Loét do thủ thuật nha khoa, bỏng do nhiệt do ăn thức ăn nóng hay bị ở vòm
miệng, răng gỉa không vừa, răng bị bể, các thủ thuật răng gây ra loét tái phát hoặc
dai dẳng, trẻ em do que kem, viết, hoặc vật sắc nhọn
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Viêm loét niêm mạc miệng-Lưỡi (Kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm loét niêm mạc miệng-lưỡi
(Kỳ 3)
II. LOÉT MIỆNG ĐƠN ĐỘC
1. Do chấn thương
Loét do thủ thuật nha khoa, bỏng do nhiệt do ăn thức ăn nóng hay bị ở vòm
miệng, răng gỉa không vừa, răng bị bể, các thủ thuật răng gây ra loét tái phát hoặc
dai dẳng, trẻ em do que kem, viết, hoặc vật sắc nhọn.
2. Thuốc
Hiếm, hầu hết được xem xét trong loét mãn tính, nhưng nên chú ý khi bị
loét gần đây mà không có nguyên nhân rõ ràng.Các thuốc thường gây loét miệng
gồm: thuốc kháng giáp, Hydroxyurea, Alendronate, thuốc ức chế kênh canxi,
Captopril, kháng viêm non-steroid (piroxicam, indomethacin, ibuprofen…), thuốc
độc tế bào(Methotrexate, Doxorubicin…)
Loét do thuốc có thể xảy ra do cơ chế miễn dịch hoặc không do miễn dịch.
Viêm loét miệng do alendronate.
- Trong cơ chế miễn dịch, thuốc khởi phát đáp ứng miễn dịch tạo ra phản
ứng nhằm vào bề mặt biểu mô. Khả năng phản ứng phụ thuộc vao khả năng sinh
miễn dịch của thuốc, tần suất, phản ứng của hệ miễn dịch. Đối với miễn dịch qua
trung gian tế bào, tế bào T bị kích hoạt bởi tế bào nhận diện kháng nguyên, làm
phóng thích cytokines và chất trung gian gây viêm khác , gây độc tại chỗ tạo nên
loét.
- Trong cơ chế không do miễn dịch, thuốc trực tiếp kích thích tế bào đơn
nhân và lympho phóng thích chất trung gian gây viêm, không phụ thuộc vào
kháng thể.
- Lóet do thuốc có khích thước lớn, đơn độc, thường ở cạnh bên lưỡi,có
quầng màu trắng và dai dẳng tiến triển đến loét mãn tính, có thể kéo dài hàng
tháng , hàng năm.
- Chẩn đoán dựa vào tiền sử dùng thuốc và giảm khi ngưng thuốc.
- Hội chứng Stevens- Johnson là dạng nặng của loét do thuốc. Có nhiều
thuốc gây nên nhưng thường nhất là sulfonamide, thuốc chống động kinh…
3. Do điều trị
- Hóa trị liệu: Thuốc chống ung thư liều cao không những ảnh hưởng tế
bào ác tính mà còn độc với mô bình thường, phá vỡ hàng rào niêm mạc miệng gây
nên nhiễm trùng do vi trùng nội sinh hoặc mắc phải , là bệnh sinh tồn tại dai dẳng
của viêm và loét niêm mạc, dùng thuốc súc miệng hoặc chất bảo vệ niêm mạc làm
giảm bệnh
- Loét do bức xạ: Điều trị ung thư vùng đầu cổ bằng xạ ngoài sẽ gây loét
miệng khỏang 2-3 tuần sau đó. Độ nặng phụ thuộc vào độ rộng của điều trị và tình
trạng niêm mạc. Ví dụ như loét sẽ lành từ 2 tuần – 2 tháng sau khi ngưng điều trị.
Tia xạ không làm bùng phát Herpes simplex , nhưng làm bùng phát nhiễm nấm và
vi trùng gram (-). Người mang răng giả và làm thủ thuật răng có nguy cơ bị loét
sau liệu pháp xạ, nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước điều trị.
Điều trị các vết loét dạng này nhằm giảm đau, kháng viêm và phòng nhiễm
trùng thứ phát.
4. Do nhiễm trùng: Nhiều loại vi trùng có thể gây loét miệng.
- Viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính
Là bệnh loét lợi răng khởi phát đột ngột, là nhiễm trùng hủy hoại quanh ổ
răng làm ảnh hưởng lợi răng, những vùng khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh
thường gặp ở người nhạy cảm, thiếu dinh dưỡng , suy giảm miễn dịch.
Ở nước phát triển, bệnh dễ xảy ra ở người lớn trẻ có yếu tố nguy cơ cao
như: mệt mỏi, hút thuốc, vệ sinh kém.Ở nước chậm phát triển, thường gặp ở trẻ
em suy dinh dưỡng.
Bệnh có liên quan đến u hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, lợi răng đỏ tươi,
xuất huyết, đau
Đầu tiên, loét ở vùng khe răng ( mô tam giác giữa 2 răng ), không có mụn
nước, sau đó loét lan rộng ở bờ của lợi răng,cuối cùng bao phủ bởi giả mạc màu
trắng xám, nguyên nhân do vi trùng kỵ khí cộng với sức đề kháng cơ thể bị suy
yếu bởi vì vi trùng vi sinh vật nội sinh cơ hội. Bệnh không lây, điều trị nhằm làm
sạch và kháng sinh thích hợp.
- Giang mai
Tất cả 3 giai đoạn đều liên quan loét niêm mạc.
* Giang mai thời kỳ 1: loét gọi là săng, xảy ra ở vị trí vi trùng xâm nhập
vào niêm mạc. Vết loét không đau, cứng,bờ nhô lên, kéo dài vài tuần, không tiết
dịch, lành không để sẹo.
* Giang mai thời kỳ 2: tổn thương miệng gồm: viêm họng không chuyên
biệt, mảng lấp lánh, loét miệng.Đặc trưng nhất là mảng niêm mạc: lóet bất định,
nông, phủ giả mạc màu trắng xám, với hồng ban xung quanh, có khi đau. Mảng
niêm mạc dính nhau tạo thành vết loét như đường đi ốc sên.
* Giang mai thời kỳ 3: biểu hiện là gôm : viêm lưỡi với teo niêm mạc có
khuynh hướng chuyển sang ác tính.
Lóet do giang mai không phổ biến, nhưng tỉ lệ nhiễm HIV gia tăng nên
phải chú ý giang mai đối với loét miệng bất thường.
- Lậu: Loét miệng xảy ra khi tiếp xúc miệng sinh dục. Lậu ở miệng hiếm
gặp, biểu hiện là nhiều vết loét viêm đỏ tấy niêm mạc với giả mạc màu trắng, có
thể không có triệu chứng,hoặc đau họng nặng, có thể có hạch. Tổn thương ở
miệng của lậu không chuyên biệt, có thể nhầm lẫn với nhiễm Herpes, hồng ban đa
dạng, bệnh bóng nước miễn dịch.
- Xơ cứng mũi: Hiếm gặp,do Klebsiella, gây ra u hạt tăng sinh ở niêm mạc
miệng, đôi khi loét.
- Lao: Vi trùng lao trong nước bọt có thể xâm lấn niêm mạc gây loét cứng
không lành tạo ra
u hạt viêm liên quan với hoại tử giống phó mát, chẩn đoán dựa vào cấy mô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viem_loet_niem_mac_mieng_ky_3_1264.pdf