Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy người học
làm trung tâm, phương pháp Dạy học dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning - PBL) đang
được các nền giáo dục đại học ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp
dạy học dựa trên chủ đề ban đầu được phát triển trong các trường y và đã được sử dụng trong
nhiều môi trường khác nhau từ trung học đến giáo dục chuyên nghiệp. Mặc dù đã ra đời từ
những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm
của những nhà nghiên cứu giáo dục. Nghiên cứu này chỉ ra đưa ra một ví dụ về việc áp dụng
dạy học dựa trên vấn đề vào 2 môn học Chuyền đề 1 và Chuyên đề 2 trong chương trình Cử
nhân Công nghệ Thông tin tại Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) – Trường Đại học Hà Nội.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ví dụ về dạy học dựa trên vấn đề (Ploblem-Based Learning) tại khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
153
VÍ DỤ VỀ DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ (PLOBLEM-BASED
LEARNING) TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Đỗ Thị Phương Thảo
Trường Đại học Hà Nội
Tóm tắt: Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy người học
làm trung tâm, phương pháp Dạy học dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning - PBL) đang
được các nền giáo dục đại học ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp
dạy học dựa trên chủ đề ban đầu được phát triển trong các trường y và đã được sử dụng trong
nhiều môi trường khác nhau từ trung học đến giáo dục chuyên nghiệp. Mặc dù đã ra đời từ
những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm
của những nhà nghiên cứu giáo dục. Nghiên cứu này chỉ ra đưa ra một ví dụ về việc áp dụng
dạy học dựa trên vấn đề vào 2 môn học Chuyền đề 1 và Chuyên đề 2 trong chương trình Cử
nhân Công nghệ Thông tin tại Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) – Trường Đại học Hà Nội.
Từ khóa: dạy học dựa trên vấn đề, PBL, Khoa CNTT.
I. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
Như mọi người đều biết, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển
vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn trong khoảng từ 5% đến 8.5%.
Tuy nhiên con đường để Việt Nam trở thành một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp chỉ
mới bắt đầu và những thành tựu trong quá khứ không thể đảm bảo cho một tương lai
thành công. Ngoài những yếu tố liên quan tới cơ chế chính sách, cơ cấu dân số, ổn định
chính trị chúng ta không thể không nhấn mạnh vào tầm quan trọng của chất lượng
nguồn nhân lực về khoa học kỹ thuật trong việc giữ vững và phát huy những kết quả đã
đạt được về phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ đột phá thay đổi
nhanh chóng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung
tâm, người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp giảng dạy riêng phù hợp với
mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các
nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã có nhiều quan
điểm, cách tiếp cận mới trong dạy học như học chủ động, lớp học đảo ngược (Flipped
Classroom) [3, 4], dạy học dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning - PBL) [5, 6, 7],
Trong đó, tiếp cận dạy học dựa trên vấn đề đang được các nền giáo dục ở nhiều nước
quan tâm nghiên cứu, ứng dụng, nhằm khai thác tính hiệu quả và tích cực của sinh viên
trong lúc học, giúp các em có thể phát huy được khả năng của bản thân, nâng cao thành
tích học tập.
Các cơ sở giáo dục đối mặt với việc xác định làm thế nào để sử dụng các học liệu
sao cho các sinh viên không chỉ tiếp thu được kiến thức dễ dàng mà còn tự định hướng
phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề [8]. Họ có thể áp dụng vào các khóa học sau này
154
và cả khi ra trường làm việc. Trước thách thức này, việc sử dụng PBL là một lựa chọn
hợp lí khi giảng dạy các khóa học. Ở các khóa học và chương trình học sử dụng dạy học
dựa trên vấn đề, các sinh viên trong lớp sẽ cùng làm việc để giải quyết vấn đề phức tạp
trong thực tế và qua đó giúp sinh viên thu nhận được kiến thức qua giải quyết vấn đề,
các kĩ năng suy luận, thảo luận, và tự đánh giá. Những vấn đề này cũng giúp sinh viên
duy trì hứng thú với khóa học, bởi vì sinh viên nhận ra rằng mình đang học những kỹ
năng cần thiết để có thể thành công trong lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.
Dạy học dựa trên vấn đề là người học được đặt vào trong các tình huống có vấn
đề, tự mình khám phá tri thức, trực tiếp quan sát thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết
vấn đề theo suy nghĩ của bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau
trong thời gian nhất định.
