Phải sử dụng loại hàng hóa xưa kia được sản xuất từ máy móc sơ chế hoặc gia
công, chưa kể còn hàng rởm, kém chất lượng, nên cha ông chúng ta thường chép
miệng, đành lòng với tâm lý buông xuôi, chấp nhận "Một đời ta muôn vàn đời nó”!
Hoặc "tiền nào của nấy", kêu ca làm gì! Như vậy, có một tâm lý tiêu dùng là muốn
dùng hàng tốt bền, mà trên thực tế chỉ có một số ít mặt hàng truyền thống hoặc gia
truyền đáp ứng được nhu cầu này mà thôi, còn vẫn phải sống chung với một thực
tế phổ biến khác là có nhiều hàng hóa kém chất lượng cả về nội dung và hình thức,
tuy giá cũng rẻ, vừa túi tiền người tiêu dùng.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Về tâm lý tiêu dùng của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về tâm lý tiêu dùng của người Việt
Nước ta từ xa xưa đã phải chống chọi liên miên với thiên tai địch họa, lại xuất
phát từ nền kinh tế mang nặng dấu ấn tiểu nông, nền kinh tế thị trường cũng
phát triển muộn, nên tâm lý tiêu dùng của người Việt chủ yếu là trọng sự bền
chắc trong giá trị sử dụng, lấy các yếu tố thực chất làm nên cái cốt lõi bên
trong hơn là sự hào nhoáng của hình thức bên ngoài.
Từ tự cung tự cấp…
Phải sử dụng loại hàng hóa xưa kia được sản xuất từ máy móc sơ chế hoặc gia
công, chưa kể còn hàng rởm, kém chất lượng, nên cha ông chúng ta thường chép
miệng, đành lòng với tâm lý buông xuôi, chấp nhận "Một đời ta muôn vàn đời nó”!
Hoặc "tiền nào của nấy", kêu ca làm gì! Như vậy, có một tâm lý tiêu dùng là muốn
dùng hàng tốt bền, mà trên thực tế chỉ có một số ít mặt hàng truyền thống hoặc gia
truyền đáp ứng được nhu cầu này mà thôi, còn vẫn phải sống chung với một thực
tế phổ biến khác là có nhiều hàng hóa kém chất lượng cả về nội dung và hình thức,
tuy giá cũng rẻ, vừa túi tiền người tiêu dùng.
Hiện tượng chấp nhận và dễ tín này đã chịu sự thử thách nghiêm trọng khi đất
nước va đập vào thị trường thế giới. Đồ gốm sứ Trung Hoa, tơ lụa và nhung gấm
Trung Hoa, vải vóc chăn đệm Ấn Độ, thảm quý Ba Tư, đồ mỹ nghệ, văn phòng
phẩm và các đồ trang trí nhà cửa nội ngoại thất của Nhật Bản... đã du nhập vào
nước ta từ nhiều thế kỷ trước.
Kíp đến khi phát minh ra điện thì bắt đầu một cuộc cách mạng tiêu dùng khi thay
thế hết các vật dụng xưa kia bằng đồ điện. Nền văn minh hiện đại phát triển như vũ
bão nửa sau thế kỷ 20 cuốn hút con người vào các tiện nghi tiêu dùng hiện đại.
Nhu cầu con người được thỏa mãn tối đa, và con người từ xã hội tiêu dùng đã bước
sang một xã hội hưởng thụ.
Do trình độ công nghệ cao hơn của các nước phát triển công nghệ sớm hơn, từ thế
kỷ 20 trở đi, tâm lý hàng hóa của người Việt cũng thay đổi, đó là tâm lý sính hàng
ngoại, thậm chí có lúc là mê tín hàng ngoại đến mức gần như độc tôn.
Vỉa hè là nơi kinh doanh cốt yếu của hàng Việt - ảnh minh họa
Với lòng tự tôn dân tộc, chỉ trong vòng 4, 5 thập kỷ, chúng ta ra sức vượt lên về kỹ
thuật và công nghệ, chống nghèo nàn lạc hậu, tiến dần vào công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, từ đó khả năng sản xuất hàng hóa trong nước cũng đã có những bước
tiến vượt bậc. Bắt đầu là từ thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc đã tạo ra một nền
móng vững chắc cho cơ khí hóa và điện khí hóa, tiếp đó là hoàn thiện từng bước kỹ
nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Từ khi hòa bình lập lại, thống nhất đất nước nhất là
từ sau thời kỳ đổi mới, hàng hóa các chủng loại của chúng ta đã có những bước
tiến cao hơn hẳn về chất.
"Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" không đơn thuẩn chỉ là khẩu hiệu nữa, mà
thực sự đã có nội dung cụ thể và tính thuyết phục khá cao, khi chúng ta làm ra
hàng Việt ngày càng có chất lượng hơn. Thương hiệu chè, cà phê Việt Nam được
khẳng định, gạo xuất khẩu ngày càng có uy tín, đứng vào hàng các nước hàng đầu
về xuất khẩu gạo thế giới, rồi tôm đông lạnh, cá basa, hạt điều, hồ tiêu, một số mặt
hàng nông sản tươi hoặc chế biến đồ hộp, tiếp đó là giày dép, hàng may mặc, đồ
trang sức bằng da, một số máy móc cơ khí, đặc biệt là mặt hàng công nghệ điện tử
mới phát triển nhưng đã tạo được chất lượng đủ uy tín để xuất khẩu như máy tính
cho học sinh, tivi và xe máy lắp ráp trong nước... ấy là chưa kể chúng ta bắt đầu
đóng được tàu biển trọng tải lớn để xuất khẩu, từ vài ngàn tấn đến vài vạn tấn.
Về các hàng tiêu dùng thông thường phục vụ dân sinh, khả năng liên doanh để tự
sản xuất trong nước ngày nay cũng đã chiếm 1 tỷ lệ khá cao và hầu như đảm bảo tự
túc được hầu hết các mặt hàng thiết yếu, kể cả các mặt hàng có nhu cầu cao về chất
lượng, vì thế đã đến lúc chúng ta có đủ vị thế và uy tín để mở một cuộc tuyên
truyền rộng rãi về hàng Việt Nam và làm thay đổi về căn bản nhận định về hàng
sản xuất trong nước so với hàng ngoại. Nhiều năm nay, các cuộc trao giải thưởng
về "hàng Việt Nam chất lượng cao", "Top teen Việt Nam" tôn vinh các doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất có uy tín trong và ngoài nước đã góp phần không nhỏ cải
thiện cái nhìn và uy tín hàng Việt. Rất nhiều hàng nhập khẩu bằng đường tiểu
ngạch qua biên giới Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia... hiện nay đã không
còn đủ sức hấp dẫn người tiêu dùng Việt nữa, dù có thể giá cả thấp hơn hàng Việt
Nam.
Đến thời hữu xạ tự nhiên hương
"Hữu xạ tự nhiên hương", hàng Việt Nam tốt hơn, phù hợp thị hiếu người Việt
hơn, an toàn với môi trường hơn, giá cả ngày càng hợp lý hơn đã tỏ ra thắng thế và
được người tiêu dùng chấp nhận nồng nhiệt.
Chúng ta phải đồng thời làm được các việc phối hợp đồng bộ sau với các nhà sản
xuất: Tiếp tục cải tiến mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm công nghệ, đa dạng hóa
sản phẩm để phục vụ được nhiều sở thích và thị hiếu khác nhau của người tiêu
dùng ngày một khó tính hơn và yêu cầu cao hơn. Liên kết với các Cty và nhà sản
xuất đa quốc gia khác để chọn lựa được những mặt hàng và mẫu mã được ưa
chuộng nhất, cùng cải tiến theo tâm lý của người Việt Nam để tạo ra những mặt
hàng liên doanh cao ở đẳng cấp Quốc tế, đồng thời đã được cải tiến cho phù hợp
với thị hiếu và sở thích của người Việt Nam.
Tâm lý tiêu dùng của người dân không phải là một trạng thái bất biến và cũng
không hề bảo thủ. Dân số của nước ta cũng đang là một dân số trẻ và năng động,
sẵn sàng thích ứng với cái mới, nếu thuyết phục được họ từ các khía cạnh hợp lý và
thực tiễn. Từ đó, chúng ta hoàn toàn tự tin có thể xây dựng một chiến lược về tiêu
dùng trên bình diện quốc gia và hướng tới những mục tiêu kích thích mạnh mẽ
được sản xuất trong nước.
Qua việc điều tra thị hiếu tiêu dùng của hệ thông các siêu thị và mạng lưới bán lẻ
những năm gần đây, chúng ta có thể thấy là người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ đánh
giá cao những tiêu chí như sau khi lựa chọn mua hàng hóa: Một là kết cấu (cấu tạo)
của hàng hóa hoặc vật dụng phải hợp lý và càng gọn nhẹ càng tốt; Hai là kiểu dáng
phải thanh nhã và tinh tế; ba là công năng hoạt động phải tiện dụng và tính nặng sử
dụng phải lâu bền. Như vậy, tuy đời sống đã thay đổi, nhưng trong tiêu chí hàng
hóa vẫn còn lại sự tiếp nối từ quan niệm của truyền thống cha ông.
Bằng Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_tam_ly_tieu_dung_cua_nguoi_viet_8017.pdf