+ Định nghĩa : vật lý trị liệu ( gọi tắt là lý liệu ) là một chuyên khoa trong y
học, dùng các yếu tốvật lý để phòng và chữa bệnh.
+ Lịch sử : Lý liệu có từ rất sớm ( ít ra 4.000- 5.000 năm tr ước công
nguyên ), người Ai Cập đã dùng cách " phơi nắng ", và " ngâm bùn" ở sông Lin
để chữa bệnh . ở Pháp, ý, Ba Lan, Hung ,Đức. còn nhiều di tích kiến trúc xây
dựng từ thế kỷ thứ 2-3 liên quan đến vật lý trị liệu. Trong nhân dân ở Châu á còn
lưu lại nhiều phương pháp trị liệu dân gian : xoa bóp, xông giác.
+ Từ thế kỷ 18 trở đi khi các ngành khoa học khác phát triển thì lý liệu mới
thực sự có cơ sở khoa học vững chác và phát triển nhanh chóng.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vật lý trị liệu trong một số bệnh da liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG MỘT SỐ BỆNH DA LIỄU
TS Nguyễn Khắc Viện
1. Khái niệm.
+ Định nghĩa : vật lý trị liệu ( gọi tắt là lý liệu ) là một chuyên khoa trong y
học, dùng các yếu tố vật lý để phòng và chữa bệnh.
+ Lịch sử : Lý liệu có từ rất sớm ( ít ra 4.000- 5.000 năm trước công
nguyên ), người Ai Cập đã dùng cách " phơi nắng ", và " ngâm bùn" ở sông Lin
để chữa bệnh . ở Pháp, ý, Ba Lan, Hung ,Đức... còn nhiều di tích kiến trúc xây
dựng từ thế kỷ thứ 2- 3 liên quan đến vật lý trị liệu. Trong nhân dân ở Châu á còn
lưu lại nhiều phương pháp trị liệu dân gian : xoa bóp, xông giác...
+ Từ thế kỷ 18 trở đi khi các ngành khoa học khác phát triển thì lý liệu mới
thực sự có cơ sở khoa học vững chác và phát triển nhanh chóng.
2. Phân loại vật lý điều trị.
Theo cách xắp xếp của một số nước hiện nay, vật lý trị liệu được phân loại
như sau :
2.1. Điều trị bằng ánh sáng ( gồm các bức xạ nhìn thấy và không nhìn thấy
): ánh sáng có bản chất vừa là sóng vừa là hạt. ánh sáng khi tác động và cơ thể tạo
ra các phản xạ thần kinh ( gây biến đổi chuyển hoá) , tạo ra nhiệt năng, tạo hiện
tượng hiệu ứng quang điện, làm hoá gián prôtêin qua đó ảnh hưởng đến quá trình
bệnh lý của cơ thể.
Gần đây dùng laser để điều trị bệnh da liễu ngày càng được phát triển.
Nguyên lý của kỹ thuật này là sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức,
chùm tia larse khi tác động vào cơ thể tạo ra nhiệt năng, tuỳ mức độ của nhiệt
năng gây ra hai tiện tượng: hoại tử đông đặc tế bào ( khi nhiệt độ nóng 800 C / giây
) hoặc gây hiện tượng bốc hơi phá huỷ mạnh ( khi nhiệt độ nóng > 100 0 C khoảng
1/ 10 giây ). Điều trị bằng laser không gây các hiện tượng phá huỷ rộng các tổ
chức xung quanh, chùm tia tập trung chiếu vào một diện tích rất nhỏ ( có thể tạo
được vết cắt tổ chức áp dụng trong phẫu thuật ), nên tổn thương chóng lành sau
điều trị.
2.2. Điều trị bằng điện ( dòng điện một chiều , dòng điện xung điện thế
thấp, dòng điện cao tần , tĩnh điện và ion khí). Tác dụng của dòng điện gây nên:
tạo nhiệt, tạo từ trường, tạo hiện tượng điện phân, tạo ra các bức xạ các sóng điện
từ ) từ đó tác động vào cơ thể.
2.3. Điều trị bằng siêu âm : siêu âm là các dao động âm thanh, dao động
đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng
tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinhdưỡng.
