Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y

Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho

người bệnh. Để chữa bệnh này, Đông y phối hợp dùng thuốc với châm cứu,

xoa bóp, bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập khí công

dưỡng sinh

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa bệnh này, Đông y phối hợp dùng thuốc với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập khí công dưỡng sinh. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ, thường thấy nhiều hơn ở thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng trong cộng đồng là 6,3%. Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân : công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh. Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng rất dễ nhận thấy: Ngứa mũi và hắt hơi: Thường mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân gặp lạnh hoặc hít phải dị nguyên nên đột nhiên thấy ngứa trong mũi, sau đó là hắt hơi liên tục vài ba lần, thậm chí 10 lần hoặc hơn, kèm theo tình trạng ngứa và chảy nước mắt, đau rát họng. Tắc mũi: Thường là tắc cả hai bên, tắc liên tục, nặng nhẹ không đều nhau, khi nằm tình trạng tắc mũi tăng lên. Chảy nước mũi: Thường là nước mũi trong, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì nước mũi đặc, dính và đục. Giảm khứu giác: Chủ yếu do niêm mạc mũi viêm phù nề. Thời kỳ tái phát có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau đầu... hoặc các biểu hiện của tình trạng dị ứng như nổi mày đay, ho và khó thở do co thắt phế quản. Nguyên tắc điều trị của Đông y là phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp, trong đó dùng thuốc là quan trọng nhất. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng được dùng theo 2 hướng: biện chứng luận trị và biện bệnh thi trị. Biện bệnh thi trị: Dựa trên cơ chế bệnh sinh mà xây dựng một phác đồ, một bài thuốc chung cho nhiều thể bệnh. Có thể dùng các phương thuốc dân gian, các bài thuốc tự chế hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo bài thuốc có sẵn như Tỵ viêm ninh, Tỵ thông hoàn, Đô lương hoàn. Các loại thuốc này hầu hết là do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Trong nước, các đông dược thành phẩm có công dụng trị viêm mũi dị ứng còn hiếm hoi, gần đây có viên nang Fitôrhi-f của công ty dược phẩm Fito Pharma. Sản phẩm này được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán (gồm bạch chỉ, bạc hà, tân di và ké đầu ngựa); dùng cho các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề và giảm đau. Biện chứng luận trị: Dựa trên chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp. Trong đó, bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán của Trung Quốc phù hợp với hầu hết các thể bệnh, tùy từng trường hợp có thể kết hợp với bài thuốc khác. Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hẳn, nhưng việc dùng thuốc hợp lý và tránh các yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh (bụi bẩn, gió lạnh...) sẽ giúp giảm triệu chứng và làm bệnh nhân dễ chịu hơn. Đông xuân - mùa của viêm mũi dị ứng Sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa đông - xuân làm tăng các bệnh đường hô hấp. Không khí hanh khô khiến các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông thú... dễ xâm nhập cơ thể hơn. Bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện hoặc tái phát vào lúc này. Khi tiếp xúc với những dị nguyên (các yếu tố gây dị ứng), cơ thể sẽ có phản ứng nhằm mục đích tự vệ. Với đường hô hấp, mũi là bộ phận đầu tiên tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài. Niêm mạc mũi được trang bị những thụ thể đa hệ để cảm nhận và thích ứng với những tác nhân đó. Nhưng nếu sự tiếp xúc diễn ra quá liên tục thì bộ phận này không còn đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến những phản ứng dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện với những triệu chứng như nhảy mũi, ngứa mũi, mắt, nghẹt mũi (có khi phải thở bằng miệng, gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản). Bệnh nhân chảy nước mũi, có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho. Chóp mũi viêm đỏ và trầy do chà xát thường xuyên cho đỡ ngứa. Mí mắt bị quầng thâm, sưng nề. Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến những biến chứng như viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng, viêm họng, viêm tai giữa, hen. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị những phản ứng ban đầu là rất quan trọng. Trong kho tàng thuốc Việt Nam có nhiều loại thuốc tốt có tác dụng cao trong điều trị và phòng ngừa bệnh này như chỉ thực, quả nhàu. Chỉ thực là quả phơi khô của hơn 10 cây thuốc thuộc họ Cam Rutaceae được hái khi còn non, có tác dụng phá khí, tiêu tích và chữa ho, hen, đờm suyễn. Quả nhàu vẫn được dùng để làm thuốc êm dịu thần kinh giao cảm, chữa ho, hen. Hiện nhiều loại thảo dược chữa viêm mũi dị ứng đã được bào chế bằng công nghê hiện đại để ra thành phẩm dễ sử dụng hơn, chẳng hạn thuốc nhỏ mũi từ cây cứt lợn. Có sản phẩm còn kết hợp cả cây cỏ Đông y lẫn dược chất Tây y như Bacolis, bao gồm cao chỉ thực, cao quả nhàu và chất delta immune (có tác dụng tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng). Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trước hết là tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách: - Đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi - Luôn giữ nhà khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thuờng xuyên để loại bỏ những con mạt, nấm mốc. - Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_mui_di_ungco_the_chua_bang_dong_y_9762.pdf
Tài liệu liên quan