Trong năm gần đây, thế giới đang quan tâm hàng đầu tới an ninh lương thực bởi đây là vấn đề liên quan
trực tiếp tới đời sống của nhân loại và là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra những cuộc bạo
động, khủng hoảng chính trị ở các khu vực trên thế giới. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện an
ninh và tình hình chính trị toàn cầu, gây ra những hệ luỵ khó lường đối với những quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, thì
bản thân Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn lẫn khách quan và chủ quan. Đối với Việt Nam, quốc gia
sản xuất và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, đây vừa là thời điểm thể hiện trách nhiệm trước cộng
đồng quốc tế vừa là giương cao ngọn cờ nhân văn, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia nói riêng và an ninh lương thực thế giới nói chung. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải
khắc phục những khó khăn hiện tại bằng những giải pháp thực tế và Việt Nam cần chung tay với cộng
đồng quốc tế hỗ trợ những điểm nóng trên thế giới để góp phần cân bằng tình hình an ninh lương thực
thế giới trong tương lai.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vị thế của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
165
VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU
Trần Mỹ Hải Lộc1, Hoàng Sơn Giang2*
1Lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ
2Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP.HCM
*Tác giả liên hệ: hailoc2312@gmail.com
TÓM TẮT
Trong năm gần đây, thế giới đang quan tâm hàng đầu tới an ninh lương thực bởi đây là vấn đề liên quan
trực tiếp tới đời sống của nhân loại và là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra những cuộc bạo
động, khủng hoảng chính trị ở các khu vực trên thế giới. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện an
ninh và tình hình chính trị toàn cầu, gây ra những hệ luỵ khó lường đối với những quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, thì
bản thân Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn lẫn khách quan và chủ quan. Đối với Việt Nam, quốc gia
sản xuất và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, đây vừa là thời điểm thể hiện trách nhiệm trước cộng
đồng quốc tế vừa là giương cao ngọn cờ nhân văn, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia nói riêng và an ninh lương thực thế giới nói chung. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải
khắc phục những khó khăn hiện tại bằng những giải pháp thực tế và Việt Nam cần chung tay với cộng
đồng quốc tế hỗ trợ những điểm nóng trên thế giới để góp phần cân bằng tình hình an ninh lương thực
thế giới trong tương lai.
Từ khóa: An ninh lương thực quốc gia, an ninh lương thực toàn cầu, biến đổi khí hậu, khủng hoảng chính
trị, khủng hoảng lương thực.
THE POSITION OF VIETNAM IN JOB ENSURING GLOBAL FOOD SECURITY
Tran My Hai Loc1, Hoang Son Giang2*
1Consulate of the Republic of India
2Ho Chi Minh city Center of science and technology development for Youth
*Corresponding Author: hailoc2312@gmail.com
ABSTRACT
In recent years, the world is taking a leading role in food security as it is directly related to the lives of
human beings and is one of the direct causes of riots and crises. the politics in the regions of the world.
That has a lot to do with the security situation and the global political situation, causing unpredictable
implications for developing countries, including Vietnam. In addition to the direct causes that affect food
security, Vietnam itself also faces many difficulties, both objective and subjective. For Vietnam, the world's
leading food producer and exporter, this is both a time of responsibility to the international community
and a humanitarian flag that contributes significantly to ensuring national food security in particular and
world food security in general. To do that, we need to overcome the current difficulties with practical
solutions and Vietnam should join hands with the international community to support the world's hot spots
to contribute to balancing the security situation.
Keywords: National food security, global food security, climate change, political crisis, food crisis.
