Về môn học Tư pháp quốc tế

Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế, bậc cử nhân, hệ chính quy tập trung bắt đầu áp dụng từ năm

2018 tại Trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên đưa môn học Tư pháp quốc tế

vào giảng dạy, học tập. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu môn học của

giảng viên, sinh viên, bài viết giới thiệu những vấn đề cơ bản cũng như đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn

thiện nội dung nghiên cứu của môn học này tại khoa Luật Trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí

Minh cũng như các cơ sở đào tạo Luật nói chung.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Về môn học Tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung thống nhất về nội dung của môn học Tư pháp quốc tế cho đến thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên rằng một đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của các kiểu thiết kế là không thể chính xác bởi lẽ mỗi cơ sở đào tạo đều có lý do riêng, cơ sở riêng khi xây dựng chương trình đào tạo của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất, vị trí, vai trò của môn học Tư pháp quốc tế, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, nếu chương trình đào tạo ngành Luật của cơ sở đào tạo chú trọng đến trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình hội nhập quốc tế cũng như lý luận cơ bản về pháp luật trước yêu cầu hội nhập quốc tế thì môn học Tư pháp quốc tế sẽ được chú trọng toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn. Điều này xuất phát từ vai trò nền tảng của pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như vai trò nền tảng của pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài (đối tượng nghiên cứu của Tư pháp quốc tế) trong việc xây dựng pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, người học phải được nghiên cứu một cách bài bản các vấn đề lý luận cơ bản của Tư pháp quốc tế như lý luận về xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, lý luận về xung đột pháp luật, lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, Bên cạnh đó, người học cũng cần phải nghiên cứu việc vận dụng các vấn đề lý luận cơ bản vào toàn bộ các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể có yếu tố nước ngoài. Điều này có nghĩa là chương trình học của môn học Tư pháp 171 quốc tế sẽ có rất nhiều nội dung và vì vậy, thời gian học cũng phải tương xứng với khối lượng kiến thức đó. Chính vì vậy, ở những cơ sở đào tào thiết kế nội dung môn học Tư pháp quốc tế theo hướng này thường chia môn học thành 02 học phần: học phần chung (phần lý luận) và học phần riêng (phần các quan hệ dân sự chuyên ngành có yếu tố nước ngoài. Chương trình đào tạo của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội là một điển hình cho xu hướng này. Thứ hai, nếu chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo chú trọng đến trang bị một cách toàn diện kiến thức của tất cả các ngành luật ở mức độ khái quát nhất, tập trung vào chiều rộng của kiến thức thì môn học Tư pháp quốc tế sẽ được thiết kế tập trung vào phần lý luận chung. Nghĩa là người học sẽ được nghiên cứu để nắm vững các vấn đề lý luận của Tư pháp quốc tế với tính chất là những kiến thức cơ bản bắt buộc. Đối với vấn đề các quan hệ dân sự chuyên ngành có yếu tố nước ngoài chủ yếu người học tự nghiên cứu sau khi được giảng viên định hướng các nội dung chính hoặc hoàn toàn tự nghiên cứu sau giờ học tập trên giảng đường. Mục tiêu đào tạo này dẫn đến thời lượng giảng dạy dành cho môn học Tư pháp quốc tế sẽ không nhiều trong tổng khối lượng giảng dạy và khối lượng kiến thức bắt buộc cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Mặc dù vậy, môn học Tư pháp quốc tế ở các chương trình này vẫn được đặt ở vị trí tương xứng của nó. Chương trình đào tạo của những cơ sở đào tạo mới thành lập Khoa Luật hoặc mới bắt đầu đào tạo ngành Luật là điển hình nhất cho xu hướng này. Thứ ba, nếu chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo không chú trọng đến ngành Luật quốc tế hoặc không có đào tạo ngành Luật quốc tế thì môn học Tư pháp quốc tế được thiết kế bao gồm cả phần lý luận chung và phần các quan hệ dân sự chuyên ngành có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, do thời lượng giảng dạy không nhiều nên không thể tập trung chuyên sâu vào bất cứ phần nào mà chủ yếu người học phải tự nghiên cứu dưới sự định hướng của giảng viên. Với mục tiêu đào tạo này, môn học Tư pháp quốc tế thường không được đặt đúng vào vị trí vốn có của nó trong tổng thể chương trình đào tạo ngành Luật. Tóm lại, dù có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá cũng như thiết kế nội dung nghiên cứu của môn học Tư pháp quốc tế nhưng một điểm chung chúng ta có thể rút ra được là Tư pháp quốc tế luôn được xác định là một trong những môn học trung tâm của chương trình đào tạo ngành Luật ở trình độ cử nhân. Điều này hoàn toàn xuất phát từ những kiến thức chuyên môn mà môn học trang bị cho người học cũng như xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tiễn tác động đến việc xác định mục tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo. 3.3. Tƣ pháp quốc tế trong tổng thể kiến thức chuyên môn của tr nh độ Cử nhân Luật Trước hết cần phải khẳng định Cử nhân Luật vừa là một bằng cấp, vừa là một trình độ. Xét ở góc độ trình độ, Cử nhân Luật là cấp độ đào tạo đầu tiên của giáo dục đại học tại Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu cơ bản của trình độ Cử nhân Luật là phải nắm vững kiến thức cơ bản cả về mặt lý luận lẫn pháp luật thực định của pháp luật Việt Nam. Áp dụng yêu cầu này vào môn học Tư pháp quốc tế chúng ta thấy kiến thức của Tư pháp quốc tế là một mảng kiến thức chuyên môn không thể thiếu trong tổng thể kiến thức chuyên môn của trình độ Cử nhân Luật, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Điều này xuất phát từ các cơ sở sau đây: Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài: Điều này có nghĩa là Tư pháp quốc tế không nghiên cứu một ngành luật cụ thể nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà nghiên cứu tổng thể các ngành luật dân sự nhưng có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, để nghiên cứu được Tư pháp quốc tế người học phải nắm vững các nội dung của các ngành luật dân sự, cả về lý luận lẫn pháp luật thực định, bởi lẽ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do Tư pháp quốc tế điều chỉnh trước hết là quan hệ dân sự, có đầy đủ các đặc điểm của pháp luật dân sự và phải được điều chỉnh bằng các phương pháp của pháp luật dân sự. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi nghiên cứu Tư pháp quốc tế người học sẽ nghiên cứu kiến thức của toàn bộ các ngành luật dân sự, một bộ phận kiến 172 thức cơ bản hợp thành toàn bộ kiến thức của trình độ Cử nhân Luật. Bên cạnh đó, pháp luật dân sự khác với pháp luật công, vốn mang tính chất lãnh thổ và quyền lực quốc gia tuyệt đối, ở đặc điểm cơ bản là luôn mang tính kế thừa các giá trị lập pháp chung của nhân loại. Nói cách khác, pháp luật dân sự của các nước luôn có những điểm giao thoa với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ khi xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thường xuyên tham khảo kinh nghiệm lập pháp của quốc tế để tiếp thu và vận dụng những điểm hợp lý vào pháp luật nước mình. Tư pháp quốc tế là một trong những sản phẩm lập pháp mang đậm tính kế thừa các giá trị lập pháp của nhân loại bởi lẽ đối tượng điều chỉnh của nó là các quan hệ luôn có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, nghiên cứu Tư pháp quốc tế cũng chính là sự khái quát hóa toàn bộ các kiến thức cơ bản của lĩnh vực pháp luật dân sự mà nếu thiếu nó không thể nói rằng người học đã lĩnh hội được đầy đủ kiến thức của người học Luật ở trình độ cử nhân. Vai trò nền tảng của pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật quốc gia: Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, về mặt lý luận, được chia thành hai lĩnh vực chính là luật công (với các ngành luật tiêu biểu như ngành Luật hiến pháp, ngành Luật hành chính, ngành Luật hình sự, ) và luật tư với ngành luật tiêu biểu là Luật dân sự. Luật dân sự còn là ngành luật nền tảng cho các ngành luật khác trong lĩnh vực luật tư. Điều này đã được khẳng định ngay từ những ngày đầu tiên của văn minh lập pháp nhân loại thể hiện ở các thành tựu lập pháp trong lĩnh vực pháp luật dân sự của Hy Lạp, La Mã cổ đại và ngày nay vẫn tiếp tục được khẳng định qua vị trí trung tâm của Bộ Luật dân sự trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Chính từ vai trò này của pháp luật dân sự mà kiến thức về pháp luật dân sự là một bộ phận cơ bản không thể thiếu trong kiến thức chuyên môn của một người có trình độ Cử nhân Luật. Tư pháp quốc tế là sự phát triển tiếp nối các kiến thức của pháp luật dân sự bởi lẽ Tư pháp quốc tế dựa vào nền tảng các kiến thức của pháp luật dân sự để nghiên cứu các quan hệ dân sự khi xuất hiện yếu tố nước ngoài. Như vậy, nghiên cứu Tư pháp quốc tế chính là nghiên cứu lại một lần nữa pháp luật dân sự và nghiên cứu pháp luật dân sự chính là nền tảng để nghiên cứu Tư pháp quốc tế. Hai mảng kiến thức quan trọng này luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình người học tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo Luật. Có thể khẳng định rằng không có kiến thức về pháp luật dân sự nói chung, Tư pháp quốc tế nói riêng, người học khó có thể làm việc sau khi hoàn tất chương trình đào tạo bởi lẽ phần lớn các quan hệ xã hội do pháp luật tác động đến là quan hệ pháp luật dân sự, phần lớn các quan hệ pháp luật cần được bảo vệ cũng là quan hệ pháp luật dân sự và phần lớn các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cũng là pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn của pháp luật dân sự nói chung, Tư pháp quốc tế nói riêng, còn là nền tảng để người học tiếp tục nghiên cứu ở những bậc đào tạo cao hơn. Điều này được thể hiện trong các chương trình đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đều luôn có yêu cầu về các nội dung kiến thức chuyên sâu của Tư pháp quốc tế. Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các môn học liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Bên cạnh Tư pháp quốc tế trong chương trình đào tạo ngành Luật còn nhiều môn học khác có liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong từng lĩnh vực cụ thể như: Luật thương mại quốc tế, Luật hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, Luật sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Trọng tài thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Tuy nhiên, một điều cần phải nhận thức rõ ràng là các môn học này chỉ là những bộ phận hợp thành của Tư pháp quốc tế chứ không thể đứng ngang hàng với Tư pháp quốc tế. Điều này xuất phát từ cơ sở các quan hệ dân sự chuyên ngành do các môn học này nghiên cứu chỉ là một bộ phận của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do Tư pháp quốc tế nghiên cứu. Xét ở góc độ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì Tư pháp quốc tế phải ở vào vị trí nền tảng cho tất cả các môn học khác. Quan điểm xuất phát từ sự đánh giá của xã hội đối với quan hệ pháp luật để xác định vị trí của môn học nghiên cứu quan hệ pháp luật đó là một quan điểm sai lầm cần phải xem xét và đánh giá lại một cách nghiêm túc. Bởi lẽ, sự đánh giá của một bộ phận xã hội, thậm chí của toàn xã hội về tầm quan trọng của một loại quan hệ pháp luật nào đó không thể là tiêu chí để xác định vị trí của ngành luật tương ứng và 173 càng không thể là tiêu chí để xác định vị trí của môn học tương ứng. Cách tư duy này sẽ dẫn đến sự phiến diện, thiếu khoa học trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo và điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học tập của người học. Và hệ quả cuối cùng, xã hội sẽ phải đón nhận một sản phẩm đào tạo với tư duy thiếu chính xác về mặt khoa học trong việc xác định và đánh giá vị trí của từng lĩnh vực pháp luật trong tổng thể hệ thống pháp luật. Yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế đã là xu hướng không thể đảo ngược của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra khi Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của toàn cầu là phải xây dựng một hành lang pháp lý đảm bảo cho chủ thể Việt Nam và chủ thể nước ngoài khi tham gia hoạt động tại Việt Nam được tự do và bình đẳng trong hoạt động. Trong xu thế đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như trang bị các kiến thức pháp lý phục vụ cho quá trình hội nhập là một trong những nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ xuất phát điểm của Việt Nam khi hội nhập quốc tế là rất thấp. Nếu không nhanh chóng tự trang bị cho mình kiến thức pháp lý cần thiết chắc chắn các chủ thể Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi tham gia các quan hệ với chủ thể nước ngoài. Việc đưa môn học Tư pháp quốc tế vào các chương trình đào tạo của ngành Luật là một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng nâng cao mặt bằng chung của Việt Nam đối với yêu cầu pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập, đặc biệt là đối vớ những người được đào tạo bài bản trong các Trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật thì yêu cầu này càng không thể thiếu. Xuất phát từ các yêu cầu này, đối với người học chuyên ngành luật, không phân biệt là chuyên ngành luật nào, kiến thức chuyên môn của Tư pháp quốc tế rõ ràng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tổng thể kiến thức chuyên môn được học tập trong toàn bộ chương trình đào tạo. Như vậy, có thể khẳng định rằng xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, việc trang bị một cách căn bản và toàn diện kiến thức chuyên môn của Tư pháp quốc tế là yêu cầ bắt buộc đối với người học luật ở trình độ cử nhân. 4. KẾT LUẬN Việc xây dựng chương trình đào tạo là một trong những công việc khởi đầu của quá trình đào tạo nhưng lại là công việc có vai trò quyết định đối với kết quả sau cùng của quá trình đào tạo bởi lẽ người học, với tư cách là sản phẩm của quá trình đào tạo sẽ là người thụ hưởng thành quả hoặc gánh chịu mọi hậu quả do chương trình đào tạo mang đến. Chính vì vậy, việc xây dựng nội dung của từng môn học cụ thể phải được tiến hành bởi những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chuyên ngành đó, phải có cả kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn và quan trọng nhất phải có tâm huyết đối với công việc mình đang tiến hành. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể xây dựng được những chương trình đào tạo thật sự khoa học, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đào tạo cũng như của xã hội trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam – Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [2] Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (Nguyễn Bá Diến chủ biên, 2001), Giáo tr nh Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [3] Lê Thị Nam Giang (2009), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Xuân Linh (1995), Một số vấn đề cơ bản về Luật quốc tế, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. [5] Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế (Sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 174 [6] Jean Derruppe (2005), Tư pháp quốc tế, Dịch giả: Trần Đức Sơn (Bản dịch tiếng Việt của Nhà pháp luật Việt – Pháp), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [7] Trường Đại học Luật Hà Nội (Bùi Xuân Nhự chủ biên, 2010), Giáo tr nh Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. [8] Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Giáo tr nh Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [9] Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo tr nh Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [10] Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Đào Trí Úc chủ biên, 1994), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_mon_hoc_tu_phap_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan