*Mỗilần chỉsửdụngmột loại kháng sinh: chỉ nênsửdụngmột loại kháng sinh
hoặckếthợp hai loại theohướngdẫncủa bácsĩ thú y.Nếusửdụng nhiều loại
kháng sinhcùng lúc sẽ gây nguy hiểmchogia súc.c
* Không nênlạmdụng thuốc kháng sinh: không nên dùng kháng sinh để phòng
bệnh hoặc dùng trànlank, tuỳtiện.
* Phải đảmbảo an toànvệ sinh thực phẩm: Tấtcả các loại thuốc kháng sinh đều
có thời gian an toàn chosản phẩm. Đây là khoảng thời giantừ sau khikết thúclần
điều trị cuối cùng đến khi an toàn tiêu thụ thịt. Điều này là để đảmbảo khôngcòn
tồndư thuốc kháng sinh trong thịt. Vì thế, không nênmổ thịt gia súc trước thời
gian an toàn. Thời gian an toàn này khác nhau, tuỳ thuộc loại kháng sinh theo
khuyến cáocủa nhàsản xuất.
*Kếthợp các biện pháp điều trị:: Khisửdụng kháng sinhcầnkếthợpvớibổ
sung các vitamincần thiết, dinhdưỡngtốt và đảmbảo chăm sóc và quản lýtốtsẽ
giúp cho gia súc khỏi bệnh và phụchồi sức khoẻnhanh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảcủa kháng sinh
Các nguyênnhân làm cho sửdụng kháng sinh không có hiệu quả:
* Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị
* Liều kháng sinhsửdụng quá ít hoặc thời gian điều trị quá ngắn
* Chất lượngkháng sinh không tốt
* Dùng kháng sinh quámuộn hoặckhi giasúcquá ốm,yếu
* Do vi khuẩn nhờn thuốc
* Bệnh do virus, do ngộ độc.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vệ sinh, phòng và trị một số bệnh phổ biến ở lợn thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn tiêu thụ thịt. Điều này là để đảm bảo không còn
tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt. Vì thế, không nên mổ thịt gia súc trước thời
gian an toàn. Thời gian an toàn này khác nhau, tuỳ thuộc loại kháng sinh theo
khuyến cáo của nhà sản xuất.
* Kết hợp các biện pháp điều trị:: Khi sử dụng kháng sinh cần kết hợp với bổ
sung các vitamin cần thiết, dinh dưỡng tốt và đảm bảo chăm sóc và quản lý tốt sẽ
giúp cho gia súc khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ nhanh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh
Các nguyên nhân làm cho sử dụng kháng sinh không có hiệu quả:
* Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị
* Liều kháng sinh sử dụng quá ít hoặc thời gian điều trị quá ngắn
* Chất lượng kháng sinh không tốt
* Dùng kháng sinh quá muộn hoặc khi gia súc quá ốm, yếu
* Do vi khuẩn nhờn thuốc
* Bệnh do virus, do ngộ độc...
6.1.2. Thuốc trị ký sinh trùng
Một số loại thuốc trị ký sinh trùng thường dùng:
Thuốc trị nội ký sinh trùng
* Thuốc tẩy giun tròn:
Levamisol
Ivermectin
Menbendazol
* Tẩy giun, sán
Fenbendazol
* Tẩy sán lá gan trâu bò
Dertil B Faciolid (Nitroxinil 25%)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Tolzan D (oxyclozanid) Fasinex
* Trị ký sinh trùng đường máu
Azidin Trypazen
Berenil Trypamidium
Thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để diệt ve, ghẻ, mạt, mò, rận…
Dipterex (Trichlorphon)
Hantox (Amitraz)
Ivermectin (tiêm dưới da)
6.1.3. Thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau
Analgin: Có tác dụng hạ sốt và giảm đau.
Dexamethasone: được dùng để chống viêm và giảm đau.
Chú ý: Nên sử dụng kết hợp với các loại kháng sinh và sulfamid. Không dùng cho
gia súc có chửa.
6.1.4. Nhóm vitamin và khoáng
Vai trò của các vitamin và khoáng
Vitamin và khoáng không những đóng trai trò quan trọng trong quá trình sinh
trưởng, phát triển bình thường của vật nuôi mà còn hỗ trợ cho quá trình điều trị và
là thuốc điều trị trong bệnh thiếu vitamin, khoáng.
Các vitamin chủ yếu
Vitamin A: Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt, chống nhiễm trùng, giúp mau lành vết
thương. Vitamin A có nhiều trong rau xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang ruột nghệ.
Vitamin B1: Có tác dụng bổ thần kinh và kích thích tiêu hoá. Vitamin B1 có nhiều
trong cám gạo.
Vitamin C: Có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể và giải độc. Thường được sử
dụng kết hợp để điều trị trong các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C có nhiều trong các
loại rau tươi.
Vitamin D: chống còi xương và kích thích sinh trưởng, có nhiều trong xương.
