điều  trị duy  trì kiểu ngắt  quãng hoặc theo nhu cầu vốn thuận tiện và tiết  kiệm hơn, phù hợp với VTQTN ở châu Á(21).   Liên quan giữa nhiễm Helicobacter pylori  và các thể bệnh trên nội soi  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ  lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân  loét dạ dày và  loét tá tràng trong nghiên cứu lần lượt là 80% và  94,1% và khi tính chung là 90,9%. Như vậy, mặc  dù nghiên cứu tại ở một số quốc gia gần đây ghi  nhận rằng tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng không do  H. pylori có xu hướng ngày càng  tăng(8), số  liệu  hiện tại ở nước ta cho thấy tỉ  lệ nhiễm H. pylori  trong các  thể bệnh viêm  loét dạ dày –  tá  tràng  gần như không thay đổi gì so với trước đây. Do  đó,  trong các  trường hợp phát hiện bệnh nhân  có loét dạ dày – tá tràng trên nội soi nhưng kết  quả xét nghiệm chẩn đoán H. pylori (‐), cần thận  trọng xem xét lại các yếu tố gây âm tính giả của  phương pháp  chẩn  đoán  và  trong  trường  hợp  cần  thiết  có  thể  cần  phải  phối  hợp  với  một  phương pháp chẩn đoán H. pylori thứ hai.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 582 Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy  nhiễm  H.  pylori  liên  quan  với  giảm  nguy  cơ  VTQTN gấp 5  lần. Đây  là nghiên cứu đầu  tiên  trong nước cho thấy mối liên quan này. Một số  nghiên  cứu  trước  đây  tại  các  cộng  đồng  khác  cũng  cho  thấy  có mối  liên  quan  nghịch  giữa  nhiễm H. pylori và VTQTN. Chung và cs (2011)  thực  hiện một  nghiên  cứu  bệnh  chứng  có  kết  xứng hai yếu  tố  tuổi và giới  trên 5,616  trường  hợp kiểm tra sức khỏe được làm nội soi tiêu hóa  trên  và  chẩn  đoán  nhiễm  H.  pylori  bằng  xét  nghiệm  huyết  thanh  học  tại Hàn Quốc(1).  Kết  quả  của  nghiên  cứu  này  cho  thấy  tần  suất  nhiễm  H.  pylori  ở  nhóm  bệnh  nhân  VTQTN  thấp  hơn  nhóm  bệnh  nhân  không  bị VTQTN  (38,4%  so  với  58,2%,  p  <0,001.  Tỉ  lệ  nhiễm H.  pylori ở nhóm VTQTN mức độ nặng cũng thấp  hơn so với nhóm VTQTN mức độ nhẹ (22,4% ở  nhóm  có VTQTN  độ C  và D,  so  với  34,3%  ở  nhóm độ A và B, p<0,001). Tương tự, Shirota và  cs (1999) ghi nhận tại Nhật tỉ lệ nhiễm H. pylori  ở  nhóm  bệnh  nhân  không  bị  BTNDDTQ,  VTQTN mức độ nhẹ, và VTQTN mức độ nặng  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê,  giảm  dần  ở  3  nhóm với tỉ lệ lần lượt là 60,7%, 47,8% và 14,8%  (p  <  0,05)(14). Nghiên  cứu  của  Shirota  còn  cho  thấy nhóm bệnh nhân VTQTN có mức độ viêm  teo niêm mạc dạ dày nhẹ hơn so với nhóm bệnh  nhân  không  bị  BTNDDTQ.  Điều  này  được  lý  giải là do nhiễm H. pylori làm tăng tỉ lệ viêm teo  niêm mạc dạ dày. Hệ quả  là dịch vị sẽ  ít  toan  hơn nên  ít  có  khả  năng  gây  tổn  thương  niêm  mạc  thực  quản  ngay  cả  khi  bị  trào  ngược  lên  thực quản. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối  liên quan này rõ rệt hơn khi xét riêng chủng H.  pylori có sinh CagA(17,18). Chủng H. pylori CagA  (+) có độc tính và nguy cơ cao gây viêm toàn bộ  dạ dày. Một khi tình trạng viêm thân vị xảy ra,  tổn thương tê bào thành ở vùng thân vị sẽ dẫn  đến  độ  toan  của  dịch  vị  giảm  đi.  