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA AN NINH
LƯƠNG THỰC
Có rất nhiều khái niệm về an ninh lương thực quốc
gia, trong đó khái niệm an ninh lương thực của Tổ
chức Lương- Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra
vào thập niên 80 của thế kỷ trước với ba nội dung
để một nước được cho là đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia được xem là cái cốt yếu nhất: Thứ
nhất, có đủ lương thực cho cả nước. Thứ hai, có khả
năng cung cấp lương thực ổn định và điều hoà cho
mọi người sống trên lãnh thổ và cuối cùng là tất cả
mọi người dân có đủ khả năng mua lương thực khi
cần. Điều này thể hiện qua 4 yêu cầu sau đây: sẵn
có lương thực, tiếp cận lương thực, ổn định lương
thực, tiêu dùng lương thực.
Khái niệm an lương thực thế giới cùng tương đồng
như quốc gia nhưng được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đảm bảo tốt nhu cầu lương thực cho mọi người dân
trên toàn cầu.
Đảm bảo an ninh lương thực sẽ giúp cho các quốc
gia đối phó được với các biến động đột xuất như là
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
166
thiên tai, hạn hán, chiến tranh, xung đột. Trong thực
tế, từ xưa đến nay nếu như quốc gia nào không đảm
bảo được an ninh lương thực khi xảy ra những biến
động đột ngột sẽ không thể nào đối phó kịp và gây
ra những bất ổn về mọi mặt, có thể dẫn đến sự diệt
vong của quốc gia. Bên cạnh đó, cũng thực hiện
nhanh được một vấn đề nóng bỏng hiện nay của các
quốc gia là xoá đói giảm nghèo. Việc xoá đói giảm
nghèo sẽ giúp các quốc gia rút dần khoảng cách
giữa các vùng và hơn hết là khoảng cách phát triển
giữa các quốc gia. Vai trò quan trọng của an ninh
lương thực còn thể hiện ở việc giúp ổn định chính
trị xã hội của mỗi quốc gia và cũng như toàn thế
giới.
Tình hình mất an ninh lương thực trên thế giới
Từ năm 1989, sản xuất lúa gạo của Việt Nam
không những đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà
còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Tính đến năm
2010 lượng gạo của Việt Nam cung ứng cho nhu
cầu lương thực của các nước trên thế giới lên tới
gần 78 triệu tấn. Xuất khẩu gạo liên tục tăng cao cả
về chất lượng lẫn số lượng đã đưa mặt hàng gạo trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam và dần khẳng định được vị thế của
Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh lương
thực là một những nguyên nhân trực tiếp gây ra
những cuộc bạo động, khủng hoảng chính trị và
ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở các khu
vực trên thế giới. An ninh lương thực cũng là một
trong những thách thức trực tiếp đe doạ đến cục
diện an ninh và tình hình chính trị của thế giới. Điều
đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và kinh tế toàn
cầu, gây ra những hệ luỵ khó lường đối với những
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Vào cuối năm 2012 và đầu 2013, giá lương thực thế
giới tăng mạnh đã làm dấy lên mối lo ngại về việc
xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực mới.
Cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới nếu có cũng
có thể khiến cho hàng trăm triệu người lâm vào tình
cảnh thiếu ăn, nếu thế giới không có phản ứng kịp
thời. Trên thực tế, tình hình thiếu lương thực ở
Đông Phi đã đến mức báo động đối với hàng trăm
triệu người ở Kenya, Uganda và Somalia. Còn tại
châu Á, các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là
Trung Quốc, Ấn Độ - hai nước có dân số đông nhất
thế giới. Ngoài ra, hầu hết các nước Mỹ Latinh
cũng sẽ bị ảnh hưởng do đợt tăng giá lương thực
này.
Tuy nhiên, vấn đề tăng dân số hiện nay không
ngừng giảm làm cho vấn đề an ninh lương thực
luôn ở mức báo động khi dân số thế giới dự báo sẽ
tăng lên đến 9,1 tỷ người vào năm 2050, kèm theo
những ảnh hưởng nặng hưởng từ biến đổi khí hậu
toàn cầu. Sau đây là bức tranh toàn cảnh của thế
giới về tình hình mất an ninh lương thực hiện nay:
- Điển hình là trong năm 2013, nhiều vụ bảo
động đã xảy ra ở các nước như Ai Cập,
Bangladesh, Philippines, Indonesia,
Camaroon, Bờ Biển Ngà, Mauritani, Ethopia,
Madagascar do bị thiếu lương thực. Và
hàng loạt các quốc gia trong nhóm G33 cũng
bị khủng hoảng chính trị do thiếu lương thực.