Vitamin E: có tác dụng kích thích sinh sản, tái tạo tế bào, cần thiết cho hệ thần
kinh và kháng thể. Vitamin E có nhiều trong mầm lúa, giá đỗ.
Chú ý: Phải bảo đảm cân đối các loại vitamin trong khẩu phần. Không dùng quá
nhiều vitamin A, D, E vì có thể gây ngộ độc cho vật nuôi.
Các chất khoáng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Tuy chỉ cần một lượng khoáng rất nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết cho cơ thể vật
nuôi.
Một số trường hợp thường phải bổ sung khoáng:
* Đối với bệnh ỉa chảy: Cho uống dung dịch điện giải trong trường hợp vật nuôi bị
ỉa chảy. Nếu không có dung dịch điện giải thì pha 6 thìa muối và 1/2 thìa đường
gluco trong 1 lít nước ấm rồi cho gia súc uống.
* Đối với lợn con sơ sinh: Tiêm sắt -dextran khi lợn con được 3 và 10 ngày tuổi.
* Đối với lợn nái: bổ sung khoáng cho lợn nái có chửa và nuôi con.
6.1.5. Dung dịch truyền
Có hai loại dung dịch truyền thường dùng là nước muối sinh lý và dung dịch
Glucoza 5%.
* Nước muối sinh lý hoặc nước sinh lý mặn (Natri clorua-HCl 0,9%): dùng khi gia
súc mất máu, ỉa chảy, nôn mửa, ngộ độc.
* Dung dịch glucoza 5% hoặc nước sinh lý ngọt: dùng để giải độc, tăng đường
huyết.
6.1.6. Thuốc sát trùng cục bộ
Vai trò của thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng cục bộ có tác dụng diệt mầm bệnh trên da, niêm mạc và các vết
thương.
Một số thuốc sát trùng thông dụng
* Dung dịch thuốc tím (KMnO4): Dùng dung dịch thuốc tím 1% để sát trùng vết
thương và thụt rửa đường sinh dục cái
* Dung dịch xanh Methylen 1%: thường dùng bôi vết thương ngoài da
* Cồn 700: dùng để sát trùng vết thương
* Cồn I ốt 2-5%: dùng để sát trùng vết thương ngoài da
* Nước ôxy già (H2O2): dùng để sát trùng vết thương nông hoặc sâu
* Cồn I ốt pha với Ôxy già (theo tỷ lệ 1: 1): dùng để rửa các vết thương sâu. Sử
dụng bơm tiêm (không kim) xịt thuốc vào các vết thương
* Axir boric 1-3%: thường dùng để rửa sạch và sát trùng các vết thương ở mắt
* Trong trường hợp không có các loại thuốc sát trùng trên, có thể dùng:
a. Nước muối: Cách pha như sau: lấy một thìa to muối ăn (15 gam) cho vào một lít
nước sạch, khuấy đều, đun sôi, để nguội rồi đem dùng. Nước muối này rẻ, dễ làm,
có thể được sử dụng như thuốc sát trùng vết thương nhưng chỉ sử dụng lúc đầu, sau
đó phải dùng loại thuốc sát trùng khác.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
b. Nước quả chua: chanh, khế... cũng có tác dụng sát trùng vết thương, vết loét.
6.2. Cách đưa thuốc vào cơ thể
Để đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi, thường sử dụng các cách sau:
* Tiêm * Bôi ngoài da
* Cho ăn hoặc uống * Thụt rửa, bơm
Tiêm thuốc
Đường tiêm: Có 3 đường chính là tiêm bắp, tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch (tiêm
ven)
Vị trí tiêm:
* Tiêm bắp, tiêm dưới da: sau gốc tai, cách gốc tai một khoảng bằng độ dài từ gốc
đến đỉnh nhọn của lai.
* Tiêm tĩnh mạch: tiêm vào tĩnh mạch ở đuôi hoặc tai, nhưng nông dân không nên
tự tiêm tĩnh mạch cho lợn, chỉ bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên có thể tiêm được.
Chú ý: Việc tiêm tĩnh mạch (tiêm ven) cần hết sức thận trọng, phải đẩy hết không
khí ra khỏi bơm tiêm trước khi đưa thuốc vào cơ thể để tránh sốc, phải đâm kim
cho chính xác và bơm thuốc chậm.
Cho ăn hoặc uống thuốc
Thuốc viên: thường cho vào sâu trong miệng, đặt tận gốc lưỡi để lợn dễ nuốt.
Tránh làm thuốc đi vào khí quản và phổi, làm cho gia súc bị sặc và chết
Thuốc bột, thuốc nước: pha với nước cho uống hoặc trộn với thức ăn để lợn ăn
cùng
Bôi thuốc ngoài da
Thuốc nước: dùng để rửa vết thương, nốt loét ngoài da, chống nhiễm trùng
Thuốc bột: dùng để rắc lên vết thương
Thuốc mỡ: dùng để bôi lên vết thương
Thụt rửa hoặc bơm thuốc
Thụt rửa thuốc là phương pháp ứng dụng trong các bệnh đường sinh dục, sót nhau.
