Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã lôi được ra ánh
sáng virút viêm gan C (HCV), một tác nhân chủ yếu gây viêm gan không A,
không B (VGKAKB) sau truyền máu. Theo sau sự phát hiện HCV, các thế
hệ thử nghiệm huyết thanh học ra đời, nhờ đó đã có thể sàng lọc được HCV
trong cho máu và truyền máu cũng như phát hiện được các trường hợp
nhiễm HCV trong các bệnh nhân bị viêm gan.
Các nhà nghiên cứu y học của chúng ta hiện cũng đang vénbức màn bí mật
của HCV và tình trạng nhiễm HCV tại Việt Nam qua việc dựng thành công
kỹ thuật RT-PCR phát hiện trực tiếp HCV-RNA trong huyết thanh bệnh
nhân. Thử nghiệm nầy hiện đang được áp dụng chẳng những trong nghiên
cứu mà còn được thực hiện trong chẩn đoán thường qui. Chẳng những thế
trong một tương lai rất gần, kỹ thuật nầy rất có thể được chuyển giao dễ
dàng đến các phòng thí nghiệm khác trong nước.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vén màn bí mật tác nhân gây bệnh viêm gan siêu vi c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÉN MÀN BÍ MẬT TÁC NHÂN GÂY BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C
TÓM TẮT
Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã lôi được ra ánh
sáng virút viêm gan C (HCV), một tác nhân chủ yếu gây viêm gan không A,
không B (VGKAKB) sau truyền máu. Theo sau sự phát hiện HCV, các thế
hệ thử nghiệm huyết thanh học ra đời, nhờ đó đã có thể sàng lọc được HCV
trong cho máu và truyền máu cũng như phát hiện được các trường hợp
nhiễm HCV trong các bệnh nhân bị viêm gan.
Các nhà nghiên cứu y học của chúng ta hiện cũng đang vén bức màn bí mật
của HCV và tình trạng nhiễm HCV tại Việt Nam qua việc dựng thành công
kỹ thuật RT-PCR phát hiện trực tiếp HCV-RNA trong huyết thanh bệnh
nhân. Thử nghiệm nầy hiện đang được áp dụng chẳng những trong nghiên
cứu mà còn được thực hiện trong chẩn đoán thường qui. Chẳng những thế
trong một tương lai rất gần, kỹ thuật nầy rất có thể được chuyển giao dễ
dàng đến các phòng thí nghiệm khác trong nước.
SUMMARY
"BRING INTO LIGHT THE VIRAL PATHOGEN CAUSING HEPATITIS
C
Pham Hung Van, Hor Sokhy, Do Thi Thanh Thuy, Le Thuy Quyen, Nguyen
Pham Thanh Nhan, Dong Thi Hoai An * Y hoc TP. Ho Chi Minh 1999 *
Vol. 3 * No. 3: 144-152
By the means of molecular biology, Scientists have brought into light the
HCV, the main pathogen of non A - non B hepatitis after transfusion. After
the detection of HCV, the generations of serological tests have been
developed and applied in screening of HCV in blood donor and transfusion,
and in defined diagnosis of HCV infection in patients with hepatitis. Our
scientists in medical field have also brought into light the HCV and HCV
infection situation in our Vietnamese population through the successful
setting up the RT-PCR to detect directly the HCV-RNA in patients sera.
This RT-PCR technique is not only applying in research but also in routine
diagnosis. In addition, this kind of technique is going to be transfered to
other laboratories in the country."
Một tác nhân bí mật gây viêm gan sau truyền máu
Vào năm 1975, các kỹ thuật miễn dịch phát hiện tác nhân virút gây viêm gan
siêu vi A và B đã bắt đầu được cho phép dùng sàng lọc trong truyền máu, và
chúng ta đã có hy vọng rằng có thể ngăn ngừa hoàn toàn các trường hợp
viêm gan siêu vi sau truyền máu. Nhưng chỉ một thời gian ngắn các nhà
khoa học và y học đã phát hiện rằng còn có ít nhất một tác nhân nhiễm trùng
bí mật nào đó chịu trách nhiệm trong nhiều trường hợp bị viêm gan sau
truyền máu mặc dù các bịch máu truyền đã qua sàng lọc tác nhân virút viêm
gan A và B (Prince, 1975). Người ta đã gọi những trường hợp này là viêm
gan không A không B (VGKK B) sau truyền máu.
Truy tầm dấu vết thủ phạm: vô vọng và tốn kém...
Kể từ đó trở đi, tất cả các phương tiện, phương pháp nghiên cứu miễn dịch
học và virút học hiện đại và tốn kém đã được dùng để cố gắng tìm cách phát
hiện tác nhân gây bệnh ẩn mặt này, nhưng kết quả vẫn là con số không,
không nuôi cấy được virút, không thấy được virút qua kính hiển vi điện tử,
không tìm được dấu vết của kháng nguyên đặc hiệu, và không phát hiện
được một kháng thể đặc hiệu nào.
Sinh học phân tử vào cuộc, và...
Năm 1989, chỉ sau hơn một năm cật lực nghiên cứu, các dấu vết đầu tiên của
tác nhân gây bệnh này đã được phát hiện (Choo, 1989) và dần dần toàn bộ
bộ gen cũng như các cấu trúc của virút đã được các nhà khoa học lôi ra ánh
sáng(1,2).
Virút gây bệnh được đặt tên là virút viêm gan C (HCV), đây là virút nhỏ
có vỏ bọc, bộ gen là một chuỗi RNA mạch (+) chứa 9.400 nucleotid và có
một vùng mã hóa lớn tương đương với một polyprotein dài 3.011acid amin
(aa). Virút có cấu trúc di truyền giống nhóm pestivirus, cấu trúc protein
giống nhóm flavivirus.
HCV và lâm sàng học...
HCV là tác nhân chủ yếu (70-95%) VGKAKB sau truyền máu. Có thể từ mẹ
sang con, qua tình dục, qua dụng cụ. Tuy nhiên có đến trên một nửa các
trường hợp nhiễm HCV mà không rõ đường truyền. Tỷ lệ nhiễm là 0,2 - 2%
trong các trường hợp người cho máu, và đến 80% trong các trường hợp tiêm
chích ma túy. Có từ 50% đến 80% các trường hợp viêm gan siêu vi C
chuyển qua mạn tính và 20-25% các trường hợp mạn tính bị chuyển qua xơ
gan và/hay ung thư gan. Các trường hợp viêm gan mạn tính được biểu hiện
thông qua sự dao động của men gan alanine amino transferase (SGOT), và
có thể thấy rõ sự thay đổi tổ chức gan qua sinh thiết gan.
Ðiều trị nhiễm HCV bằng interferon alpha đã được Cơ quan Quản trị Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp nhận và điều trị này có thể loại trừ được
virút. Tuy nhiên chỉ có dưới 50% các trường hợp đáp ứng với điều trị, và
cũng thường hay bị tái phát.
Phát hiện HCV bằng sinh học phân tử đã mở ra một con đường mới để
phát hiện các tác nhân nhiễm trùng bí mật
Các nhà sinh học phân tử khi nhập cuộc đã thiết kế và thực hiện một chương
trình nghiên cứu rất thông minh, nhưng cũng đầy công phu và gian khổ, nhờ
đó đã phát hiện được tác nhân HCV. Có thể tóm tắt các bước đi của chương
trình nghiên cứu này như sau(1,2):
Trước hết gây nhiễm thực nghiệm cho tinh tinh một sản phẩm từ
máu là yếu tố XIII bị nhiễm tác nhân gây VGKAKB.
Sau đó lấy một lượng lớn huyết tương của tinh tinh này, siêu ly tâm
để ly trích toàn bộ acid nucleic có trong huyết tương với hy vọng trong số
đó có acid nucleic của tác nhân gây bệnh VGKAKB.
Dùng kỹ thuật mồi ngẫu nhiên để tổng hợp các cDNA (DNA bổ
sung) từ các acid nucleic đã ly trích, lập thư viện cDNA với vectơ là pha
gt11.
Ðưa vectơ gt11 có cDNA vào tế bào E. coli để biểu hiện
polypeptid. Có hàng triệu dòng với hàng triệu polypeptid đã được biểu
hiện và thu nhận được.
Sàng lọc hơn một triệu polypeptid này, phát hiện 1 polypetid từ dòng
5-1-1 phản ứng đặc hiệu với kháng thể trong huyết thanh người
VGKAKB sau truyền máu.
Từ dòng 5-1-1, chế các đoạn dò đặc hiệu, dò lại trên thư viện cDNA,
phát hiện được một đoạn gen đầu tiên c-100.
Chèn c-100 vào vectơ có gen SOD người là một gen có tính khởi
động mạnh, đưa vectơ tái tổ hợp này vào tế bào nấm men, biểu hiện được
protein c100-3. Từ protein c100-3 này, các thế hệ đầu tiên của thử
nghiệm miễn dịch ra đời để sàng lọc trong cho máu và truyền máu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61_3887.pdf