Tuy  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không  đánh  giá  về  kiểu gen của H. pylori nhưng nghiên cứu  trong  nước cho  thấy hơn 90% chủng H. pylori ở Việt  Nam là chủng sinh CagA(4). Điều này góp phần  lý giải phát hiện của chúng tôi về mối liên quan  giữa VTQTN  và  nhiễm H. pylori  trong  nghiên  cứu này.  Cuối cùng, một vấn đề đặt ra cho bác sĩ lâm  sàng  là có nên  tiệt  trừ H. pylori hay không nếu  phát hiện trên bệnh nhân BTNDDTQ. Wu và cs  (2004) ghi nhận sau khi tiệt trừ H. pylori thì tình  trạng BTNDDTQ trở nên khó kiểm soát hơn, có  lẽ là do sự hồi phục của các tế bào thành ở vùng  thân  vị  gây  ra  sự  chế  tiết  acid  dịch  vị  nhiều  hơn(20). Tuy nhiên,  chúng  ta  đều biết  rằng  trên  thực  tế  tại Việt Nam dạng bệnh  lý ác  tính  của  đường tiêu hóa trên thường gặp nhất là ung thư  dạ  dày  chứ  không  phải  là  ung  thư  biểu  mô  tuyến của thực quản. Hơn thế nữa, nhiễm chủng  H. pylori sinh CagA thì có nguy cơ bị ung thư dạ  dày cao hơn  trong khi hầu hết các  trường hợp  BTNDDTQ ở Việt Nam và các nước châu Á nói  chung gây triệu chứng nhưng hiếm khi nào gây  biến  chứng  nặng(11,21).  Gần  đây  đồng  thuận  Maastricht IV của Châu Âu cũng đưa ra khuyến  cáo rằng việc điều trị lâu dài bằng thuốc ức chế  bơm proton ở những bệnh nhân BTNDDTQ có  nhiễm H. pylori nhưng không được điều  trị  tiệt  trừ  có  thể  làm nặng  thêm  tình  trạng  teo  niêm  mạc dạ dày _ tiền đề của ung thư dạ dày(5). Do  đó, quan điểm của chúng tôi là vẫn nên điều trị  tiệt  trừ H.  pylori ở  các  bệnh  nhân  BTNDDTQ,  đặc biệt là khi dự đoán sẽ cần phải điều trị bằng  thuốc ức chế bơm proton lâu dài.  KẾT LUẬN  Tỉ  lệ VTQTN  ở  bệnh  nhân  có  triệu  chứng  tiêu hóa  trên chưa  từng được điều  trị  là 10,9%,  trong  đó  có  1%  kết  hợp  với  loét  dạ  dày  –  tá  tràng. Tất cả các trường VTQTN đều ở mức độ  nhẹ. Có mối liên quan nghịch có ý nghĩa thống  kê giữa nhiễm H. pylori và VTQTN.  Lời cám ơn: Chúng tôi xin cám ơn sự hỗ trợ của Bệnh Viện  Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh và công ty Astra Zeneca  Việt Nam để hoàn thành bài báo này.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chung  SJ,  Lim  SH,  Choi  J,  et  al  (2011).  Helicobacter  pylori  Serology Inversely Correlated With the Risk and Severity of  Reflux Esophagitis  in Helicobacter pylori Endemic Area: A  Matched  Case‐Control  Study  of  5,616  Health  Check‐Up  Koreans. J Neurogastroenterol Motil;17(3):267.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 583 2. Ho KY, Chan YH, Kang JY (2005). Increasing trend of reflux  esophagitis  and  decreasing  trend  of  Helicobacter  pylori  infection in patients from a multiethnic Asian country. Am J  Gastroenterol; 100: 1923–8.  3. Laine L, et al (1996), Prospective comparison of commercially  available  rapid urease  tests  for  the diagnosis of Helicobacter  pylori, Gastrointest Endosc; 44:523‐6.   4. Nguyen TL, Uchida T, Tsukamoto Y, et al (2010). Helicobacter  pylori infection  and  gastroduodenal  diseases  in  Vietnam:  a  cross‐sectional,  hospital‐based  study.  BMC  Gastroenterology, 10:114  5. Malfertheiner  P, Megraud  F, OʹMorain  CA,  et  al  (2012).  