Bơm thuốc là phương pháp ứng dụng trong các trường hợp viêm vú
6.3. Những thông tin trên nhãn thuốc
Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
Trên nhãn có các thông tin sau:
* Tên thuốc * Liều dùng và cách sử dụng
* Thành phần thuốc * Thời hạn sử dụng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
* Lượng (mg, g, ml) hoặc đơn vị (IU) * Tên nhà sản xuất và số lô sản xuất
* Chỉ định (công dụng) * Các khuyến cáo khác
6.4. Cách tính liều lượng thuốc cần thiết
Các bước tính liều lượng thuốc cần thiết
Bước 1: Ước lượng thể trọng của vật nuôi (kg)
Bước 2: Xác định liều thuốc nguyên chất cần cho 1 kg thể trọng trong 1 ngày
Bước 3: Tính lượng thuốc nguyên chất cần dùng cho con vật trong 1 ngày
Bước 4: Tính lượng thuốc thương phẩm (dạng nước hoặc dạng bột) cần dùng cho
con vật trong 1 ngày
Bước 5: Tính lượng thuốc thương phẩm cần dùng cho con vật trong cả liệu trình
Thí dụ: Tính lượng thuốc Oxytetracycline dạng nước cần trong 5 ngày để điều trị
cho 1 con lợn ốm nặng 30 kg.
Thông tin in trên nhãn như sau:
Liều thuốc nguyên chất là: 10 mg/kg thể trọng
Oxytetracycline......... 5 .000 mg
Tá dược vừa đủ..............100 ml
Cách tính như sau:
Bước 1: Thể trọng của con lợn là 30 kg
Bước 2: Liều Oxyletracycline nguyên chất cần dùng là 10 mg /kg thể trọng /ngày
Bước 3: Lượng Oxytetracycline nguyên chất cần dùng cho con lợn trong 1 ngày
1 kg thể trọng lợn cần 10 mg Oxytetracycline nguyên chất.
30 kg thể trọng lợn cần X mg Oxytetracycline nguyên chất?
X = kg thể trọng lợn x Liều thuốc nguyên chất cho 1 kg thể trọng
X = 30 kg x 10 mg=300 mg
Bước 4: Lượng Oxytetracycline thương phẩm dạng nước cần cho con lợn trong 1
ngày:
5.000 mg Oxytelracycline nguyên chất có trong 100 ml thuốc nước thương phẩm.
300 mg Oxytetracycline nguyên chất có trong Y ml thuốc nước thương phẩm?
Y (ml) =[(Lượng thuốc nguyên chất cho con lợn (Xmg)] x [Lượng thuốc nước
thương phẩm (ml) ghị trên nhãn]/ lượng thuốc nguyên chất (mg) trong lượng thuốc
nước thương phẩm ghi trên nhãn
Bước 5: Lượng Oxytetracycline dạng thuốc nước thương phẩm cần dùng cho con
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
lợn trong cả liệu trình (5 ngày) là:
Lượng thuốc nước thương phẩm cho con lợn trong 1 ngày (Y ml) x Số ngày của
liệu trình điều trị.
6 ml x 5 ngày =30 ml
6.5. Những điều cần lưu ý khi bảo quản và sử dụng thuốc
Thuốc là sản phẩm sinh học hoặc hoá chất nên phải bảo quản và sử dụng một cách
thích hợp theo những hướng dẫn sau đây:
* Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
* Nên để nơi khô ráo và râm mát hoặc trong tủ lạnh
* Trước khi sử dụng phải đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn
* Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng
* Chỉ sử dụng thuốc còn nguyên bao bì, nhãn mác
* Không vứt bừa bãi vỏ lọ thuốc, kim tiêm và xy ranh đã sử dụng
* Để thuốc tránh xa tầm tay với của trẻ em
6.6. Chọn kháng sinh để điều trị dựa theo triệu chứng bệnh
Khi gia súc bị ốm thì cần phải điều trị sớm để tránh thiệt hại. Trước hết hãy luôn
luôn nhờ bác sĩ thú y kiểm tra. Trong một số trường hợp vật nuôi bị ốm nhưng khó
xác định chính xác bệnh, khi đó có thể điều trị sớm bằng cách dựa vào các triệu
chứng.
Thí dụ như sau:
* Khi vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp
Chọn một trong các loại kháng sinh sau: Oxytetracycline hoặc Pen -strep hoặc
Tylosin
* Khi vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hoá
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Ampicilline hoặc Colistine hoặc hỗn
hợp Trimethoprim vµ Sulfamid hoÆc Pen-Strep.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Cải thiện các hệ thống thức ăn cho lợn thông qua việc sử dụng khoai lang và
những nguồn thức ăn địa phương khác ở Việt Nam -
(Nguyễn Thị Tịnh, Nguyễn Thế Yên, Mai Thạch Hoành, Phạm Ngọc Thạch,
Dai Perters, Dindo Campilan và K
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9-lonthit.pdf