Viêm loét niêm mạc miệng-Lưỡi (Kỳ 4)

-Nhiễm Histoplasma: Nhiễm Histoplasma lan tỏa có thể gây loét miệng,

nhiều vùng bị ảnh hưởng: hầu, sau lưỡi, khẩu cái, niêm mạc má kèm theo đau, sụt

cân, khàn tiếng. Chẩn đoán xác định phải cần đến sinh thiết và cấy bệnh phẩm.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Viêm loét niêm mạc miệng-Lưỡi (Kỳ 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm loét niêm mạc miệng-lưỡi (Kỳ 4) - Nhiễm Histoplasma: Nhiễm Histoplasma lan tỏa có thể gây loét miệng, nhiều vùng bị ảnh hưởng: hầu, sau lưỡi, khẩu cái, niêm mạc má kèm theo đau, sụt cân, khàn tiếng. Chẩn đoán xác định phải cần đến sinh thiết và cấy bệnh phẩm. - Nhiễm virus: a. Herpes simplex virus Nhiễm Herpes nguyên phát là tình trạng nhiễm lần đầu ở miệng, còn gọi là viêm miệng lợi Herpes nguyên phát. Nhiễm nguyên phát có thể gặp ở cả niêm mạc sừng hóa và không sừng hóa, dạng điển hình xảy ra ở thời niên thiếu , bệnh xảy ra ở người trưởng thành thì không có triệu chứng. Biểu hiện là vùng mụn nước lan rộng, rồi tạo thành vết loét,có thể sốt, viêm họng, nổi hạch., có thể gặp ở môi, mép, thậm chí ở mặt và niêm mạc miệng, thường lành trong vòng 7 – 10 ngày. b. VZV ( Varicella zoster virus ) Nhiễm VZV nguyên phát ( thủy đậu ): Loét, mụn nước ở niêm mạc miệng có liên quan tổn thương da, thường gặp ở trẻ em và tuổi dậy thì, diễn tiến thường không phức tạp, tổn thương ở miệng lành nhanh. VZV tiềm ẩn trong mô thần kinh, sự tái hoạt gây phát ban da theo dermatome , tương ứng với rễ thần kinh. VZV ảnh hửơng nhánh dây thần kinh V gây loét miệng, rất đặc trưng vì cùng bên với đau và dị cảm. Mụn nước ở miệng vỡ nhanh tạo vết loét , thường ở vòm miệng,má, lưỡi, họng. c. Coxsackie virus Gây bệnh tay chân miệng, gặp ở trẻ em. Tiền triệu sốt nhẹ, triệu chứng giống cúm, mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét, gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, tay, chân, mông. Loét có thể xuất hiện ở khắp niêm mạc miệng , đặc biệt ở khẩu cái, lưỡi, niêm mạc má. d. Rubeola Gây ra bệnh sởi,dấu hiệu ở miệng chính là dấu Koplik, với dát hồng ban nhỏ ở niêm mạc má, trung tâm hoại tử trắng, thường xuất hiện 1-2 ngày trước triệu chứng toàn thân., khi đó mất đi nhanh chóng.Sau đó xuất hiện triệu chứng da điển hình của sởi: bắt đầu ở đầu, cổ, lan xuống dưới. e. Epstein- Barr virus (EBV) Gây hội chứng sốt, liên quan loét miệng vùng sau miệng hầu, nhiễm đơn nhân điển hình biểu hiện: mệt mỏi, nổi hạch, rối loạn chức năng gan.Tổn thương miệng thường không quan trọng, chẩn đoán dựa trên test Monospot ( - ), có kháng thể có hình thái dị hình Nhiễm cytomegalovirus có biểu hiện lâm sàng tương tự EBV , thường không triệu chứng, đôi khi gây loét miệng. III. ĐÁNH GIÁ LOÉT MIỆNG -Công thức máu, các thành phần máu: Ion đồ, sắt, ferritin, kẽm, folate, B12, -Chức năng gan, VS. Đánh giá chức năng dạ dày-ruột, -Kháng thể nội mô cơ tim đối với bệnh ruột nhạy cảm gluten (Celiac disease), -Tế bào học Tzanck, -Cấy: vi trùng, virus, nấm. Sinh thiết. Ung thư biểu mô tế bào gai IV. ĐIỀU TRỊ Chủ yếu là giảm đau vì là triệu chứng khó chịu nhất. Ngoài ra, hầu như không cần điều trị vì đa số trường hợp bệnh sẽ tự động khỏi sau 7 – 14 ngày. Những cách tự điều trị và chăm sóc khác khi bị loét miệng: -Ngưng dung rượu bia, thuốc lá. Tránh thức ăn có nhiều gia vị như cay, mặn , chua. -Nếu đau nhiều, có thể uống nước bằng ống hút. Không uống nước nóng. -Vệ sinh răng miệng kỹ, dùng bàn chải răng thật mềm, tránh chấn thương miệng lưỡi. Nếu có những triệu chứng sau xuất hiện thì tốt nhất nên đi khám bệnh vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn: -Vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường. -Vết loét kéo dài trên 3 tuần. -Không thể giảm đau bằng mọi cách. -Sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài. Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán xác định và sử dụng thêm các phương pháp điều trị sau cho bệnh nhân tùy trường hợp bệnh lý cụ thể: - Hỗ trợ: Bù dịch, hạ sốt: acetaminophen, súc miệng với hydrogen peroxide 1% - Tại chỗ: Giảm đau tại chỗ với Lidocain vicous 2%, Súc miệng 2,5 ml lidocain pha loãng trong 10 ml nước; Benzocaine( Anbesol ) -Thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng: Orabase, Zilactin, Chlorhexidine (Cyteal, Eludril), dung dịch Cetylpyridine chloride. Kháng viêm; Amlexanox -Thuốc điều trị toàn thân: Corticosteroids Kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valcyclovir. Kháng sinh: Penicillins, macrolides Metronidazole,.. Kháng neutrophil: Colchicine, Dapsone ( RAS ), Ức chế miễn dịch: Azathioprine, Cyclosporine, Thalidomide. Thuốc khác: Pentoxifylline BS. LÊ ĐỨC THỌ Trưởng Khoa Da Liễu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_loet_niem_mac_mieng_ky_4_621.pdf
Tài liệu liên quan