Nếu xét kĩ thì khuynh hướng dễ nảy sinh xung
đột thường tập trung ở Cận Xahara Châu Phi
(điển hình là có đến 9/11 quốc gia ở Châu Phi
đang bị đe doạ ở nguy cơ rất cao)
- Ước tính hiện nay có khoảng 80 quốc gia
đang bị đối diện với nạn thiếu lương thực,
phần lớn ở Bắc Phi- Trung Đông và 1 số quốc
gia ở Châu Á như Triều Tiên, Mông Cổ,
Afghanistan. Tại Myanmar năm 2013, cuộc
xung đột giữa đạo Phật và Hồi giáo đã làm cho
nước này đối diện với nguy cơ mất an ninh
lương thực nghiêm trọng.
- Tại Ai Cập, do giá lương thực leo thang đã
dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Mubarak sao
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
167
31 năm cầm quyền. Tại Modzambique, bạo
động làm hàng trăm người bị thương và chết.
Điều đó thấy rằng một trong những nguyên
nhân có thể tạo ra môi trường cho bất ổn xã
hội, thậm chí thay đổi cả một chế độ là do vấn
đề lương thực. Và chính các cuộc xung đột lại
đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực
của người dân.
- Trong năm 2016 và 2017, FAO cho biết,
khoảng 37 nước châu Phi cần hỗ trợ lương
thực từ bên ngoài, trong đó có 28 nước chịu
hậu quả của hạn hán do hiện tượng thời tiết En
Ni-nô gây ra hồi năm ngoái đối với mùa thu
hoạch. Trong khi sản xuất nông nghiệp dự báo
phục hồi ở miền nam châu Phi, thì giao tranh
và bất ổn kéo dài đang làm gia tăng số người
nghèo đói và rời bỏ nhà cửa ở những vùng
khác. Nạn đói đã chính thức được tuyên bố ở
Nam Sudan, trong khi tình hình an ninh lương
thực là mối lo ngại nghiêm trọng ở miền bắc
Nigeria, Somalia và Yemen. Tại Nam Sudan,
khoảng 4,9 triệu người đang đối mặt khủng
hoảng. Con số này ước tính sẽ tăng tới 5,5
triệu người, chiếm gần nửa dân số nước này,
khi mùa đói kém lên tới đỉnh điểm vào tháng
7/2017. Tại Somalia, xung đột, mất an ninh
dân sự và hạn hán đã làm khoảng 2,9 triệu
người thiếu lương thực nghiêm trọng. 8,1 triệu
người ở miền bắc Nigeria đang đối mặt tình
trạng mất an ninh lương thực trầm trọng và
cần sự hỗ trợ khẩn cấp. Trong khi đó, 17 triệu
người ở Yemen, chiếm hai phần ba dân số
nước này, được cho là thiếu ăn và một nửa
trong số này cần hỗ trợ khẩn cấp. Xung đột và
bất ổn nhiều nơi trên thế giới như Afghanistan,
Burundi, CH Trung Phi, CHDC Congo, Iraq,
Syria cũng làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh
lương thực đối với hàng triệu người, đồng thời
ảnh hưởng các nước lân cận tiếp nhận người tị
nạn.
- Tính đến tháng 3/2017, tình trạng mất an
ninh lương thực tại Dimbabue đã tăng vọt lên
hơn 4 triệu người cần được viện trợ lương thực
do kho dữ trữ lương thực đã cạn kiệt.
