Măng cụt là một loại trái cây rất được ưa chuộng ởnhững vùng nhiệt đới, nhiều
nhất ởcác nước Đông Nam Á. Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana. Tại
Úc, măng cụt được xem là một “cô nàng đỏng đảnh” trong làng trái cây vì giá trịcủa
chúng vềhương vịcũng nhưvềdược tính.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vị thuốc từ trái măng cụt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vị thuốc từ trái măng cụt
Chất xanthones trong trái măng cụt có tác dụng chống ôxy hóa, kích thích hệ
thống miễn dịch, ức chế tế bào ung bướu...
Măng cụt là một loại trái cây rất được ưa chuộng ở những vùng nhiệt đới, nhiều
nhất ở các nước Đông Nam Á. Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana. Tại
Úc, măng cụt được xem là một “cô nàng đỏng đảnh” trong làng trái cây vì giá trị của
chúng về hương vị cũng như về dược tính.
Điều trị tiêu chảy
Hương vị của măng cụt được xếp trên những loại trái cây “vua” của Úc như
kiwi, nho, dâu, lựu... Đặc biệt, măng cụt rất được hai bà hoàng nước Anh là Victoria
và Elizabeth ưa chuộng.
Ngoài hương vị thơm ngon, măng cụt còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Có
rất nhiều chế phẩm được bào chế từ trái măng cụt. Măng cụt được dùng trong nền y
học cổ truyền của một số nước để điều trị tiêu chảy, làm mau lành vết thương, chữa trị
những rối loạn về da.
Thành phần có giá trị dược lý của trái măng cụt là một nhóm hợp chất có tên là
xanthones. Chất này thuộc vào nhóm chất chống ôxy hóa có nguồn gốc thực vật (phyto
chemicals) gọi là polyphenols.
Có khoảng 40 xanthones được nhận dạng trong trái măng cụt, nhiều nhất là ở
vỏ quả. Điều này đã giúp cho măng cụt là một loại trái cây có chứa nhiều xanthones
nhất.
Dược liệu quý
Xanthones nằm trong “tầm ngắm” của giới khoa học gia từ cổ chí kim bởi
những giá trị dược học và những tiềm năng y học. Dưới đây là những đặc tính “ăn
tiền” của xanthones:
- Tác động chống ôxy hóa. Xanthones là một hợp chất hóa học có hoạt tính
chống ôxy hóa rất cao, trên cả dâu tây rừng (blueberry).
- Kháng nấm. Nhiều loại xanthones và những dẫn chất của chúng đã được
chứng minh có đặc tính kháng nấm và kháng vi khuẩn bao gồm cả những vi khuẩn có
khả năng đề kháng kháng sinh.
- Kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể nhằm giúp cơ thể chống lại những vi
sinh vật lạ xâm nhập.
- Ức chế sự ôxy hóa của LDL và vì thế có tác động làm giảm cholesterol.
- Có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
- Có tác dụng ức chế những tế bào ung bướu và vì vậy được xem là một chất
có tác dụng kháng ung thư.
- Tác động giảm đau. Một số xanthones có khả năng ức chế các hoạt động của
men cyclo-oxygenase. Điều này đã giải thích và khẳng định vì sao trái măng cụt được
dùng như một loại thuốc cổ truyền để điều trị những chứng đau, viêm, làm hạ nhiệt độ
cơ thể khi bị sốt.
- Tác động kháng dị ứng. Rõ rệt nhất là những dị ứng xảy ra trong ruột.
- Xanthones được xem là “ứng viên tiềm năng” trong việc chữa trị những
chứng bệnh Parkinson và Alzheimer. Những thí nghiệm dùng xanthones trên những tế
bào từ hệ thần kinh đã suy đoán rằng xanthones có một khả năng kỳ diệu để điều trị
những căn bệnh thoái hóa này.
Tại Úc, trái măng cụt được dùng để chế thành những viên thuốc có tác dụng
làm giảm cân. Một số chế phẩm khác được làm từ trái măng cụt được bán rộng rãi tại
Úc như nước ép trái măng cụt có tên là xango...
