Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim
gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ
nguyên nhân.
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim
gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ
nguyên nhân.
Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm
theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy
nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Viêm cơ tim là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim
gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ
nguyên nhân.
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim
gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ
nguyên nhân.
Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm
theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy
nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim.
Vì sao mắc bệnh?
Cơ tim giãn
Tỷ lệ mắc bệnh của viêm cơ tim không được biết rõ do có nhiều
trường hợp viêm cơ tim nhẹ nhàng tự khỏi nên người bệnh và gia đình
không nhận thấy.
Viêm cơ tim do virus thường xảy ra rải rác, tuy nhiên đôi khi cũng
xảy thành dịch.
Ở trẻ bú mẹ, viêm cơ tim do virus thường biểu hiện bằng viêm cơ tim
cấp tính và rất trầm trọng.
Ở trẻ nhỏ (2 đến 5 tuổi) bệnh cũng thường khởi đầu bằng viêm cơ tim
cấp nhưng ít nặng nề hơn.
Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, bệnh thường không có triệu chứng
và trẻ thường đến phòng khám khi đã có biểu hiện bệnh cơ tim giãn, thường
là hậu quả của viêm cơ tim virus tiềm tàng trước đó.
Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của viêm cơ tim là adenovirus và
Coxsackie virus B cùng nhiều loại virus khác nữa.
Bệnh biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào lứa tuổi trẻ bị bệnh và vào bản chất
cấp tính hay mạn tính của tình trạng nhiễm virus.
- Trẻ sơ sinh thường biểu hiện bệnh bằng sốt, suy tim nặng, suy hô
hấp, tím, tiếng tim nghe xa xăm, mạch yếu, nhịp nhanh, hở van hai lá do
vòng van bị giãn rộng, nhịp ngựa phi, nhiễm toan và sốc.
Các biểu hiện đi kèm có thể là viêm gan virus, viêm màng não nước
trong, và nổi ban. Ở thể tối cấp, trẻ có thể tử vong trong vòng 1 đến 7 ngày
kể từ khi khởi bệnh. X quang lồng ngực thường cho thấy tim to một cách bất
thường, phù phổi. Đo điện tim có thể thấy nhịp nhanh xoang, điện thế phức
hợp QRS giảm, bất thường về đoạn ST cũng như sóng T. Đôi khi rối loạn
nhịp là biểu hiển đầu tiên của bệnh. Lúc này các triệu chứng như sốt và tim
to gợi ý viêm cơ tim cấp.
- Ở trẻ lớn hơn viêm cơ tim cấp cũng có thể biểu hiện bằng suy tim
xung huyết cấp nhưng thường gặp hơn là suy tim có tiến triển từ từ hoặc tình
trạng nhịp nhanh thất xảy ra đột ngột. Ở những bệnh nhân này, tình trạng
nhiễm virus cấp tính đã qua và thường đã có tình trạng bệnh cơ tim giãn.
Cần làm những xét nghiệm gì?
1. Tốc độ lắng máu là một trong những xét nghiệm phát hiện phản
ứng viêm có thể tăng trong viêm cơ tim. Tuy nhiên tốc độ lắng máu có thể
tăng trong rất nhiều tình trạng viêm và không do viêm khác. Đây là một xét
nghiệm không đặc hiệu.
2. Các men tim như creatine phosphokinase, lactate dehydrogenase,
troponine T, CK-MB, SGOT (AST), SGPT (ALT) có thể tăng trong viêm cơ
tim cấp và mạn tính. Tuy nhiên nếu các men này âm tính cũng không loại trừ
được tình trạng viêm cơ tim.
3. Kỹ thuật khuyếch đại chuỗi polymerase (PCR: Polymerase Chain
Reaction) có thể phát hiện được bộ gien của virus trong tế bào cơ tim nhưng
không phát hiện được ở máu ngoại vi. Kỹ thuật này xác định được loại virus
nào gây bệnh. Tuy nhiên đây là kỹ thuật đắt tiền không phải có sẵn ở các cơ
sở y tế.
4. Siêu âm tim phát hiện chức năng co bóp của cơ tim giảm rõ và
thường có tràn dịch màng ngoài tim, hở van hai lá và không có tổn thương
của mạch vành cũng như các bất thường bẩm sinh khác.
5. Viêm cơ tim có thể phát hiện được bằng sinh thiết nội tâm mạc.
Kỹ thuật này thường đựoc thực hiện bằng thông tim. Sinh thiết nội tâm mạc
cũng cho biết các nguyên nhân khác của bệnh cơ tim như bệnh tích trữ,
khiếm khuyết ty lạp thể.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh nào?
Các bệnh có thể có biểu hiện giống viêm cơ tim cấp là: thiếu hụt
carnitine, khiếm khuyết ty lạp thể do di truyền, bệnh cơ tim giãn vô căn,
viêm ngoại tâm mạc, xơ chun hóa nội tâm mạc, các bất thường về động
mạch vành.
Điều trị ra sao?
1. Điều trị viêm cơ tim cấp liên quan đến những biện pháp hỗ trợ
trong suy tim nặng. Nếu chức năng co bóp của cơ tim giảm cùng với hạ
huyết áp hệ thống thì có thể dùng dopamine hoặc epinephrine. Tuy nhiên tất
cả các thuốc gây co bóp tim, kể cả digoxin, đều phải được dùng hết sức thận
trọng vì bệnh nhân viêm cơ tim dễ có khuynh hướng bị loạn nhịp với các
thuốc này. Digoxin thường chỉ bắt đầu bằng một nửa liều thông thường.
2. Nếu có tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim thì có thể phải
chọc tháo dịch.
3. Thuốc chống loạn nhịp đôi khi phải dùng tương đối mạnh thậm
chí có thể phải dùng đến amiodarone đường tĩnh mạch. Ở trẻ lớn có thể đặt
dụng cụ tạo nhịp hỗ trợ.
4. vai trò của corticosteroid trong viêm cơ tim cấp chưa thống nhất.
Đôi khi có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch.
5. Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng của globuline miễn dịch
trong điều trị viêm cơ tim cấp đang được tiến hành.
Tiên lượng
Tiên lượng của viêm cơ tim cấp do virus ở trẻ sơ sinh còn rất đen tối:
tỷ lệ tử vong lên đến 75%. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhàng hơn
có thể có tiên lượng tốt hơn và y văn cũng đã miêu tả những trường hợp hồi
phục hoàn toàn.
Tiên lượng của trẻ lớn bị bệnh cơ tim giãn do nguyên nhân virus cũng
không khả quan lắm. Những bệnh nhân này tiếp tục có biểu hiện cơ tim
giãn, xơ hóa và suy biến chức năng của cơ tim.
Ở người lớn có từ 5 đến 10% bệnh nhân tự lui bệnh. Tuy nhiên có đến
50% bệnh nhân chết trong vòng 2 năm và 80% bệnh nhân chết trong vòng 8
năm nếu không được thay tim.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_2244.pdf