Viêm da quanh miệng (perioral dermatitis)

1-Viêm da quanh miệng(POD: Perioral Dermatitis) là tình trạng viêm da

sẩn-mụn mủ mạn tính ở mặt. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, mặc dù cũng phát

hiện biến thể dạng sẩn xảy ra ở trẻ em. Các yếu tố lâm sàng và mô học của các tổn

thương tương tự như Trứng cá đỏ (rosacea). Bệnh nhân cần điều trị toàn thân

và/hoặc tại chỗ, loại trừ các yếu tố phát sinh và trấn an .

2-Sinh lý bệnh học: Nguyên nhân của POD thì chưa rõ; tuy nhiên, nhận

thấy rằngviệc sử dụng các steroids dạng nhẹ trên da mặt thường dẫn đến các triệu

chứng của bệnh. POD chỉ giới hạn trên da.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Viêm da quanh miệng (perioral dermatitis), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIÊM DA QUANH MIỆNG (PERIORAL DERMATITIS) (Kỳ 1) oooOOOooo I-MỞ ĐẦU: 1-Viêm da quanh miệng (POD: Perioral Dermatitis) là tình trạng viêm da sẩn- mụn mủ mạn tính ở mặt. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, mặc dù cũng phát hiện biến thể dạng sẩn xảy ra ở trẻ em. Các yếu tố lâm sàng và mô học của các tổn thương tương tự như Trứng cá đỏ (rosacea). Bệnh nhân cần điều trị toàn thân và/hoặc tại chỗ, loại trừ các yếu tố phát sinh và trấn an . 2-Sinh lý bệnh học: Nguyên nhân của POD thì chưa rõ; tuy nhiên, nhận thấy rằng việc sử dụng các steroids dạng nhẹ trên da mặt thường dẫn đến các triệu chứng của bệnh. POD chỉ giới hạn trên da. 3-Tần suất: -Tại Hoa Kỳ: chiếm 0,5-1% ở các vùng công nghiệp, độc lập với các yếu tố địa lý. -Trên Thế giới: chiếm tỷ lệ thấp tại các nước kém phát triển, nhưng không có ý nghĩa thống kê. 4-POD chỉ giới hạn trên da và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Các biến đổi về nội tâm (emotional) có thể xảy ra do diễn tiến tự nhiên và mạn tính của bệnh. 5-Giới tính: -POD thường gặp ở phụ nữ, chiếm 90% các trường hợp. -Số bệnh nhân nam giới cũng có chiều hướng gia tăng do sự thay đổi thói quen dùng mỹ phẩm (cosmetic) của họ. 6-Tuổi: -POD có thể xảy ra ở trẻ em , nhưng thường ít được chẩn đoán. -Đa phần bệnh nhân là phụ nữ ở độ tuổi 20-45. II-LÂM SÀNG: 1-Tiền sử bệnh: -Các triệu chứng chủ yếu liên quan đến sự nhạy cảm với sức nóng và áp lực. -Ngứa (hiếm gặp). -Thông thường, có việc sử dụng steroids dạng nhẹ, hoặc không phát hiện được các biến đổi gì trên da để dể gây phát triển bệnh. -POD diễn tiến mạn tính. Bệnh nhân có thể bị hạn chế phong cách sống (lifestyle) vì biến dạng (disfigure) từ các tổn thương ở mặt. 2-Thực thể: -Bệnh chỉ giới hạn trên da. -Các tổn thương da gồm: các nhóm sẩn đỏ nang lông, sẩn-mụn nước, sẩn- mụn mủ trên nền hồng ban tập hợp thành đám. +Các sẩn và mụn mủ thường khu trú quanh miệng; +Tính chất khu trú của tổn thương POD: vùng quanh miệng, cánh mũi- miệng (nasolabial fold), các mặt bên của phần dưới mi mắt (eyelid). -Các tình trạng biến đổi ngoại lai của bệnh gọi là viêm da quanh miệng giống lupus dạng hạt (lupuslike POD granulomatous) . 3-Nguyên nhân: Thường không biết được trong hầu hết trường hợp. -Thuốc: Đa số bệnh nhân có lạm dụng (abuse) các chế phẩm steroid dạng thoa tại chỗ. Không có tương quan (correlation) giữa nguy cơ POD với sử dụng kéo dài steroid hoặc với thời gian lạm dụng steroid. -Mỹ phẩm: kem đánh răng chứa Fluor, các loại kem bôi trên da, đặc biệt là các chất nền có chất dầu (petrolatum) hoặc paraffin, chất dung môi (vehicle) có isopropyl myristate. Việc phối hợp giữa chất giữ ẩm (moisturizer) và kem nền (foundation) có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ POD. -Yếu tố vật lý: tia cực tím (UV), sức nóng. -Yếu tố vi sinh: trực khuẩn Fusiform, chủng Candida, các loại nấm khác đã tìm thấy trên tổn thương. Thêm vào đó, bị nhiễm nấm Candida (candidiasis) gây bùng phát (provoke) POD. -Các yếu tố khác: yếu tố hormon cũng là yếu tố nghi ngờ (suspect) bởi vì bệnh có vẻ xấu đi trong thời kỳ tiền mãn kinh (premenstrual). Thuốc ngừa thai dạng uống, rối loạn dạ dày-ruột (chẳng hạn như kém hấp thu) cũng là những yếu tố khởi phát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_da_quanh_mieng_doc_1_2651.pdf
  • pdfviem_da_quanh_mieng_doc_2_6089.pdf
  • pdfviem_da_quanh_mieng_doc_3_8698.pdf
  • pdfviem_da_quanh_mieng_doc_4_6401.pdf
Tài liệu liên quan