Nicolas Bosc (quốc tịch
Pháp) đã và đang cộng tác
với nhiều trung tâm tư vấn
tâm lý tại Hà Nội với tư cách
là chuyên gia tâm lý. Vấn đề
thanh niên tự tử ở Việt Nam
là một trong những chương
quan trọng trong luận án
tiến sỹ của anh. Anh đã có
một số trao đổi về những lý
do khiến nhiều bạn trẻ tìm
đến cái chết.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Vì sao người trẻ dễ tự tử?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao người trẻ dễ tự tử?
Nicolas Bosc (quốc tịch
Pháp) đã và đang cộng tác
với nhiều trung tâm tư vấn
tâm lý tại Hà Nội với tư cách
là chuyên gia tâm lý. Vấn đề
thanh niên tự tử ở Việt Nam
là một trong những chương
quan trọng trong luận án
tiến sỹ của anh. Anh đã có
một số trao đổi về những lý
do khiến nhiều bạn trẻ tìm
đến cái chết.
“Vẻ đẹp" của cái chết
Đã có trường hợp nào sinh viên muốn tự tử tìm đến anh
nhờ tư vấn chưa?
Có một lần. Cách đây khoảng hai, ba năm rồi. Cô ấy là một
sinh viên ngữ văn. Cô ấy muốn tự tử vì bị ám ảnh sau cái
chết của bạn cô ấy trong một tai nạn giao thông (lúc xảy ra
tai nạn hai người đi cùng nhau).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra những lý do khiến
người ta tự tử là điều kiện cuộc sống (nghèo khổ kéo dài),
thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở; triển vọng công ăn việc làm;
công việc quá tải; các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã
hội; xung đột chính trị; và ảnh hưởng của thiên nhiên.
Dưới góc độ tâm lý học, theo anh còn có những lý do nào
khác giải thích cho việc giới trẻ khi bế tắc thường hay tìm
đến cái chết?
Cái chết vừa mang lại cho người trẻ sự sợ hãi, ghê tởm đến
kinh khủng, vừa khiến họ tò mò, thích thú khám phá đến
kinh khủng. Giới trẻ luôn thích làm những cái vượt ra ngoài
chuẩn mực, vượt qua cả những giới hạn cho phép, những
cái khác thường.
Họ nghĩ (và tin) sẽ tìm được tất cả những thứ đó từ cái chết.
Với họ cái chết là cái gì đó thật đẹp đẽ, thật lung linh, thật
mê hoặc. Cái cảm giác tìm đến cái chết cũng như phê thuốc
phiện. Chỉ có điều tự tử là trải nghiệm duy nhất, không có
lần thứ hai.
Theo anh ở Việt Nam đâu là lý do quan trọng nhất lý giải
việc thanh thiếu niên hay tìm đến cái chết?
Áp lực học hành là nguyên nhân chính khiến học sinh sinh
viên hay tìm đến cái chết. Ở Việt Nam, học không phải cho
bản thân mà còn cho cả bố mẹ, cho cả ông bà. Gia đình đặt
quá nhiều kỳ vọng vào con cái cố ép học bất chấp khả năng
thực tế.
Trong khi đó giới trẻ lại không có nơi để xả những ấm ức
trong lòng. Một điều nữa tôi cũng thấy lạ là ở Việt Nam có
quá nhiều sông hồ, trong khi quá nhiều người không biết
bơi. Thế nên, ở Việt Nam muốn tự tử chỉ cần nhảy xuống
sông là xong. Quá dễ dàng!
Thế còn lý do tự tử vì tình?
Đúng rồi. Tôi có thể khẳng định ngay là người Việt Nam
lãng mạn hơn người Pháp rất nhiều. Ở Việt Nam nhiều cô
gái sẵn sàng chết vì tình. Họ muốn chết vì không lấy được
người mình yêu. Nhiều cô không chết vì tình thì cũng điên
vì tình. Điều này không có ở Pháp. Nhưng đàn ông Việt
Nam thì lại không thế. (Cười)
Thần tượng Marketing
Anh nghĩ sao về hiện tượng tự tử theo thần tượng?
Tôi chưa gặp trường hợp nào ở Việt Nam. Thần tượng là hệ
quy chiếu quan trọng giúp người trẻ hình thành nhân cách.
Nhiều học sinh hay làm theo thần tượng. Nên khi thần
tượng tự tử thì một số (bị mất hết phương hướng) cũng tự
tử theo. Càng lớn thì thần tượng càng ít đi (thậm chí không
còn). Trên thực tế những trường hợp tự tử theo thần tượng
rất hiếm khi xảy ra. Không nhiều người dễ dàng tìm đến cái
chết (dù ở Pháp hay ở Việt Nam).
Thời còn đi học tôi là fan cuồng nhiệt của ban nhạc
Nirvana. Khi ngôi sao Kurt Cobain tự tử cũng có một số
bạn tự tử theo. Nhưng ngay từ thời điểm đó chúng tôi đã
thấy việc làm này thật nực cười vì hướng đến thần tượng để
làm những điều tốt đẹp chứ không phải là để hủy hoại cuộc
sống của mình và làm những người xung quanh mình đau
khổ.
Nhưng rõ ràng là trong cuộc sống giới trẻ luôn cần có một
hình mẫu nào đó để hướng tới?
Đúng thế. Không phải vì cô diễn viên ngôi sao Hàn Quốc
tự tử mà các bậc phụ huynh cấm con em mình có thần
tượng. Điều quan trọng là hãy cho các em cơ hội để chia sẻ
và xả những ẩn ức của mình. Tâm hồn người trẻ mong
manh rất dễ vỡ. Hãy nghe và hiểu họ. Hãy cùng đối diện
với thực tế và cùng nhau giải quyết khó khăn.
Xét từ góc độ khoa học, người muốn tự tử bao giờ cũng có
dấu hiệu cho dù họ không nói thẳng ra là “tôi muốn tự tử
đây”. Hầu hết những người có ý định tự tử đều đã truyền
thông điệp này đến những người xung quanh. Nếu được tư
vấn đúng lúc thì họ sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Theo số liệu mới nhất thì cứ mỗi 28 giờ ở Việt Nam lại có
một trường hợp tự tử. Tôi nghĩ đã đến lúc Việt Nam có một
đường dây nóng dành riêng cho những người có ý định tự
tử giống như 115. Người có ý định tự tử sẽ gọi đến nhờ tư
vấn hoặc những người nhận thấy có ai đó muốn tự tử thì
gọi điện thông báo.
Một ấn tượng khó quên của anh khi nghiên cứu về tự tử ở
Việt Nam?
Cho đến giờ tôi vẫn nhớ như in về vụ 5 cô bé học sinh lớp
7 ở Thanh Hà, Hải Dương nhảy xuống sông tự tử tập thể.
Đau xót ở chỗ nhiều em tự tử chẳng vì lý do gì (chỉ là do
bạn muốn tự tử thì làm theo).
Tôi liên tưởng đến tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam.
Nếu như thế thì thật nguy hiểm. Hãy để truyền thống văn
hóa giống như cái mỏ neo để giữ cho người ta không đi
lệch đường trong một xã hội phát triển quá nhanh, chứ
đừng để níu kéo nhau làm những điều dại dột.
Anh có một gợi ý gì thật đơn giản để người trẻ Việt không
bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử?
Nói không bao giờ nghĩ đến chuyện đó thì cũng khó.
Nhưng theo tôi các bạn nên chơi và hâm mộ một môn thể
thao nào đó.
Ở Canada người ta đã chứng minh được rằng chơi tenis sẽ
rất tốt cho những ai từng có ý định tự tử. Còn ở Việt Nam
theo điều tra của tôi thì đá cầu (chinh) là hợp hơn cả. Nếu
không, các bạn chơi cầu lông cũng rất tốt.
Xin cảm ơn anh!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tu_tu_2715.pdf