Management of Helicobacter pylori  infection‐‐the Maastricht  IV/ Florence Consensus Report. Gut.;61(5):646‐64.  6. Nguyễn Duy Thắng (2010). Chẩn đoán và điều trị trào ngược  dạ dày –  thực quản  (GERD). Y Học Thực Hành; 714: 111 –  113.  7. Nishikawa K, et al  (2000), A prospective evaluation of new  rapid urease  tests before  and  after  eradication  treatment  of  Helicobacter pylori,  in comparison with histology, culture and  13C‐urea breath test, Gastrointest Endosc; 51:164‐8.   8. Peura DA  (2000). The problem of Helicobacter pylori‐negative  idiopathic  ulcer  disease. Baillieres  Best  Pract  Res  Clin  Gastroenterol; 14: 109–17  9. Phạm  Hoàng  Phiệt,  Nguyễn  Đình  Hối,  Trần  Kiều  Miên,  Trương Bá Trung (1996). Nhiễm Helicobacter pylori trong bệnh  lý viêm loét dạ dày‐tá tràng. Nội khoa; 2: 16 – 20.  10. Quach DT (2006). Optimal Gastric Biopsy Site for Helicobacter  pylori diagnosis by using Rapid Urease Test, Helicobacter; 11  (Suppl. 2): 38.  11. Quach  TD,  Tran  KM  (2007).  Endoscopic  esophagitis  in  Vietnamese patients with dyspepsia  symptoms: prevalence,  spectrum and symptoms. J Gastroenterol Hepatol; (22): A138.  12. Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh  (2012). Giá  trị của bộ câu  hỏi GERDQ trong chẩn đoán các trường hợp bệnh trào ngược  dạ dày – thực quản có hội chứng thực quản. Y Học TP Hồ Chí  Minh, phụ bản của Tập 16, chuyên đề Nội Khoa I: 15 – 22.  13. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2005). Viêm trào ngược  dạ dày – thực quản trên nội soi ở bệnh nhân Việt Nam có biểu  hiện dyspepsia: tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi. Y Học  TP Hồ Chí Minh; 9 (phụ bản của số 1): 35 – 39.  14. Shirota T, Kusano M, Kawamura O, et al (1999). Helicobacter  pylori  infection correlates with severity of reflux esophagitis:  with manometry findings. J Gastroenterol; 34(5): 553.  15. Sollano JD, Wong SN, Andal‐Gamutan T, et al (2007). Erosive  esophagitis  in  the  Philippines:  a  comparison  between  two  time periods. J Gastroenterol Hepatol; 22: 1650–5.  16. Tạ Long  (2005). Dịch  tễ học, chẩn đoán và xử  trí bệnh  trào  ngược dạ dày –  thực quản  (GERD). Đặc San Tiêu Hóa Việt  Nam; số 3: 5 ‐14.  17. Vaezi MF,  Falk GW,  Peek  RM,  et  al  (2000). CagA‐positive  strains  of  Helicobacter  pylori  may  protect  against  Barrettʹs  esophagus. Am J Gastroenterol; 95(9): 2206.  18. Vicari JJ, Peek RM, Falk GW, et al (1998). The seroprevalence  of cagA‐positive Helicobacter pylori strains  in the spectrum of  gastroesophageal reflux disease. Gastroenterology; 115(1): 50.  19. Võ Hồng Minh Công (2011). Khảo sát các yếu tố nguy cơ của  viêm thực quản trào ngược. Y Học TP Hồ Chí Minh (chuyên  đề  hội  nghị Khoa  học Kỹ  thuật  BV Nhân Dân Gia  Định);  15(4): 18 – 22.  20. Wu JC, Chan FK, Ching JY, et al (2004). Effect of Helicobacter  pylori  eradication on  treatment of gastro‐oesophageal  reflux  disease: a double blind, placebo controlled, randomised trial.  Gut; 53(2):174‐9.  21. Wu  JC  (2008).  Gastroesophageal  reflux  disease:  An  Asian  perspective. J Gastroenterol Hepatol; 23 (12): 1785–1793  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf578_0414.pdf
Tài liệu liên quan