Về Các hình thức sở hữu hiến định

Châu Âu vào đầu thế kỷ XIX, những nhà kinh tế học cổ điển hầu như không bàn

đến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu được cho là quyền tự nhiên.

Ngay cả trong bản tuyên ngôn về quyền con người, quyền công dân sau Cách

mạng tư sản Pháp 1789 cũng viết: “Sở hữu là quyền không thể xâm phạm và

thiêng liêng của con người”. Con người sinh ra là đã có quyền sở hữu

pdf19 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Về Các hình thức sở hữu hiến định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1 Châu Âu vào đầu thế kỷ XIX, những nhà kinh tế học cổ điển hầu như không bàn đến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu được cho là quyền tự nhiên. Ngay cả trong bản tuyên ngôn về quyền con người, quyền công dân sau Cách mạng tư sản Pháp 1789 cũng viết: “Sở hữu là quyền không thể xâm phạm và thiêng liêng của con người”. Con người sinh ra là đã có quyền sở hữu. Marx chỉ ra rằng quan hệ sản xuất chịu sự quyết định trực tiếp của lực lượng sản xuất, nhưng với tư cách là thành tố quan trọng nhất, quyết định bản chất quan hệ sản xuất, quyết định bản chất chế độ kinh tế, quan hệ sở hữu là tiêu chí để phân biệt các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau. Như vậy quan hệ sở hữu trong xã hội như thế nào thì kết cấu giai cấp, bản chất chính trị của xã hội sẽ như vậy. Sở hữu là một vấn đề kinh tế chính trị, cần có quan điểm chính trị khi bàn về vấn đề sở hữu chứ không chỉ thuần túy kinh tế khi xem xét vấn đề này. Bàn đến vấn đề sở hữu là bàn đến vấn đề cốt lõi của một chế độ kinh tế – xã hội. Trước khi chủ nghĩa lập hiến ra đời những vấn đề cốt lõi có tính nhạy cảm phô bày bản chất giai cấp, bản chất của Nhà nước như vấn đề sở hữu chưa bao giờ được đưa ra công khai trước toàn xã hội như một thỏa ước hết sức bình đẳng giữa nhà cầm quyền và nhân dân. Vấn đề sở hữu như là yếu tố lõi của một nền kinh tế vì thế hẳn nhiên nó cũng có quan hệ rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự hưng vong của một nền chính trị của bất cứ quốc gia nào. Việc phân tích các hình thức sở hữu của một xã hội cho phép xác định cơ cấu kinh tế - xã hội, địa vị kinh tế - xã hội của mỗi giai cấp, tầng lớp trong trong xã hội cũng như những mối quan hệ qua lại giữa các hình thức sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu cơ sở hạ tầng của nhà nước, bản chất giai cấp của Nhà nước. Với cách tiếp cận pháp lý – chính trị, nước ta hiện nay thừa nhận song song 2 chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể) và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa ( hình thức sở hữu tư nhân làm nòng cốt). Trong Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta chưa xác định các hình thức sở hữu trong nền kinh tế quốc dân. Đến Hiến pháp 1959, bốn hình thức sở hữu chủ yếu được quy định trong Hiến pháp bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (xem điều 11 Hiến pháp 1959). Nếu Hiến pháp năm 1980 chỉ ghi nhận hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể(xem điều 18 Hiến pháp 1980) thì Hiến pháp 1992 trong công cuộc đổi mới đã thừa nhận nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (xem điều 11 Hiến pháp 1992). Trong phạm vi đề tài này nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu về các hình thức sở hữu hiến định ở ba mặt lý luận, thực tiễn và một vài đánh giá sơ lược mang tính chủ quan và gợi mở với cơ sở pháp lý là bản Hiến pháp hiện hành của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút, gồm 12 chương, 147 điều) mà cụ thể là điều 15 thuộc chương II, chương chế độ kinh tế: "Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Dưới đây là nội dung của đề tài được trình bày theo bố cục ba phần như sau:  1. Cơ sở pháp lý và lý luận  2. Thực tiễn  3. Đánh giá Chúng tôi với quỹ thời gian rất hạn hẹp khó có thể đạt tới sự toàn diện và sâu sắc trong việc nghiên cứu các hình thức sở hữu hiến định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG 1. Cơ sở pháp lý và lý luận 1.1. Cơ sở pháp lý Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự ra đời và hoàn thiện pháp luật về kinh tế - phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc xóa bỏ các quan hệ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng quan hệ kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập, có sự quản lý của Nhà nước. Sự đổi mới về mặt tư duy, nhận thức về vấn đề quan hệ sản xuất gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối thực sự là một cuộc cách mạng đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam và tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong Hiến pháp 1992 có nền tảng là chế độ sở hữu gồm ba hình thức: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tư nhân lần đầu tiên được thừa nhận là động lực mạnh mẽ, giải phóng sức lao động, tạo sức bật cho toàn thể xã hội. Đề tài chúng tôi dựa trên cơ sở pháp lý là điều 15 thuộc chương II, chương chế độ kinh tế Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 để tìm hiểu các hình thức sở hữu hiến định với cách tiếp cận pháp lý: "Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Đồng thời cũng dựa vào các quy định khác trong Hiến pháp 1992: Điều 17 Hiến pháp năm 1992:Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Điều 18 Hiến pháp năm 1992:Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật Điều 20Hiến pháp 1992: Kinh tế tập thể do công dân góp vốn , góp sức lực hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện , dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Điều 21 Hiến pháp 1992: kinh tế cá thể , kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất , kinh doanh được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình đơợc khuyến khích phát triển. Điều 25 Hiến pháp 1992: Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền sở hữu hợp tác đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Các định nghĩa Trước hết thiết nghĩ chúng tôi cần phân biệt rõ sự khác biệt giữasở hữu pháp lý và sở hữu kinh tế : Xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý và thực hiện sở hữu về kinh tế là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sở hữu pháp lý là điều kiện, là tiền đề cho sở hữu kinh tế. Nhưng chỉ dừng lại ở xác lập quyền sở hữu thôi thì chưa đủ. Mục đích cơ bản, cuối cùng khi giải quyết vấn đề sở hữu là thực hiện quyền về mặt kinh tế, nghĩa là sở hữu đó mang lại lợi ích gì cho chủ sở hữu. Quan hệ lợi ích là biểu hiện cô đọng, tập trung của quan hệ sở hữu. Ví như xác lập sở hữu toàn dân về đất đai thì nhân dân có quyền, có lợi gì về đất đai? Thực hiện quyền sở hữu về mặt kinh tế quan hệ đến 2 loại vấn đề: thứ nhất là các hình thức, cơ chế thực hiện sở hữu, và thứ hai là sự phân cấp trong quan hệ sở hữu. Về sự phân cấp trong quan hệ sở hữu quan hệ đến vấn đề “tổ hợp các quyền” gọi là quyền sở hữu. Tổ hợp ấy gồm các quyền: quyền sử dụng; quyền hưởng thụ: quyền chuyển nhượng (cho thuê, bán), quyền thế chấp; quyền mở mang thu hẹp hay thay đổi vật sở hữu từ bản chất, chức năng, cơ cấu tổ chức đến mục đích của vật sở hữu ấy; quyền hiến tặng, quyền phá huỷ hoặc thủ tiêu vật sở hữu nếu không vi phạm pháp luật. Từ đó xuất hiện khái niệm đồng sở hữu. Như trong doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước cùng giám đốc doanh nghiệp hoặc hội đồng quản trị và công nhân là đồng sở hữu. Khái niệm đồng sở hữu chỉ phù hợp ở những phạm vi, thời gian nhất định. Người nắm quyền sở hữu có quyền nắm tất cả các quyền còn lại, hoặc phân cho những đối tượng những quyền khác nhau. Những đối tượng nắm một hay một số quyền trong thời hạn nào đó được tham dự vào quyền sở hữu, có lợi ích từ đó. Vì vậy họ trở thành đồng sở hữu chỉ ở phạm vi, mức độ và thời gian nhất định. Vì vậy sự phân cấp trong quan hệ sở hữu để có thể thực hiện có hiệu quả hơn sở hữu đó về mặt kinh tế cũng là đòi hỏi của cuộc sống. Trước khi đi vào phân tích chúng tôi sẽ làm rõ các định nghĩa và cách tiếp cận của nhóm trong vấn đề các hình thức sở hữu hiến định ở dưới đây: -Trước hết là định nghĩa về sở hữu:Về mặt thuật ngữ sở hữu có nguồn gốc Hán Việt. Về mặt lý luận có thể được hiểu sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người về việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải xã hội. Khi nói về sở hữu không chỉ bao gồm quan hệ con người chiếm hữu tư liệu sản xuất, của cải, mà hết sức quan trọng là nói về quan hệ giữa người với người diễn ra sự chiếm hữu đó. Người ta phân biệt hai loại sở hữu: loại sở hữu mang tính dân sự (sở hữu nhà ở, sở hữu đồ dùng cá nhân) và sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu theo quan điểm của pháp luật nói chung và pháp luật Dân sự nói riêng bao gồm 3 quyền năng : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt[1]. Hiện tại các nhà làm luật của Việt Nam vẫn duy trì việc tồn tại song song hai cách tiếp cận chính trị và pháp lý. Nếu tiếp cận dưới góc độ pháp lý thì việc minh định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu và các đối tượng liên quan trong các giao dịch liên quan đến sở hữu theo “hình thức sở hữu” rất cần thiết. “Hình thức sở hữu” vốn đa dạng, phong phú và đậm màu sắc thực tiễn hơn “chế độ sở hữu”. -Khách thể đặc biệt quan trọng của quyền sở hữu: tư liệu sản xuất (TLSX), khái niệm tư liệu sản xuất theo tinh thần triết học của Marx là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất trong quá trình lao động cải tạo tự nhiên. TLSX bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. +Cụ thể đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người. +Còn tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động. +Trong quá trình sản xuất của con người, TLSX thường hoạt động dưới 2 hình thức tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định: là loại TLSX dùng trong thời gian dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất mà vẫn giữ nguyên được trạng thái hiện vật, nó bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giá trị của nó chuyển dần vào giá thành sản phẩm, cần phải tính khấu hao để bù đắp lại. Tài sản lưu động: tham gia một lần vào quá trình sản xuất, nó bị tiêu hao hoàn toàn và chuyển toàn bộ giá trị vào một lần vào giá thành sản phẩm[2]. Thuật ngữ tài sản có thể được hiểu trên hai phương diện: Theo quan niệm thông thường: Tài sản là của cải vật chất tồn tại dướidạng cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường, tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…hiểu theo nghĩa thông thường rộng hơn thì tài sản là: “Của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”. Với nghĩa này tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định. Do đó quan niệm về tài sản cũng thay đổi theo xã hội đối với của cải trong xã hội đó. Theo phương diện pháp lý: Tài sản là của cải được con người sử dụngđể mang lại lợi ích. Của cải là một khái niệm luôn luôn có sự biến đổi về giá trị vật chất và được pháp luật qui định về chế độ pháp lý đối với nó. Luật Dân sự Việt Nam thừa nhận tài sản theo nghĩa rộng, theo đó, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản trên các vật đó (vật quyền). Mặc dù không đưa ra định nghĩa về tài sản nhưng Điều 163 Bộ luật Dân sự xác định tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản. BLDS năm 2005 phân loại tài sản thành động sản – bất động sản, tài sản hữu hình – tài sản vô hình, đó là những phân loại mang tính truyền thống và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bài viết này tập trung đề cập đến cách phân loại tài sản ở cách phân loại thú hai – Bất động sản và động sản. Để phân biệt động sản – bất động sản Bộ luật Dân sự đã dùng phương pháp loại trừ để xác định một tài sản là động sản hay bất động sản. Khoản 1 Điều 174 BLDS liệt kê các tài sản được coi là bất động sản, 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản Việc phân biệt động sản và bất động sản chủ yếu dựa trên tính chất vật lý không di dời được về mặt cơ học và giá trị kinh tế. Trên thực tế thì những tài sản không di, dời được thường là những tài sản có giá trị lớn, như ruộng vườn, nhà cửa, ao chuôm. Việc phân biệt động sản và bất động sản nhằm mục đích qui định hai quy chế pháp lý khác nhau cho hai loại tài sản này. Hai qui chế pháp lý này ảnh hưởng trực tiếp đến những qui định của BLDS khi qui định về quyền của chủ sở hữu thực quyền đòi lại động sản, bất động sản từ người chiếm hữư không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo qui định tại Điều 256,257,258 của BLDS Theo qui định tại Điều 174 BLDS, có thể thấy luật tài sản Việt Nam thừa nhận các loại bất động sản sau đây: Bất động sản không thể di, dời được do bản chất tự nhiên vốn có của nó, bao gồm : Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất. Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng: Đó là các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản. Ví dụ như hệ thống điện được lắp đặt trong tường nhà, hệ thống đường nước trong nhà, bể cá, tủ bày các vật dụng gắn vào hốc tường một cách kiên cố. Bất động sản do pháp luật quy định: Ngoài những tài sản là bất động sản kể trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy định những tài sản khác là bất động sản. Điểm d, khoản 1 Điều 174 BLDS đã quy định “…bất động sản có thể còn là các tài sản khác do pháp luật quy định”. Ví dụ quyền sử dụng đất được xác định là bất động sản, đây chính là việc thừa nhận khái niệm quyền có tính chất bất động sản. +Đất đai: là TLSX quan trọng, có những đặc điểm khác với các TLSX khác. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng… Đất đai luôn luôn là vấn đề của mọi thời đại, mọi chế độ kinh tế-xã hội trong lịch sử. Vì vậy mà Hiến pháp 1992 đặc biệt lưu ý đến đất đai như là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý (sở hữu đất đai ở Việt Nam có dạng hết sức đặc biệt ở chỗ đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng thực tế là người dân có quyền sở hữu hạn chế đối với đất đai) , điều này được quy định rõ tại điều 18, Chương II của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. -Các hình thức sở hữu hiến định[3] Nước ta phát triển theo định hướng XHCN. Định hướng đó đòi hỏi làm rõ CNXH cần quan hệ sở hữu gì. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” có nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Nghĩa là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về công hữu, còn không chủ yếu có thể thuộc những hình thức sở hữu khác, kể cả sở hữu cá nhân. Thực tiễn đã chứng minh quan điểm có tính chất mở như trên là phù hợp với quy luật khách quan. Trong thời kỳ quá độ, chúng ta chưa thể thiết lập được một chế độ công hữu toàn diện mà phải thừa nhận sự vận động của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế cùng với sự đa dạng các hình thức sở hữu. Theo quan điểm pháp luật dân sự thì có rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Điều 172, chương IV, BLDS 2005) tuy nhiên điều 15 thuộc chương II, chương chế độ kinh tế Hiến pháp 1992 qui định 3 hình thức sở hữu chủ yếu: "Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Cần phân biệt chế độ sở hữu với các hình thức sở hữu khác theo quan điểm pháp luật dân sự (Điều 172, chương IV, BLDS 2005). Gọi là chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân khi đề cập ở góc độ chính trị-pháp lý. Các hình thức này trong Hiến pháp quy định nên gọi là các hình thức sở hữu hiến định. Vấn đề phân loại các hình thức sở hữu gợi ra câu hỏi là tại sao và căn cứ vào cái gì để có thể chia sở hữu thành 7 hình thức theo pháp luật dân sự. Hiện nay các nhà làm luật Việt Nam đang đồng thời dựa vào 2 tiêu chí để thực hiện việc phân loại này. Căn cứ thứ nhất là tính chất chính trị (công hay tư) của việc chiếm hữu tài sản. Chính vì căn cứ vào tiêu chí này có thể chia sở hữu thành sở hữu xã hội chủ nghĩa (với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) và sở hữu phi xã hội chủ nghĩa mà sở hữu tư nhân là đại diện chủ yếu. Căn cứ thứ hai là dựa vào yếu tố ai là người được coi là chủ sở hữu của tài sản. Nếu toàn dân là chủ sở hữu thì có sở hữu toàn dân; nếu hợp tác xã là chủ sở hữu thì có sở hữu tập thể, nếu hai người trở lên cùng sở hữu một tài sản thì có sở hữu chung; nếu một người (cá nhân) sở hữu thì có sở hữu cá nhân và cuối cùng nếu một tổ chức là chủ sở hữu thì có sở hữu của tổ chức đó (sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội…). 1.3. Các hình thức sở hữu hiến định 1.3.1. Sở hữu toàn dân 1.3.1.1. Khái niệm Sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân ) là sở hữu trong đó toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân, vì vậy sở hữu toàn dân hay sở hữu nhà nước ở đây có nội hàm tương tự nhau. Sở hữu nhà nước còn gọi là sở hữu toàn dân vì bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân lao động. Các kiểu nhà nước bóc lột cũng có sở hữu nhà nước nhưng không thể gọi là sở hữu toàn dân vì bản chất của Nhà nước bóc lột và mục đích sử dụng sở hữu nhà nước có những điểm khác biệt căn bản so với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở lý luận chung của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa thì sở hữu toàn dân là loại hình sở hữu mà một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm chung tư liệu sản xuất ở những qui mô khác nhau , liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế. Việc sử dụng, chi phối tư liệu sản xuất đều phục tùng lợi ích xã hội và khi tư liệu sản xuất thuộc toàn xã hội thì sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa sẽ không còn.Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa khi đó thì sản phẩm lao động không còn bị người bóc lột chiếm hữu mà được phân phối theo lợi ích người lao động , dùng cho nhu cầu chung của xã hội. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu tư liệu sản xuất quy định mục đích của sản xứat, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức quản lí, phân phối sản phẩm và cơ chế điều tiết chúng. Mỗi phương thức sản xuất có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng. Trong thời kì quá độ ở Việt Nam có ba loại hình sở hữu cơ bản : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân ( tư hữu ) mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ chín muồi khác nhau. Các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại khách quan, lâu dài và thường đan xen lẫn nhau. Trong một đơn vị sản xuất - kinh doanh có thể có nhiều chủ sở hữu đại diện cho nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Ví dụ, trong công ti cổ phần bao gồm nhiều cổ đông thuộc loại nhiều loại hình sở hữu khác nhau ( sở hữu công cộng, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ); trong hợp tác xã, đất đai thuộc sở hữu công cộng, vốn và tư liệu sản xuất có phần thuộc sở hữu tập thể, có phần thuộc sở hữu của hộ xã viên; trong công ty tư nhân, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân, nhưng đất đai, điện, nước ... thuộc sở hữu công cộng. Chính sự đa dạng của các loại hình sở hữu và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại đan xen với nhau mà hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức liên doanh, liên kết và các hình thức kinh tế quá độ hết sức phong phú trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong các hình thức sở hữu trên thì sở hữu công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng, là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó chỉ có thể được hình thành từng bước từ thấp đến cao và chỉ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. nhà nước - Chủ thể của sở hữu nhà nước: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân nên trên thực tế Nhà nước là chủ thể duy nhất của sở hữu của sở hữu toàn dân. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân được Nhà nước giao vốn, các tư liệu sản xuất, các phương tiện làm việc...để quản lý, sử dụng. Nhà nước không giao cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cá nhân quyền sở hữu mà chỉ giao cho quyền sử dụng. Khi sử dụng không đúng mục đích hoặc trái quy định của pháp luật, Nhà nước có thể chuyển giao quyền sử dụng từ cơ quan, tổ chức này cho cơ quan, tổ chức khác...Tuy nhiên để tài sản thuộc thuộc sở hữu nhà nước được bảo tồn và sử dụng có hiệu quả, Nhà nước quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việc sử dụng. Như vậy, phạm vi khách thể của sở hữu nhà nước rất rộng, có trong tất cả các lĩnh vực: như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải...Có trong tay phần lớn những tư liệu sản xuất chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước có ưu thế đặc biệt để điều hành nền kinh tế. Mặt khác, khách thể của sở hữu nhà nước là không hạn chế và ngoài những khách thể nói trên, Nhà nước còn có các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước. -Đất đai là khách thể đặc biệt của sở hữu nhà nước. Đặc biệt ở chỗ đất đai gắn liền trực tiếp với dân cư và dân cư trực tiếp sử dụng. Theo quy định ở điều 17 Hiến pháp 1992 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý (điều 18 Hiến pháp 1992). Trên thực tế người dân chỉ có quyền sở hữu hạn chế đối với đất đai, quyền sở hữu theo quan điểm pháp luật dân sự gồm 3 quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Cả 3 quyền năng này của người dân đối với đất đai đều bị hạn chế. Người dân chỉ được quyền chiếm hữu, sử dụng nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_2416.pdf
  • pdf29_0645.pdf
  • pdf30_3657.pdf
  • pdf31_5685.pdf
  • pdf33_999.pdf
Tài liệu liên quan