Viêm phần phụ cấp là tổn thương hay gặp. Thường gặp ở người trẻđường
vào của bệnh là qua cổ tử cung ( viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung), qua
TC vào vòi trứng hoặc đường bạch mạch, cũng có khi do đường máu
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Viêm phần phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm phần phụ
I. Đại cương
Viêm phần phụ cấp là tổn thương hay gặp. Thường gặp ở người trẻđường
vào của bệnh là qua cổ tử cung ( viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung), qua
TC vào vòi trứng hoặc đường bạch mạch, cũng có khi do đường máu
II. Nguyên nhân:
Do người chồng: Phần lớn do bệnh lây lan theo đường tình dục, lậu chiếm
40%, Chlammydia độ 40%. Do thầy thuốc: Do thăm khám, , làm các thủ thuật nạo
hút thai, đặt DCTC, đỡ đẻ, KSTC, chụp TCVT... không vô trùng
Đặt dụng cụ tử cung cũng là một yếu tố thuận lợiDo nội sinh: Mất cân bằng
nội tiết, miễn dịch làm cho các vi khuẩn ở âm đạo, cổ TC trở nên gây bệnh
III. Mầm bệnh:
Lậu cầu.
Chlamydia trachomatis, các vi trùng yếm khí, E.Coli, liên cầu, tụ cầu phối
hợpCác nguy cơ thường gặp: tuổi trẻ các chất nhầy ở cổ tử cung nhiều, vệ sinh
phụ nữ chưa đảm bảo, hoạt động tình dục mạnh, quan hệ tình dục rộng rãi, mang
dụng cụ tử cung
IV. Chẩn đoán:
1.Hình thái lâm sàng điển hình:
Trên phụ nữ trẻ, đau hạ vị và 2 hố chậu, sốt, khí hư bẩn
Nắn vùng hạ vị đau, phản ứng nhẹ
Đặt mỏ vịt thấy khí hư chảy từ trong buồng tử cung ra, âm đạo cổ tử cung
đỏ. Thăm khám trong âm đạo nắn cổ tử cung đau, 2 phần phụ phù nề, nắn đau
2. Hình thái không điển hình:
50% các trường hợp không sốt, 20% chỉ đau 1 bên hố chậu, 40% có rong
kinh
Các hình thái bán cấp thường gặp do Chlamydia hoặc do dùng kháng sinh
ngay từ đầu nên sốt ít, khám TC bình thường hoặc có 1 khối bên cạnh TC nắn đau
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, chửa ngoài tử cung, huyết tụ thành nang,
lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng xoắn
V. Xét nghiệm:
Máu:
BC đa nhân cao ( 50% sốlượng bình thường, tốc độ máu lắng ít có giá
trịChẩn đoán huyết thanh với Chlamydia, với giang maiBệnh phẩm ở âm đạo và
cổ tử cung ít có giá trị. Bệnh phẩm ở vòi trứng và ổ bụng có giá trị nhiều ( qua soi
hay mở bụng)
Tiến triển:
Nếu điều trị đúng và kịp thời sau 48h bệnh nhân hết đau, sốt, triệu chứng
thực thể giảm. Cần điều trị kháng sinh đủ liềuNếu siêu âm đường âm đạo ĐK khối
viêm > 8cm có chỉ định phẫu thuật tránh vỡ khối mủ vào ổ bụng
Di chứng: ứ nước vòi trứng, trở thành viêm phần phụ mãn tính, vô sinh do
tắc dính vòi trứng.
VI. Điều trị:
Chlamydia dùng nhóm Quinolon ( Oflocet 200mg tiêm TM 2lần/ ngày hay
Metronidazol 250mg 3lần/ ngày) Tetracyclin đường TM ( Vibramicin) TM 100mg
x 3lần/ ngày
Lậu cầu:
Cephalosporin thế hệ 3- Claforal 3g tiêm TM trong 24h kết hợp với
MetronidazolCác bệnh nhân khác vi khuẩn thường là Enterobacterie, yếm khí,
Haemophilus, liên cầu.
Thường dùng kháng sinh TM trong 7 ngày sau đó dùng đường uống đến
khi hết các triệu chứng lâm sàngNghỉ ngơi tuyệt đối, chống viêm bằng Cocticoit (
0,5mg x 3viên/ ngày), chỉ bắt đầu dùng khi có tác dụng của kháng sinh, dùng trong
1 tháng
Chỉ can thiệp phẫu thuật khi điều trị nội khoa không kết quả. Dẫn lưu mủ
qua ổ bụng hay mở cùng đồ. Phẫu thuật mở ổ bụng khi có viêm phúc mạc
Điều trị dự phòng:
Điều trị khỏi bệnh lậuPhát hiện và điều trị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,
viêm nội mạc tử cungVô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật sản khoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viem_phan_phu_8918.pdf