Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích tích
cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh; nâng cao
tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của học sinh,
tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm
được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên, giảng viên
soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính;
xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa
lý đem lại.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập của ngành giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và
học tập của ngành giáo dục
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích
tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh;
nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet
của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo
viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và
giáo án trên máy tính; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và
thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích tích
cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh; nâng cao
tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của học sinh,
tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm
được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên, giảng viên
soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính;
xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa
lý đem lại.
Đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cho cán bộ,
giáo viên
Sở GD&ĐT Bình Định phối hợp với Chi nhánh Viettel
Bình Định đã tiến hành kết nối internet cho 442/620 trường và
cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh, đạt tỉ lệ 71,29%. Với 100%
khối trường THPT, 95 % khối trường THCS, 87,75% khối
trường tiểu học và 18% khối trường mầm non. Số trường và cơ
sở giáo dục còn lại chưa được kết nối sẽ được nhanh chóng triển
khai trong thời gian sớm nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các
trường có thể tiếp cận nguồn thông tin vô cùng phong phú đa
dạng trên internet phục vụ giảng dạy và học tập.
Để tạo chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy, học tập đem lại những hiệu quả thiết thực, các
trường cũng đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thết như:
máy tính, máy chiếu, máy projector… Cụ thể đã có 73,46%
trường THPT trong tỉnh có từ 50 máy tính trở lên, 48,22 %
trường THCS trong tỉnh có từ 20 máy tính trở lên và 6,5 %
trường tiểu học trong tỉnh có từ 15 máy tính trở lên để giảng dạy
tin học trong nhà trường; 100% các trường tiểu học, phổ thông
và 78,23% trường mầm non được trang bị máy vi tính để phục
vụ cho quản lý giáo dục và khai thác thông tin, ứng dụng trong
giảng dạy nhằm tiết kiệm thời gian của giáo viên và học sinh khi
cần tra cứu những thông tin phục vụ giảng dạy và học tập. Đa số
các trường đều mua máy chiếu đa năng, một số trường có máy
chiếu vật thể. Các trường THPT, THCS và tiểu học ở thành phố,
thị trấn đã trang bị ít nhất 01 máy projector để ứng dụng trong
giảng dạy.
Bênh cạnh đó, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Công
nghệ Thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và
Truyền thông Bình Định tổ chức 03 lớp tập huấn cho hơn 120
cán bộ, giáo viên của tỉnh. Trong đó các đồng chí là cán bộ lãnh
đạo, hiệu trưởng, hiệu phó các trường được cung cấp các kiến
thức về các kiến thức cơ bản về CNTT, vai trò CNTT trong
trường học, một số nội dung về định hướng ứng dụng CNTT
trong trường học và các tình huống ứng dụng CNTT trong nhà
trường. Đối với các cán bộ CNTT, giáo viên được tập huấn nâng
cao trình độ tin học; tập huấn về quản trị mạng, quản trị trang
web, khai thác hệ thống qua mạng, sử dụng và thiết kế giáo án
điện tử…
Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học
được thiết kế, biên soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ
thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để trình chiếu nội dung
của bài học ra một màn hình lớn để trình chiếu cho học sinh
xem. Với phương pháp dạy học này, thay vì phấn trắng bản đen,
giáo viên chỉ cần click chuột thì nội dung bài giảng đã xuất hiện.
Việc sử dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm
được thời gian trong việc ghi bảng, hạn chế sự ảnh hưởng của
bụi phấn đến sức khỏe của cả giáo viên và học sinh. Hơn thế
nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực
quang sinh động bổ trợ cho bài giảng, giới thiệu các tài liệu
tham khảo đi kèm; giúp các thầy, cô sẽ có thời gian để tổ chức
cho học sinh trao đổi, thảo luận phát huy tính tích cực, say sưa
và hứng thú trong học tập. Qua đó, giáo viên không chỉ mang
đến cho học sinh những kiến thưc cơ bản trên sách giáo khoa mà
còn cung cấp cho các em những kiến thức phong phú, hình ảnh
sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài
giảng… Có thể thấy rằng việc sử dụng giáo án điện tử là một
bước đột phá trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và
học tránh lối học theo kiểu truyền thống thầy đọc, trò chép một
cách thụ động.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, hầu hết các thầy, cô
đều cố gắng tìm hiểu, học hỏi tự nâng cao trình độ tin học để có
thể thực hiện tốt nhất việc giảng dạy bằng giáo án điện tử; cố
gắng thực hiện soạn giáo án trên máy vi tính và giảng dạy bằng
giáo án điện tử. Ngành giáo dục cũng khuyến khích các bài thao
giảng, thi dạy giỏi của giáo viên phải sử dụng phương tiện hỗ trợ
trong đó có ứng dụng CNTT; khuyến khích các giáo viên
thường xuyên khai thác thêm thông tin, tư liệu trên mạng inernet
để phục vụ giảng dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viec_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giang_day.pdf