Một số hướng dẫn thực hiện dạy học dựa trên vấn đề:
Hình 1: Quy trình của dạy học dựa trên vấn đề
Dạy học dựa trên vấn đề là dạy học tập trung vào một vấn đề cụ thể, việc học tập
theo kinh nghiệm được tổ chức xoay quanh việc nghiên cứu, làm sáng tỏ và giải quyết
các vấn cụ thể (Barrow, 2000; Torp và Sage, 2002). Trong dạy học dựa trên vấn đề, sinh
viên làm việc theo các nhóm nhỏ và tìm hiểu những gì họ cần biết để giải quyết vấn đề.
Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên học theo quy trình học được mô tả
trong hình 1 [2]. Trong quy trình này, còn được gọi là quy trình hướng dẫn dạy học dựa
trên vấn đề, sinh viên được đưa ra một kịch bản vấn đề. Họ xây dựng và giải quyết vấn
đề bằng cách xác định các sự kiện có liên quan tới kịch bản. Bước xác định thực tế này
giúp sinh viên có thể mô tả lại rõ vấn đề. Khi sinh viên hiểu vấn đề tốt hơn, họ tạo ra
các giả thuyết về các giải pháp có thể. Một phần quan trọng của quy trình này là xác
định các khiếm khuyết kiến thức liên quan đến vấn đề. Những thiếu sót kiến thức này
155
trở thành những vấn đề học tập mà sinh viên sẽ nghiên cứu trong quá trình tự định
hướng học tập (self-directed learning - SDL). Với việc tự định hướng học tập, sinh viên
áp dụng kiến thức mới của họ và đánh giá các giả thuyết của họ dưới ánh sáng của
những gì họ đã học được. Tại phần tổng hợp của từng vấn đề, sinh viên suy nghĩ về kiến
thức trừu tượng thu được. Giáo viên giúp sinh viên học các kỹ năng nhận thức cần thiết
cho việc giải quyết vấn đề và hợp tác. Bởi vì sinh viên tự định hướng học tập, quản lý
các mục tiêu và chiến lược học tập của mình để giải quyết các vấn đề bao gồm cả các
vấn đề không có cấu trúc của việc học tập theo chủ đề (những vấn đề mà không có giải
pháp đúng), họ cũng có được các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai sau
này.
II. VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TẠI KHOA CNTT –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Môn học Chuyên đề 1 (SS1) và Chuyên đề 2 (SS2) được giảng dạy vào năm thứ 3
trong chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin của Khoa Công nghệ Thông tin,
Trường Đại học Hà Nội. Đây là 2 môn học rất thiết thực giúp sinh viên làm quen với
các vấn đề thực tế liên quan tới nghề nghiệp của mình. Với 2 môn học này, giáo viên sẽ
đóng vai trò là người hướng dẫn giao cho sinh viên làm việc theo nhóm và theo các vấn
đề cụ thể. Thực tế thì dù chưa biết tới phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, phương
pháp dạy và học của các giảng viên giảng dạy 2 môn học này cũng đã có những khía
cạnh trùng với phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, tuy nhiên chưa thể theo đúng quy
trình chuẩn. Do đó, cá nhân tôi đã chọn 2 môn học này để áp dụng phương pháp dạy
học dựa trên vấn đề (cụ thể là vào 2 học kỳ Spring 2019 và Fall 2019).
1. Các bước thực hiện
Hai môn học SS1 và SS2 về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau ở mức độ khó
của các đề tài giao cho các nhóm sinh viên. Do đó các bước thực hiện cơ bản là giống
nhau như sau:
Bước 1 (tuần 1-2): Giảng viên giao đề tài cho các nhóm sinh viên hoặc sinh
viên tự đề xuất đề tài của nhóm mình và cần phê duyệt của giảng viên
Giảng viên giao cho sinh viên, để sinh viên xác định được nội dung vấn đề học
tập, tìm hiểu tài liệu, tham gia thảo luận nhóm.
Ví dụ: Đề tài Xây dựng ứng dụng hoặc Thiết kế và xây dựng website (bán hàng
trực tuyến, học online).
Với đề tài này, giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên xác định tìm hiểu các vấn đề
liên quan như:
- Lý thuyết về xây dựng ứng dụng/website, thiết kế giao diện ứng dụng/website và
các ví dụ về các ứng dụng liên quan/website bán hàng trực tuyến.