Nguyên nhân gây ra điều này được xác định là
do những nguyên nhân sau: sản lượng lương
thực bị giảm do sử dụng sản phẩm nông
nghiệp làm năng lượng sinh học; biến đổi khí
hậu, tăng dân số, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng giảm, các cuộc xung đột và đô thị
hóa; tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trên thế
giới.
Vị thế của Việt Nam trong việc đảm bảo an
ninh lương thực thế giới
Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của thế
giới, Việt Nam không thể xem nhẹ mối nguy
mất an toàn lương thực, đặc biệt trong bối
cảnh thế giới đang lo đối phó giá lương thực
tăng cao, điều này không những tránh mối lo
về khủng hoảng kinh tế- chính trị nói chung
mà trên hết là đảm bảo sự phát triển bền vững
của Việt Nam. Ngày nay, thế giới càng trở nên
bất ổn, cùng với thiên tai, khủng bố, ô nhiễm
môi trường, nạn đói luôn là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với đời sống nhân loại. Giá
lương thực, thực phẩm tăng cao và an ninh
lương thực đang ngày càng trở thành vấn đề
nóng bỏng của nhiều quốc gia. Vì vậy, bảo
đảm an ninh lương thực không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi quốc gia, khu vực mà còn là vấn đề
cấp bách của toàn thế giới hiện nay. An ninh
lương thực đã trở thành vấn đề an ninh toàn
cầu khi tình trạng khan hiếm nguồn cung cũng
như giá lương thực tăng cao đang gây ra
những ảnh hưởng xã hội nghiêm trọng.
Thực trạng chung về tình hình an lương thực
thế giới hiện nay là một bài toán nan giải. Nạn
đói vẫn đang tiếp tục đe doạ hàng triệu người
nghèo trên thế giới, nhất là tại các nước khu
vực Sừng Châu Phi và Trung Đông. Hạn hán
tồi tệ nhất trong vòng hơn nữa thế kỷ đã xảy
ra ở một số khu vực của Hoa Kỳ, Biển Đen,
Australia, và một số quốc gia ở khu vực Nam
Á đây sẽ là những nơi có nguy cơ thiếu
lương thực trong tương lai. Ngoài ra, sự gia
tăng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong
những năm gần đây cũng có thể là một mối đe
doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn
cầu và sự mất cân bằng thương mại khi Trung
Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 7 triệu tấn gạo vào
năm 2020.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Phi
cho biết, châu lục này đã mất hơn 35 tỷ USD
để nhập khẩu lương thực, thực phẩm và cảnh
báo con số này có thể sẽ tăng lên 110 tỷ USD
vào năm 2025. Số tiền khổng lồ chi cho nhập
khẩu lương thực lẽ ra nên được đầu tư và sử
dụng để phát triển nông nghiệp, tạo thêm việc
làm cho lực lượng dân số trẻ của châu Phi. Lực
lượng này cần được khuyến khích tham gia
vào lĩnh vực nông nghiệp thay vì những cuộc
di cư mạo hiểm sang châu Âu nhằm tìm kiếm
cuộc sống tốt đẹp hơn. Các chuyên gia cho
rằng, một trong số vấn đề mà các nhà lãnh đạo
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
168
cấp cao châu Phi cần hoạch định và thực hiện
là các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô phù
hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, bao
gồm các vấn đề chính sách tài khóa, tài chính
tín dụng, thị trường nông sản, tăng năng suất
cây trồng. Một nghịch lý nữa là châu Phi phải
chi hàng tỷ USD nhập khẩu lương thực, thực
phẩm, trong khi có khoảng 40% sản phẩm
nông nghiệp được sản xuất ở lục địa này lại bị
lãng phí, do công tác chế biến sau thu hoạch
yếu kém và thiếu trang thiết bị bảo quản. Châu
Phi đang rất cần sự hỗ trợ nhằm nâng cao năng
lực quản lý trong vấn đề bảo đảm an ninh
lương thực. Do đó, việc tăng dân số, hạn hán,
biến đổi khó hậu, bạo động vũ trang, sử dụng
sản phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng
sinh học đều là những thách thức trực tiếp đến
tình hình an ninh lương thực hiện tại.