2.4. Điều trị bằng vận động xoa bóp : dùng những động tác của hai bàn tay
y sinh tác động lên cơ thể bệnh nhân mới mục đích điều trị và dự phòng. Xoa bóp
tác động lên da và tổ chức dưới da ( tăng tuần hoàn , tăng chuyển hoá và tăng đào
thải ), tác động lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn hoặc ức chế qua đó ảnh
hưởng đến hoạt động của cơ thể.
2.5. Điều dưỡng học là nghiên cứu các điều kiện của thiên nhiên ( ở các
vùng địa lý khác nhau) có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh. Các địa điểm điều
dưỡng chia làm 3 loại : các điều dưỡng khí hậu, các điều dưỡng khoáng tuyển và
các điều dưỡng có bùn.
3. Các chỉ định vật lý trị liệu trong điều trị các bệnh ngoài da.
3.1. Các viêm da và viêm phần phụ của da ( viêm chân lông nông sâu, nhọt,
ổ gà, hậu bối, các viêm da nhiễm khuẩn do xây xát da...
Nguyên tắc chung : điều trị sớm ngay từ đầu lúc viêm nhiễm khuẩn mới
phát bằng cách ức chế phản ứng viêm và kích thích các cơ chế bảo vệ. Khi viêm
nhiễm đã lan rộng, tìm cách khu trú các thương tổn thành một ổ hoại tử để dễ
loại trừ sau đó kích thích sự lành sẹo.
+ Tuyến ngoại tử đỏ da mạnh 3-4 liều sinh lý ngày lần đầu, chiếu rộng
xung quanh tổ chức viêm 5-10 cm. Cách 2 ngày chiếu 1 lần. Thông thường sau 3
lần chiếu viêm bớt đi, da tổn thương dăn deo không căng cứng như hôm đầu. Nếu
tụ mủ lại, cho chích tháo mủ và tiếp tục điều trị sau khi thay băng.
+ Sóng ngắn liều không nóng 15w - 5 phút 1 lần/ 1 ngày, dùng một đợt 5-
7 ngày. Trường hợp nhọt rải rác khắp người, cần chọn những nơi nặng nhất và
nguy hiểm nhất để điều trị trước ( nhọt hậu bối ở cổ, lưng, bẹn ,nách là những nơi
nhiều mạch máu và thần kinh. Cần kết hợp với dùng kháng sinh đông y hoặc tây y
. Sau khi bệnh tạm ổn cho tắm tuyến ngoại tử toàn thân kết hợp với dùng vácxin
nếu nhọt kéo dài lâu ngày không khỏi.
+ Các nhiễm khuẩn da do xây sát do vết thương: sau khi rửa sạch vết
thương hoặc chỗ xây sát, chiếu một lần tuyến ngoại tử, rộng 5 cm quanh vết
thương rồi băng vô khuẩn lại. Nếu tổn thương xây sát nông và chưa có hiện
tượng viêm : không cần băng . Nếu đã bị nhiễm khuẩn : điều trị như đối với các
nhọt đa nếu trên.
3.2. Điều trị trứng cá: là một bệnh do tăng sự đào thải của tuyến bã, có thể
kết hợp với nhiễm khuẩn cương tụ ở vùng mặt rất nguy hiểm. Về lý liệu có thể
dùng : cồn pha với ete mỗi thứ một nửa, lau sạch mỡ ở vùng da định chiếu, sau đó
chiếu tuyến ngoại tử liều gần đỏ da ( băng 3/4 liều sinh lý) mỗi ngày tăng thêm 1/4
liều sinh lý, chiếu 15 ngày . Có tác dụng chống nhiễm khuẩn, làm khô da, khô các
bọc mủ, nhưng da hay bị xạm đen một thời gian sau điều trị.
Cần lưu ý điều trị trứng cá phải điều trị toàn diện : giảm tiết mỡ, giải thoát
bít tắc lỗ chân lông, chống nhiễm khuẩn nhiễm nấm, chống táo bón... lý liệu chỉ là
biện pháp hỗ trợ tại chỗ.