156
- Chu trình vòng đời phát triển một phần mềm: Ví dụ mô hình thác nước (water
fall) bao gồm các bước: Xác định yêu cầu phần mềm (Software Requirement
Specification – SRS), Phân tích thiết kế cơ bản và chi tiết (Design), Cài đặt
(Implementation), Kiểm thử (Test), Bảo trì (Maintenance)
Bước 2 (tuần 3-14): Thảo luận nhóm
Sau khi xác định được các đề tài, sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn thực
hiện đề tài trong suốt 15 tuần của môn học. Mỗi tuần, giảng viên sẽ đưa ra các hoạt
động có định hướng để sinh viên thực hiện theo các kịch bản.
Bước 3 (tuần 15): Tổ chức buổi thuyết trình và đánh giá kết quả cho các nhóm
Giảng viên tổ chức buổi thuyết trình nhóm kết hợp phỏng vấn:
- Giảng viên đánh giá kết quả chung của nhóm.
- Giảng viên đánh giá kết quả của từng thành viên trong nhóm dựa vào câu hỏi
phỏng vấn sau phần thuyết trình của các nhóm trên lớp.
- Giảng viên đánh giá dựa trên câu hỏi phản biện/đánh giá chéo giữa các nhóm.
Ba bước trên được hoàn thành sau 15 tuần của môn học với kế hoạch như sau:
Tuần Hoạt động Kết quả của mỗi nhóm
1 Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu/phương pháp
làm ứng dụng/websites
Chọn chủ đề
Chủ đề được chọn
2 Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu/phương pháp
làm ứng dụng/websites
Chọn chủ đề
Chủ đề được chọn
3 Thảo luận chung để xác định Yêu cầu của ứng
dụng/website:
Objective of the week: students identify your own
application/website for one given problem and
proposed requirements for that application/website.
The requirements will be used throughtout the
semester.
- What to do?
- For whom?
- Target customers: which age group and
religion does it suit for?
- Outstanding or unique features of the
app/website?
Bản báo cáo chung về
yêu cầu của ứng
dụng/website.
4 Thảo luận và so sánh để xác định Yêu cầu của ứng
dụng/website:
Objective of the week: students clearly identify
requirements specification for their application
basing on current similar applications.
Activities for development group: Each group will
Bản báo cáo chi tiết về
yêu cầu của ứng
dụng/website.
157
find and try 2 apps/websites similar to your proposed
product/website. Then find out the strong and week
points of those apps/websites. Exchange the ideas
with your friends in group and base on such
information to define the requirements
specifications: for your systems such as functions of
the games/apps, how to interact with customers,
which issues to enhance, which issues to avoid, the
new concept/idea in your app and so on.
5 Thảo luận và so sánh để xác định Yêu cầu của ứng
dụng/website:
(tiếp tục)
Bản báo cáo chi tiết về
yêu cầu của ứng
dụng/website.
6 Thảo luận về Thiết kế ứng dụng/website:
Activities: Each group will continue with similar 2
apps/websites chosen from week 4.
- Analyze/compare the design of some popular
similar app/website...
- Write your design document with detail graphic
user interface/detail database design...
Bản thiết kế chung của
ứng dụng/website.
7 Thảo luận về Thiết kế ứng dụng/website: các nguyên
tắc thiết kế chung (design rules)
- Recalling PRINCIPLES TO SUPPORT
USABILITY in HCI course.
- Analyzing your systems to find parts of the design
which follow the rules, and which do not follow any
rules. You should give detailed explanation
- Submit your analysis
Bản thiết kế chung của
ứng dụng/website.
8 Thảo luận về Thiết kế ứng dụng/website: Hoàn thiện
thiết kế giao diện/chức năng/dữ liệu
Bản thiết kế chi tiết
giao diện/chức năng
của ứng dụng/website.
9 Thảo luận về Thiết kế ứng dụng/website: Hoàn thiện
thiết kế giao diện/chức năng/dữ liệu
Bản thiết kế chi tiết:
user case diagram,
class diagram
10 Viết code/Cài đặt ứng dụng/website: Chọn/học ngôn
ngữ, IDE, framework, cơ sở dữ liệu
11 Viết code/Cài đặt ứng dụng/website: Thảo luận/góp
ý/chỉnh sửa sản phẩm
Demo sản phẩm ứng
dụng/website
12 Viết code/Cài đặt ứng dụng/website: Thảo luận/góp
ý/chỉnh sửa sản phẩm
Demo sản phẩm
13 Viết code/Cài đặt ứng dụng/website: Thảo luận/góp
ý/chỉnh sửa sản phẩm
Demo sản phẩm
14 Viết code/Cài đặt ứng dụng/website: Thảo luận/góp
ý/chỉnh sửa sản phẩm
Demo sản phẩm
15 Thuyết trình/phỏng vấn cuối kỳ Thuyết trình nhóm và
phỏng vấn từng thành
viên
2. Kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá theo 3 đầu điểm:
158
1. Điểm chuyên cần: 10%
Điểm này đánh giá dựa trên mức độ tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp
trong suốt 15 tuần môn học.
2. Điểm thường xuyên: 30%
Điểm này giảng viên đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của các nhóm tương ứng
với các hoạt động khác nhau mỗi tuần.
3. Điểm cuối kỳ: 60%
Điểm này giảng viên đánh giá dựa trên kết quả thuyết trình/phỏng vấn/đánh giá
chéo giữa các nhóm vào tuần cuối cùng của môn học, tuần 15.
Bảng dưới đây sẽ cho biết điểm trung bình, phần trăm đạt và không đạt của môn
học.
Môn học/Học kỳ Điểm trung bình Phần trăm đạt
Phần trăm
không đạt
SS2 Spring 2019 7.72 96.55% 3.45%
SS1 Fall 2019 6.90 86.67% 13.33%
Có thể nhận thấy phần trăm sinh viên đạt môn học là khá cao. Sự khác biệt về
điểm trung bình môn học có thể thấy trong bảng là do sự tham gia nhiệt tình hay không
của sinh viên vào các hoạt động trong suốt 15 tuần của môn học.
III. KẾT LUẬN
[9]. Việc vận dụng tiếp cận dạy học dựa trên vấn đề vào giảng dạy ở hai môn học
trên không ngoài mục đích là nhằm nâng cao chất lượng dạy học các kiến thức môn học.
Hơn thế nữa là nhằm góp phần bồi dưỡng phương pháp nhận thức, kĩ năng tư duy và
năng lực tự lực giải quyết vấn đề cho sinh viên. Qua việc thực hiện đề tài này chúng tôi
nhận thấy rằng, việc dạy học dựa trên vấn đề đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị công phu,
đầu tư nhiều thời gian và đòi hỏi sáng tạo rất lớn ở giảng viên. Do vậy, giảng viên phải
nắm vững không những tri thức khoa học mình giảng dạy mà còn phải am hiểu sâu sắc
phương pháp luận nhận thức khoa học, phương pháp tạo vấn đề. Kết quả của nghiên
cứu là một ví dụ chỉ dẫn cho các môn học khác khi muốn áp dụng dạy học dựa trên vấn
đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES
[1] Hariklia Tsalapatas,Carlos Vaz de Carvalho, Olivier Heidmann, Elias Houstis,
Active Problem-Based Learning for Engineering Higher Education, 2018.
[2] Cindy E. Hmelo-Silver, Problem-Based Learning: What and How Do Students
Learn? Educational Psychology Review, Vol. 16, No. 3, September 2004.
159
[3] Alvarez, B., Flipped the classroom: Homework in class, lessons at home,
Education Digest: Essential Readings Condensed For Quick Review, số 77(8), trang 18-
21, 2011.
[3] Berrett D, How flipping the classroom can improve the traditional lecture, The
Chronicle of Higher Education, 2012.
[4] Barrows, H. Kelson, A. Problem-based Learning: A Total Approach to
Education, Illinois University Press, 1993.
[5] Donald R Woods, Problem Based Learning - How to gain the Most from PBL,
WL Griffen Printing, 1994.
[6] Finkle, S. L., & Torp, L. L. Introductory documents. Available from the
Center for problem-based Learning, Illinois Math and Science Academy, 1500 West
Sullivan road, Aurora, IL 60506-1000, (1995)
[7] Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học - kĩ thuật giải quyết vấn đề
và ra quyết định, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_du_ve_day_hoc_dua_tren_van_de_ploblem_based_learning_tai.pdf