Từ năm 2000 đến giai đoạn Quý II/2017, thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung
vào Châu Phi và Châu Á vào khoảng 88,68%
và các khu vực khác là 11,32%. Bên cạnh đó,
xuất khẩu cũng tăng mạnh ở một số thị trường
như: Angeria (tăng trên 400% cả về lượng và
kim ngạch), Nga (tăng trên 250% cả về lượng
và kim ngạch), Chi Lê (tăng 183% về lượng
và tăng 171% về kim ngạch), Ucraina (tăng
271% về lượng và tăng 258% về kim ngạch),
Bỉ (tăng 232% về lượng và tăng 162% về kim
ngạch). Hiện tại Việt Nam đang gặp khó khăn
bởi mức cạnh tranh giá gạo với Thái Lan, khi
nước này đang thực hiện chính sách giảm giá
gạo để xuất khẩu phần gạo dự trữ với giá rẻ để
giữ vững ngôi vị đầu bảng của mình. Và các
thị trường tiêu thụ có nguy cơ sẽ chuyển từ
gạo Việt Nam, Ấn Độ sang Thái Lan. Tuy
nhiên, nhu cầu lương thực của thế giới thực tế
luôn cao và Việt Nam có sẵn nguồn bạn hàng
thường trực, hiện tại Việt Nam cũng đang
trong giai đoạn đầu tư gạo có chất lượng cao
với giá phù hợp nên có thể cạnh tranh với Thái
Lan. Riêng Việt Nam được dự đoán dân số sẽ
chạm mốc 100 triệu người vào năm 2020,
nghĩa là trong vòng chưa đầy một thập kỷ nữa.
Việt Nam phải đảm bảo đủ lương thực cho số
dân tăng này trong khi quỹ đất hiện tại dành
cho nông nghiệp thì ít và có nguy cơ giảm.
Đây chính là thử thách mà Việt Nam cần phải
vượt qua.
Từ một quốc gia thiếu thốn lương thực, Việt
Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ hai trên thế giới, đánh dấu mốc quan
trọng bằng an ninh lương thực toàn cầu và có
tầm ảnh hưởng to lớn đến cục diện chính trị
thế giới. Bên cạnh những thành công còn
những mặt hạn chế cần giải quyết như:
- Sản lượng gạo của Việt Nam luôn tăng theo
hằng năm, nhưng chất lượng chưa gao làm giá
gạo thấp và nguồn lợi nhuận thu về không cao.
- Gạo của nước ta vẫn còn chưa có thương
hiệu riêng cho mình
- Thị trường xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào
các nước trong khu vực Châu Phi và Châu Á,
nhưng nguồn thu về từ những nơi đó không
cao. Còn thị trường cao cấp như Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Úc thì vẫn chưa cạnh tranh
được với Thái Lan.
Nguyên nhân khách quan là do chu kỳ xuất
khẩu gạo của Việt Nam không phù hợp với thị
trường thế giới, Việt Nam lại là một trong năm
quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi
khí hận toàn cầu, thiên tai thường xảy ra nên
làm mất mùa. Nguyên nhân chủ quan là nhà
nước đang thực hiện chính sách kim tử tháp là
chỉ tập trung đầu tư vào các Viện nghiên cứu
mà không đầu tư nhiều cho người nông dân,
nông dân chưa tiếp cận được với các chất
lượng giống tốt, chỉ mua các giống đang bán
tràn lan trên thị trường làm chất lượng gạo
kém.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gần 1/3
sản lượng gạo của mình, đóng góp hơn 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới và
chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu gạo toàn cầu.
