Vấn đề lao động nông nghiệp và việc chăm sóc y tế cho nông dân là vấn đề được uan
tâm không những của Nhà nước ta mà còn là vấn đề được quan tâm của thế giới. Hội
nghị quốc về Y học lao động quốc tế lần thứ 26 tại Stochkhom Thụy Điển và tới đây Hội
nghị lao động quốc tế lần thứ 27 dự kiến ở Singapore (1999) đã chỉ ra các ưu tiên khu
vực. Ưu tiên cho những khu vực Đông bắc Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản (các nước phát
triển) là những vấn đề về vệ sinh lao động tin học, vấn đề nhà cao tầng ở Nhật dự kiến
xây nhà 500 tầng, nếu hình thành thì đây sẽ là ngôi nhà cao nhất thế giới tính đến nay.
Còn ở 9 nước Tây Thái Bình Dương (trong đó có nước ta, và mọt số khu vực khác của
các nước đang phát triển sự ưu tiên dành cho 2 vấn đề: lao động công nghiệp nhỏ và lao
động nông nghiệp, nhất là lao động nông nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật.
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vệ sinh lao động nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c) và cả nước tiểu nữa được sử dụng là nguồn bón tới cho cây
trồng mà không tôn trọng, bất chấp cả mọi qui tắc vệ sinh: Quản lý phân sai qui cách, ủ
phân không đúng kỹ thuật vệ sinh, tiếp xúc với phân và nước tiểu tùy tiện (tưới nước tiểu,
hót, bón, gánh phân dùng phân bắc) kết quả là có thể gây nhiễm trực tiếp nhiều ký sinh
trùng (trứng giun) hơn các vi khuẩn đường ruột gây bệnh sang người. Một số bác cáo cho
thấy ở cả 100% mẫu rau sống có nhiều các loại vi khuẩn chỉ điểm: Aerobic, Cl.Welchii,
Coliform, E.Coli.
Biện pháp phòng chống lây nhiễm khuẩn trong nông nghiệp
Về mặt kỹ thuật thì không dùng phân người bón ruộng, bón rau nữa là tốt nhất, song
điều này không có tính khả thi bởi người dân dã có một tập quán lâu đời, khó có thể thay
đổi được; hơn nữa, các loại phân vô cơ (phân đạm, lân, kali) vừa đắt, vừa có những mặt
mà theo truyền thống sử dụng chưa phát huy hết được. Do đó việc dùng phân hữu cơ vẫn
còn được dùng, chúng ta khuyến cáo: phải tôn trọng nội qui vệ sinh sử dụng an toàn với
phân (tập trung phân, xử lý phân, ủ phân đúng qui cách)
Đối với chăn nuôi: Cần giữ vệ sinh chuồng trại cho tốt. Tiêm phòng cho vật nuôi và
xử lý đúng nội qui an toàn vệ sinh đối với từng loại sinh vật mang bệnh.
2.5 Tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp
Do lao động thủ công, lao động thô sơ chiếm tỷ lệ lớn, do không có nội qui vệ sinh an
toàn hoặc có cũng không được biết đến hoặc biết đến cũng không tôn trọng nên việc xảy
ra tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp là phổ biến. Một số nguyên nhân chính
như sau (và thường xảy ra trong ngày mùa):
- Tai nạn lao động do dụng cụ cầm tay: 25,8%
(Cuốc, thuổng, xẻng, liềm, hái)
- Tai nạn lao động do phương tiện vận chuyển 13,5%
(xe, gánh, vác, đội)
- Tai nạn lao động do các công cụ lao động lớn 8,9%
(cày, bừa)
- Tai nạn lao động do máy móc nông nghiệp 5,1%
(máy kéo, máy cày, máy tuốt lúa)
- Tai nạn lao động do các nguyên nhân khác 46,7%
(xụt đất, đổ cây, trâu bò húc)
Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đã đưa đến không chỉ sử dụng trong sinh hoạt mà
còn trong lao động, đưa máy móc sử dung để tăng năng xuất và giảm nhẹ gánh nặng lao
động thể lực. Tuy nhiên lại xảy ra một số tai nạn lao động đi kèm theo:
- Tai nạn do điện giật (Dây hở, dây trần, cầu dao hở, sử dụng điện không đúng nôi
qui).
- Tai nạn do thóc bắn vào mắt (Sử dụng máy tuốt lúa không che chắn, không phòng
hộ cá nhân).
- Tai nạn mất ngón, mất bàn tay (Máy cưa, máy bào).
Mặc dù vậy, ngoài tính phổ biến của tai nạn lao động, còn có một đặc điểm nữa cũng
xuất phát từ việc lao động với công cụ thô sơ thủ công mà ra, đó là tính chất của tai nạn
lao động thường chỉ là nhẹ hoặc vừa , những tai nạn lao động nặng chiếm tỷ lệ rất thấp,
điều này cũng khác biệt với tai nạn lao động của các ngành khác, chẳng hạn lao động
công nghiệp; không mắc hoặc hiếm mắc, những khi đã mắc thì nặng nề, di chứng lâu dài,
di chứng suốt đời hoặc tử vong. Tính chất và mức độ của tai nạn lao động trong lao động
nông nghiệp thống kê được như sau:
Vết thương nhẹ, xây xát nông 88,7%
Vết thương vừa, xây xát sâu 6,0%
Gẫy xương 3,0%
Vết thương ở mắt 1,8%
Vết thương ở phủ tạng rỗng 0,5%
Mặc dù vậy, tai nạn lao động trong nông nghiệp vẫn là một vấn đề sức khỏe dáng
quan tâm vì điện được sử dụng, máy móc đưa vào nhiều dần, vì tính phổ biến của tai nạn,
cần phải được phòng chống tốt.
