Vì sao chị em nên khám phụ khoa định kỳ?

Nếu không khám phụ khoa định kỳ, tôi cần đếngặp bác sĩ khi

thấy cơ thể có những dấu hiệu gì khác thường?

Phụ nữ phải đối diện với nhiều sự khó chịu, lo lắng hơn nam giới

trong suốt giai đoạn sinh sản (từ độ tuổi 20 –40 tuổi). Sự hiểu biết

có thể giúp phụ nữ đối diện với những dấu hiệu khác thường một

cách bình tĩnh hơn.

Vú tiết dịch – phiền phức nhưng hiếm khi nguy hiểm

Gọi là vú tiết dịch khi có dịch tiết ra ở núm vú ngoài thời kỳ có

thai hay cho con bú. Đây là trạng thái gây lo ngại đứng hàng thứ 3

khiến phụ nữ phải tìm gặp thầy thuốc sau cục cứng ở vú và đau vú.

Có nhiều kiểu tiết dịch với đậm độ và màu sắc khác nhau: trắng

đục (có thể là tiết sữa thực sự); trắng loãng (có thể do có thai); lẫn

máu (có thể do nhiễm khuẩn hay ung thư vú); vàng nhạt hay xanh,

có mủ (là do nhiễm khuẩn).

Có thể 1 bên hay cả 2 bên vú đều tiết dịch, có thể tiết dịch tự nhiên

hay phải nặn vú mới ra. Vú tiết dịch là triệu chứng hay gặp ở phụ

nữ nhưng nếu gặp ở nam giới thì là điều khó hiểu và và cần xem

xét kỹ lưỡng.

Đôi khi sự tiết dịch ở vú có thể tự khỏi. Hầu hết các trường hợp tiết

dịch là do bệnh lành tính nhưng cũng có thể do ung thư, nhất là

khi: có cục cứng ở vú; dịch tiết có lẫn máu; chỉ một bên vú bị tiết

dịch. Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi thì cũng không nên chủ quan

khi thấy vú tiết dịch.

Những nguyên nhân có thể gây tiết dịch bao gồm: Áp xe (túi mủ);

ung thư; nhiễm khuẩn; vú bị kích thích quá nhiều; u xơ tuyến vú,

nang xơ tuyến vú, ung thư tại chỗ ống dẫn sữa (ductal carcionoam

in situ); tiết sữa thực sự; mất cân bằng hormone; thương tích hay

chấn thương ở vú, u gai trong ống dẫn sữa (intraductal papilloma);

dùng một số thuốc, bệnh Paget; có thai, u lành tính tuyến yên gây

tăng prolactin.

Dù hiếm khi sự tiết dịch ở vú là dấu hiệu của ung thư vú nhưng

cũng là biểu hiện của một số bệnh chính cần điều trị. Nếu phụ nữ

đang còn hành kinh và sự tiết dịch ở vú không tự qua đi sau 2 kỳ

kinh hoặc sự tiết dịch gây nhiều phiền phức thì cần gặp thầy thuốc.