Việt Nam cũng thường cuyên cử các đoàn
chuyên gia sang nhiều nước Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ Latinh để chia sẻ kinh nghiệm
và được chính phủ, nhân dân các nước bạn,
cộng đồng quốc tế hoan nghênh cũng như
đánh giá cao. Sự chia sẻ này ảnh hướng rất lớn
tới một số nước có nền nông nghiệp kém phát
triển và thiếu kinh nghiệm, góp phần làm các
quốc gia tại các khu vực trên có thể sản xuất
được lương thực và tự cân bằng tình hình an
ninh lương thực trong nước.
Đề xuất giải pháp và chính sách để đảm bảo
an ninh lương thực thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng
Với điều kiện phát triển như hiện nay,
ASEAN sẽ trở thành khu vực xuất khẩu gạo
lớn, trong đó Việt Nam là nhân tố chính. Dự
báo đến năm 2019, Việt Nam trở thành quốc
gia số 1 về xuất khẩu gạo. Hiện tại, Việt Nam
đã xuất khẩu gạo sang 30/55 nước châu Phi.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
169
Trong đó, những thị trường nhập khẩu nhiều
gồm có Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal,
Angola, Cameroon, gạo Việt Nam chiếm lĩnh
được thị trường ở đây là nhờ vào giá cả cạnh
tranh và chất lượng tốt. Đây là tin vui mà cùng
là một thách thức không nhỏ đối với ngành
xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nền kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, biến
đổi khí hậu đã làm sản lượng ở nước ta luôn
ổn định và có khi giảm. Do vậy mà nhà nước
cần có những chính sách phát triển dài hạn để
làm tốt vai trò của một quốc gia nông nghiệp
hàng đầu thế giới.
Trong đó, cần tập trung cải thiện chất lượng
lương thực để xuất khẩu, đặc biệt là lúa- gạo,
để sản phẩm đạt chất lượng tốt, vừa đảm bảo
được vị thế của Việt Nam, vừa mang lại lợi
nhuận cao để phát triển kinh tế- xã hội, mà còn
có thể cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu vực
nông thôn để nhằm phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những
quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu,
khu vực miền Trung luôn chịu nhiều thiên tai,
vì thế cần phải luôn đảm bảo kho an ninh
lương thực quốc gia để phòng tránh những
nguy cơ thiên tai tiềm ẩn sau đó góp phần với
các quốc gia còn lại trên thế giới đảm bảo an
ninh lương thực toàn cầu.
An ninh lương thực không đơn thuần là vấn đề
thiếu lương thực, Việt Nam nên giải quyết tốt
hơn khả năng tiếp cận lương thực gắn liền biến
động giá thực phẩm hoặc thay đổi đột ngột về
thu nhập. Việt Nam là một trong những nền
kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á cùng với
đó là tốc độ phát triển dân số tương đối nhanh.
Do vậy, những thách thức mà Việt Nam phải
đối mặt trong việc đảm bảo nhu cầu ăn uống,
đảm bảo dinh dưỡng cho thế hệ sau là rất lớn.
KẾT LUẬN
Sự tồn vong của loài người phụ thuộc vào
lương thực, điều này là không thể phủ nhận.
Cho dù tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế của
các quốc gia đã và đang khiến tỷ trọng đóng
góp vào tổng thu nhập quốc dân của ngành
nông nghiệp ngày một giảm dần, song không
vì thế mà tầm quan trọng của nông nghiệp
giảm sút, bởi đây là yếu tố bảo đảm an ninh
lương thực cho toàn xã hội. Vài năm gần đây,
thế giới quan tâm hàng đầu tới an ninh lương
thực bởi đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới
đảm bảo đời sống của người dân, đặc biệt các
nhóm dễ tổn thương, và có hiệu ứng lan tỏa
nhanh chóng trên diện rộng. Đối với Việt
Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương
thực hàng đầu thế giới, đây vừa là thời điểm
thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế
vừa là thời cơ giương cao ngọn cờ nhân văn,
góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an
ninh lương thực cho thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia đang
phải đối phó với nhiều áp lực như biến đổi khí
hậu, diện tích đất sản xuất bị sút giảm, dân số
tăng nhanh (với trên 80 triệu người và ước tính
sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2020), .v.v..