Biện pháp phòng chống tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe và an toàn lao
động cần làm tốt để người dân có ý thức tốt và tự biết lo biết phòng chống là cách tốt
nhất.
- Khi đã xảy ra tai nạn lao động thì tổ chức cấp cứu tốt.
2.6 Vấn đề sơ cứu lao động bát hợp lý
Cơ cấu lao động bất hợp lý của lao động nông nghiệp thể hiện ở 3 mặt: Tuổi, giới và
học tập nghiệp vụ. Khác với lao động công nghiệp, muốn làm bao giờ cũng phải có một
độ tuổi nhất định, ví dụ: 18 tuổi. Và phải nghỉ và được nghỉ đúng chế độ, ví dụ 60 với
nam và 55 với nữ. Ở một số ngành nặng nhọc thì 55 với nam và 50 với nữ. Ở một số
ngành nghề mà lao động nặng nhọc cộng với độc hại thì ngưỡng tuổi nghỉ hưu còn thấp
nữa. Ngày lao động và giờ lao động cũng vậy. Tuần làm 6 ngày. Dần dần chúng ta sẽ áp
dụng (dựa trên cơ sở khoa học lao động) tuần là 5 ngày. Ngày làm việc 8 giờ và lao động
nặng nhọc, độc hại thì 7 giờ hoặc thấp hơn. Ở lao động nông nghiệp tuổi dưới 18 vừa lao
động như một lao động chính và không biết đến tuổi nghỉ hưu. Không quan tâm đến ngày
làm việc trong tuần và giờ làm việc trong ngày (một phần cũng do đặc điểm mùa vụ)
nhưng chủ yếu ở đây có vấn đề về tuổi và lao động, thực chất đó là vấn đề vệ sinh lao
động lứa tuổi chưa được tôn trọng: vệ sinh lao động thiếu niên, vệ sinh lao động người có
tuổi chưa được chú ý.
Vấn đề thứ hai là giới lao động. Như các thống kê cho biết: ở nước ta 70% lao động
nông nghiệp là nữ, mà lao động nữ cũng đã có những qui định riêng đối với vệ sinh lao
động phụ nữ, vì ở hầu hết các chỉ tiêu hoạt động cơ bản phụ nữ đều thua kém nam giới;
Lực bóp cơ tay, lực kéo cơ chân, sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo dai, các cấu trúc cơ thể
phụ nữ đều yếu tố và nhỏ hơn nam giới: xương, cơ, khớp đến các phủ tạng. Da mỏng hơn
và lớp mỡ dưới da dày hơn (nhiễm độc dễ hơn và tích lũy chất độc dễ hơn). Thần kinh
tâm lý cũng nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn. Hơn thế nữa người phụ nữ lại có một số
giai đoạn sinh lý đặc biệt đòi hỏi phải có sự tôn trọng nếu không dễ để lại di chứng nếu
lao động nặng nhọc độc hại, đó là: có kinh, có thai, nuôi con nhỏ, cho con bú. Sự khác
biệt về nhiều chỉ tiêu sinh lsy trong những giai đoạn đặc biệt đó so với giai đoạn khác đòi
hỏi phải có chế độ lao động phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý. Ở đây vấn đề vệ sinh lao động
phụ nữ được chú ý một cách thỏa đáng.
Vấn đề truyền nghề một cách hết sức kinh nghiệm chủ nghĩa, việc tổ chức học tập
nghiệp vụ hầu như không có, khác hẳn với lao động công nghiệp; phải được học nghề, ít
nhất cũng hàng tháng, hàng năm và còn phải thử việc, chưa kể một số nghề “không được
làm”, chống chỉ định”, còn ở lao động nông nghiệp thì không có vấn đề này. Không
khám tuyển, không khám định kỳ và không tổ chức học tập nghiệp vụ.
Biện pháp khắc phục
- Thực hiện vấn đề vệ sinh lao động lứa tuổi, qui định tuổi lao động, nhất là đối với
trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển cơ thể được bình thường, nếu phải làm quá nặng và quá
sớm, cơ thể không phát triển bình thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh lao động phụ nữ. Lao động phù hợp với phụ nữ và phù hợp
với từng giai đoạn sinh lsy đặc thù (khi có thai, khi nuôi con nhỏ).
- Đối với một số tác hại nghề nghiệp, nhất thiết phải được học tập, phải được truyền
thông đầy đủ, nhất là ở phần tiếp sau đây.
2.7 Vấn đề sử dụng hóa chất trong lao động nông nghiệp
Ngày nay, không những ở trong nước mà cả trên thế giới việc sử dụng hóa chất trong
lao động nông nghiệp là phổ biến và tăng trưởng mạnh mẽ. Thông thường hóa chất được
sử dụng trong nông nghiệp.
2.7.1 Phân vô cơ: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp.
2.7.2 Hóa chát bảo vệ thực vật: Ngày nay được định nghĩa rất rộng rãi bao gồm cả
các loại hóa chất trừ sâu, trừ bệnh cho cây trồng, ngâm giống, phòng bệnh cho hạt, hóa
chất diệt cỏ, và hóa chất kích thích, điều hòa tăng trưởng. Việc phân tích tác hại của
những hóa chất bảo vệ thực vật và những biện pháp phòng chống sẽ trình bày ở một bài
riêng (xem bài nhiễm HCBVTV sử dụng trong lao động nông nghiệp và biện pháp phòng
chống).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_sinh_lao_dong_nong_nghiep_8856.pdf