Cây mật gấu (gấc)
Trong y học, mật gấu là vị thuốc vô cùng hiếm, dùng trị chấn thương, đau nhức
do bị tích tụ huyết, người kiệt sức, suy tim mạch, suy thận, nam giới yếu sinh lực...
Tuy nhiên, mật gấu thiên nhiên không dễ dàng mà có được, nuôi gấu lấy mật
cũng rất tốn kém và nguy hiểm.
Gần đây, giới bào chế Đông y bắt đầu phổ biến một “thần dược” rẻ tiền, dễ tìm,
chế biến rất đơn giản, đó là trồng cây mật gấu mà dân gian quen gọi là cây gấc.
Rất ít ai biết hột gấc chữa trị nhiều bệnh có giá trị hiệu quả cao. Cây gấc được
trồng đại trà ở huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Nguồn gốc tên gọi cây mật gấu do tác
dụng dược tính hiệu nghiệm không kém mật gấu, còn cơm trái gấc khi chín vừa bổ,
vừa ngon.
Dưới đây là những đơn thuốc từ cây gấc:
Hạt gấc (quả chín) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng.
Khi sử dụng làm thuốc cần rang vàng cháy khô (nếu ngâm với rượu). Hạt gấc tán
nhuyễn xe thành viên hay ngâm với nước cốt trà xanh và hạt muồng trâu (thảo quyết
minh, sao đen, hoa cúc khô, tim hạt sen (hoặc lá sao khô), dùng trị chứng khó ăn, khó
ngủ, tim hồi hộp ở người cao tuổi.
- Trị quai bị (không phân biệt lứa tuổi): 4 hạt gấc rang cháy, tán nhuyễn cho vào
10ml nước, khuấy đều, chia làm 2 phần uống trong ngày. Liên tục 5 ngày.
- Trị tụ huyết do chấn thương hoặc da bị ứ huyết: 100 hạt gấc đốt cháy đen, giã
nhuyễn cho vào 1-2 lít rượu trắng, ngâm 2 tuần (trong lọ thủy tinh, tránh hũ sành, sứ)
rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng. Không uống mà chỉ xoa bóp, tùy
chấn thương tụ huyết nặng hay nhẹ hoặc da ứ huyết. Tác dụng sau nửa giờ.
Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp, chà xát đều vào vùng tổn thương.
- Bị tai nạn giao thông, bị đánh, trúng phong không đi lại được, sưng hoặc trật
tay, chân (không giập, gãy xương): Sử dụng 10 hạt gấc, đốt cháy thành than hai mặt,
giã nhuyễn, ngâm với 10gr lá chè xanh, 5gr gừng tươi trong 500ml nước đun sôi để
nguội. Mỗi lần uống 10ml, liên tục 7 ngày, sức khỏe dần dần hồi phục.
- Viêm thanh quản, trúng gió độc, mất tiếng do thân nhiệt hỏa vọng; những
người làm công việc thuyết trình, ca sĩ, giảng viên bị tắt tiếng đột ngột: Dùng 3-5 hột
gấc, sao khử thổ vàng khô, ngâm vào 3 chén nước đun sôi cùng với 50gr giá sống tươi,
2gr đường phèn. Uống 3 lần/ngày, liên tục 3 ngày sẽ phục hồi lại thanh âm trong trẻo,
dứt viêm thanh quản, cổ họng hết đau rát.
- Trị rắn, rết cắn, muỗi, kiến, côn trùng đốt: 20 hạt gấc đốt cháy thành than, 10-
20gr tỏi đập giập (vừa nát), 20gr dây khoai sọ (sao khử thổ vàng cháy). Cho cả 3 thứ
vào 250ml rượu trắng, sau 3 ngày, thêm vào ½ muỗng muối hột. Mỗi lần dùng 5-10ml
xoa, đắp vào chỗ vết thương, sẽ khỏi trong 1-2 ngày.
Người dễ bị dị ứng da không nên uống, nếu gặp trường hợp này, giã ngay một
mẩu gừng già, lấy nước bôi vào chỗ viêm tấy, sẽ khỏi sau vài phút.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_thuoc_tu_trai_mang_cut_0721.pdf