Sự gia tăng dân số và suy giảm đất đai sản xuất
mà chủ yếu do quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa, đã làm cho diện tích canh tác trên
đầu người của Việt Nam xếp vào hạng thấp
nhất thế giới, chỉ tính riêng đối với đất trồng
lúa ước tính mỗi năm Việt Nam giảm khoảng
20 nghìn hecta. Bên cạnh đó, nguy cơ mất an
ninh lương thực là do biến đổi khí hậu toàn
cầu, một số nước tăng nguồn dự trữ lương
thực, dân số tăng cao, diện tích trồng cây
lương thực giảm sút và một số lượng đáng kể
lương thực được dùng vào mục đích sản xuất
ethanol dùng chạy xe thay vì để ăn. Thêm vào
đó là những biến động chính trị ở Bắc Phi,
Trung Đông và hậu quả của động đất, sóng
thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản
Trong bối cảnh đó, nếu cộng với thiên tai ở
một vài nơi trên thế giới nữa thì thị trường thế
giới sẽ có đột biến và nguy cơ mất an ninh
lương thực là khó tránh khỏi. Giá các loại
hàng hoá, đặc biệt là giá lương thực thế giới
tăng cao trong thời gian gần đây vừa là cơ hội
vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia.
Chính những nguyên nhân trên đã dẫn tới
những sự việc đáng tiếc xảy ra, cuộc khủng
hoảng lương thực toàn cầu như một hồi
chuông cảnh tỉnh toàn nhân loại cần phải quan
tâm hơn nữa đến việc phát triển nông nghiệp.
Dân số thế giới ngày càng đông, nhu cầu của
mọi người về tiêu dùng lương thực ngày càng
nhiều, nếu chúng ta không biết phát triển
lương thực, tàn phá đất nông nghiệp và tài
nguyên thì ắt hẳn thế hệ mai sau của chúng ta
sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Một khi nhu cầu sống không được đảm bảo thì
loài người sẽ dẫn đến tranh giành, xâu xé lẫn
nhau cho mục tiêu sinh tồn. Chưa bao giờ an
ninh lương thực được đặt nặng như ngày nay,
chưa bao giờ loài người phải lo cho miếng ăn
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
170
nhiều như ngày nay trước thực tế về điều kiện
sản xuất không hề thay đổi, dân số loài người
ngày càng đông. Như vậy, trong bối cảnh hiện
nay, Việt Nam cần chủ động tích cực để tận
dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong việc
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp
phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới với
tư cách là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2
thế giới và là thành viên tích cực của nhiều tổ
chức kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Anh Thực, “An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,
Luận văn Thạc sĩ ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2012.
TS. Nguyễn Bá Thuỷ, “Dân số, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và phát triển bền vững ở
Việt Nam”, Tổng cục dân số- kế hoạch hoá gia đình, số 8 (101), 2009.
Nguyễn Kim Hồng- Nguyễn Thị Bé Ba, “An ninh lương thực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp
chí Khoa học trường Đại học Sư Phạm TPHCM, số 32 (66), 2012.
Bài viết “Đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và Việt Nam” được đăng trên Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Số 14-2008.
Bài viết “Thị trường xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2017”, trang website Trung Tâm Thông
Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC), ngày 13/07/2017.
Bài viết “Năm 2014, đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi”, trang website
chau-Phi/192405.vgp.
Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam các số: số 202- 1/9/2008, số 137-
17/6/2009, số 052- 6/3/2009, số 102- 7/5/2008.
Trang xúc tiến thương mại của Bộ NN&PTNT.
Tổng cục Hải Quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_the_cua_viet_nam_trong_viec_dam_bao_an_ninh_luong_thuc_to.pdf