3.3. Viêm da thần kinh :
+ Tuyến ngoài tử đỏ da mạnh, chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 3-4
liều sinh lý. 3 ngày chiếu một lần mỗi chỗ tổn thương 4-5 lần chiếu.Điều trị có tác
dụng giảm ngứa , chống viêm làm cho các sẩn bị xẹp lại và mỏng bớt đi. Nếu kết
quả tốt cho nghỉ 3-4 tuần rồi lại làm tiếp đợt 2.
+ Điện phân natri bromua kiểu khăn quàng cổ hay toàn thân để giảm nhẹ
hưng phấn thàn kinh.
Kết quả điều trị nhìn chung nếu bệnh mới và điều trị kiên trì mới có khả
năng khỏi. Nếu đã bị lâu da đã dày liken hoá kết quả chỉ có tính chất tạm thời đỡ
ngứa.
3.4. Eczema các loại :
Lý liệu có thể tham gia vào điều trị eczema bằng các biện pháp chống
nhiễm khuẩn tại chỗ : tuyến tử ngoại đỏ da, sóng ngắn, điện phân kali iođua...
cũng có thể dùng tuyến tử ngoại toàn thân liều nhỏ để giải mẫn cảm, hoặc điện
phân natri bromua hay canxi clorua để tăng cường trương lực thần kinh, giảm
hưng phấn quá mức... nói chung điều trị eczema các loại đều ít nhiều có kết quả
nhưng tốt nhất vẫn là eczema vi khuẩn .
3.5. Rụng tóc :
+ Rụng tóc từng đám ( pelade): tuyến ngoại tử đỏ da 5 liều sinh lý cách 2
ngày chiếu một lần . Nếu có nhiều chỗ rụng mối ngày có thể chiếu 1 hoặc 2 chỗ.
Sau 10 - 15 lần chiếu thấy lông trắng mọc lên rất mảnh, càng về sau tóc cứng hơn
cuối cùng đen dần và khỏi.
Dùng d'Arsonval tại chỗ , 10 phút hàng ngày, 15 đến 20 lền, kết quả hơi
kém hơn tuyến ngoại tử một chút. Thường dùng cho những trường hợp rụng tóc
từng đám nhỏ.
+ Rụng tóc rải rác đều khắp da đầu : cần kết hợp : tuyến ngoại tử toàn thân,
các loại thuốc vitamin, dòng d' Arsonval toàn bộ da đầu. Nếu có hiện tượng tăng
tiết mỡ da đầu, hàng ngày gội nước ấm xoa kỹ bằng tay để tăng cường dinh dưỡng
tại chỗ, có thể dùng các thuốc chữa gầu đầu như cồn salisilic... chú ý không dùng
các chất tan mỡ mạnh để gội đầu như xà phòng giặt, các loại thuốc gội đầu hiện
nay có thể là một nguyên nhân gây rụng tóc ở thanh niên.
3.6. Bệnh vẩy nến : dùng tuyến ngoại tử có thể là cho da bị thương tổn bình
thường trở lại song hay tái phát. Nếu vẩy nến diện hẹp dùng tuyến ngoại tử đỏ da
mạnh 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu một lần, mỗi ngày chiếu 1-2 chỗ,mỗi chỗ 5-
6 lần. Vẩy nến diện rộng rải rác khắp người dùng tuyến ngoại tử toàn thân liều gần
đỏ da (3/4 liều sinh lý ) tăng mỗi ngày 1/2 liều sinh lý, một đợt điều trị 7-10 ngày
sau điều trị da bị thâm sạm lại một thời gian.
3.7. Một số bệnh tăng sinh tổ chức: xùi mào gà, hạt cơm, u mềm lây, dầy
sừng do nắng, các u lành tính ở da, u máu... dùng các biện pháp điều trị cổ điển
không kết quả có thể dùng điều trị bằng laser CO2. Trước khi phẫu thuật cần phải
gây tê tại chỗ. Sau phẫu thuật cần phải dùng thuốc sát khuẩn hoặc băng lại. Kỹ
thuật của điều trị laser đơn giản không gây chảy máu và không để lại sẹo đáng kể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vat_ly_tri_lieu_trong_mot_so_benh_da_lieu_9083.pdf