Nếu phụ nữ đã mãn kinh và có tiết dịch ở vú bất cứ thời điểm nào

cũng cần gặp ngaythầy thuốc.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vì sao chị em nên khám phụ khoa định kỳ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chị em nên khám phụ khoa định kỳ. (Ảnh minh họa) Vì sao chị em nên khám phụ khoa định kỳ? - Nếu không khám phụ khoa định kỳ, tôi cần đến gặp bác sĩ khi thấy cơ thể có những dấu hiệu gì khác thường? Phụ nữ phải đối diện với nhiều sự khó chịu, lo lắng hơn nam giới trong suốt giai đoạn sinh sản (từ độ tuổi 20 – 40 tuổi). Sự hiểu biết có thể giúp phụ nữ đối diện với những dấu hiệu khác thường một cách bình tĩnh hơn. Vú tiết dịch – phiền phức nhưng hiếm khi nguy hiểm Gọi là vú tiết dịch khi có dịch tiết ra ở núm vú ngoài thời kỳ có thai hay cho con bú. Đây là trạng thái gây lo ngại đứng hàng thứ 3 khiến phụ nữ phải tìm gặp thầy thuốc sau cục cứng ở vú và đau vú. Có nhiều kiểu tiết dịch với đậm độ và màu sắc khác nhau: trắng đục (có thể là tiết sữa thực sự); trắng loãng (có thể do có thai); lẫn máu (có thể do nhiễm khuẩn hay ung thư vú); vàng nhạt hay xanh, có mủ (là do nhiễm khuẩn). Có thể 1 bên hay cả 2 bên vú đều tiết dịch, có thể tiết dịch tự nhiên hay phải nặn vú mới ra. Vú tiết dịch là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ nhưng nếu gặp ở nam giới thì là điều khó hiểu và và cần xem xét kỹ lưỡng. Đôi khi sự tiết dịch ở vú có thể tự khỏi. Hầu hết các trường hợp tiết dịch là do bệnh lành tính nhưng cũng có thể do ung thư, nhất là khi: có cục cứng ở vú; dịch tiết có lẫn máu; chỉ một bên vú bị tiết dịch. Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi thì cũng không nên chủ quan khi thấy vú tiết dịch. Những nguyên nhân có thể gây tiết dịch bao gồm: Áp xe (túi mủ); ung thư; nhiễm khuẩn; vú bị kích thích quá nhiều; u xơ tuyến vú, nang xơ tuyến vú, ung thư tại chỗ ống dẫn sữa (ductal carcionoam in situ); tiết sữa thực sự; mất cân bằng hormone; thương tích hay chấn thương ở vú, u gai trong ống dẫn sữa (intraductal papilloma); dùng một số thuốc, bệnh Paget; có thai, u lành tính tuyến yên gây tăng prolactin. Dù hiếm khi sự tiết dịch ở vú là dấu hiệu của ung thư vú nhưng cũng là biểu hiện của một số bệnh chính cần điều trị. Nếu phụ nữ đang còn hành kinh và sự tiết dịch ở vú không tự qua đi sau 2 kỳ kinh hoặc sự tiết dịch gây nhiều phiền phức thì cần gặp thầy thuốc. Nếu phụ nữ đã mãn kinh và có tiết dịch ở vú bất cứ thời điểm nào cũng cần gặp ngay thầy thuốc. Phụ nữ phải đối diện với nhiều sự khó chịu, lo lắng hơn nam giới trong suốt giai đoạn sinh sản. (Ảnh minh họa) Xuất tiết âm đạo Dịch xuất tiết âm đạo có thể thay đổi về đậm độ (sệt hay loãng), màu sắc (trong, đục), mùi (không mùi hay hôi). Có một ít dịch âm đạo là chuyện bình thường, nhất là ở độ tuổi sinh sản. Các tuyến ở cổ tử cung tiết ra niêm dịch trong suốt nhưng có thể chuyển thành trắng hay vàng khi ra ngoài không khí. Đó là sự thay đổi bình thường. Niêm dịch cổ tử cung thay đổi trong suốt chu kỳ kinh, phụ thuộc vào nồng độ estrogen lưu hành trong máu. Dịch tiết âm đạo bỗng nhiên thay đổi về màu sắc, mùi, hay độ đậm, tăng hay giảm về lượng xuất tiết có thể có vấn đề nào đó, ví dụ nhiễm khuẩn. Nguyên nhân của việc thay đổi nói trên có thể do: trong cuộc sống có stress (căng thẳng, đau buồn, lo lắng…); thời kỳ rụng trứng; có hưng phấn tình dục. Những bệnh lý gây thay đổi dịch tiết âm đạo bao gồm: loạn khuẩn âm đạo; ung thư cổ tử cung; bệnh viêm âm đạo do chlamydia, do trùng doi, do nấm, quên tampon (một loại gạc cuộn dùng trong hành kinh) hay có dị vật trong âm đạo; các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Kinh nguyệt khác thường - Kinh nguyệt nhiều: Khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu cũng nhiều hơn bình thường. Kinh nguyệt nhiều có thể xảy ra một số tình huống sau: • Nếu gần đây mới trở nên có nhiều thì có thể do rối loạn hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, do có u xơ tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung, hoặc mới đặt dụng cụ tránh thai… • Nếu kinh nguyệt trở nên nhiều và cảm thấy hành kinh đau nhiều hơn trước, nhất là vào cuối kỳ kinh thì có thể do lạc nội mạc tử cung. • Nếu có chậm kinh và lại ra nhiều thì cần đề phòng sảy thai sớm, cần được khám sớm. • Nếu vừa sinh con thì có thể có kinh nhiều hơn bình thường kéo dài hai tháng sau khi sinh, nhưng cần được thầy thuốc theo dõi để loại trừ viêm nội mạc tử cung. - Kinh nguyệt thưa: Bình thường một năm người phụ nữ có từ 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt thưa là khi số chu kỳ kinh 1 năm dưới con số nói trên. Các kỳ kinh vẫn bình thường và vẫn có rụng trứng chỉ có điều ít xảy ra hơn. Kinh nguyệt thưa hay xảy ra nhất ở phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh nhưng một số phụ nữ có kinh thưa suốt những năm ở tuổi trưởng thành là do họ có chu kỳ hormone đặc biệt. Kinh nguyệt thưa không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường không cần điều trị gì trừ phi muốn có thai vì có thể do bất thường ở trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. - Mất kinh: Không thấy ra kinh ít nhất 2 tuần sau ngày đáng lẽ phải có kinh. Thường gặp trong các trường hợp: Đã từng có kinh nay bỗng mất kinh thì việc đầu tiên cần nghĩ đến là có thể có thai; mới sinh con thì sự mất kinh là bình thường, có thể kéo dài 6 tuần sau đó mới thấy kinh trở lại; có bệnh hay bị xúc động mạnh hay vừa thay đổi môi trường sống (đi nước ngoài…), căng thẳng thần kinh (do stress); mới ngừng uống thuốc tránh thai thì cũng cần nhiều tháng kinh nguyệt mới trở lại, sút cân nhiều trong một thời gian ngắn do kiêng ăn quá kỹ lưỡng hay vận động quá sức. Nếu mất kinh kèm có thai hay nhiều triệu chứng sau đây: lông tóc mọc nhiều, giọng nói trầm xuống, tăng cân không bắt nghĩa được thì có thể do rối loạn về bài tiết hormone và cần đi khám bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6.pdf