Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự
phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ của trẻ em. Cùng với những chuyển
biến tích cực trong quy mô, cấu trúc, phương thức hoạt động thì ngành giáo dục mầm non cũng có
những thách thức, khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của mình. Bạo hành trẻ mầm
non chính là một trong những góc khuất tăm tối nhất của ngành giáo dục mầm non tại Việt Nam
hiện nay, đã để lại những hậu quả cũng như những di chứng ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý
của trẻ sau này.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vấn nạn bạo hành trẻ mầm non hiện nay tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2168
VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ MẦM NON HIỆN NAY
TẠI VIỆT NAM
Bùi Đại Quốc Thiên, H Lan Anh Kbuôr
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Vĕ Hậu
TÓM TẮT
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự
phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ của trẻ em. Cùng với những chuyển
biến tích cực trong quy mô, cấu trúc, phương thức hoạt động thì ngành giáo dục mầm non cũng có
những thách thức, khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của mình. Bạo hành trẻ mầm
non chính là một trong những góc khuất tăm tối nhất của ngành giáo dục mầm non tại Việt Nam
hiện nay, đã để lại những hậu quả cũng như những di chứng ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý
của trẻ sau này.
Từ khóa: Ảnh hưởng, bạo hành trẻ mầm non, chuyển biến, nền móng, thách thức.
1 THỰC TRẠNG
Thời gian vừa qua, tình trạng bạo hành trẻ mầm non có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành
vấn đề đáng bị lên án trong xã hội văn minh ngày nay. Biểu hiện là gần đây có rất nhiều vụ bạo
hành xảy ra, làm người dân cả nước liên tục bàng hoàng và phẫn nộ trước những vụ bạo hành của
các bảo mẫu ‚mặt người dạ thú‛.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), trung bình mỗi năm tại Việt Nam có
khoảng 3.000 đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em tại các trường mầm non nói riêng và xã hội nói chung.
Điển hình là vụ bạo hành làm xôn xao dư luận cả nước vào khoảng cuối năm 2017. Theo Báo Phụ
Nữ TP. Hồ Chí Minh (2017), vụ việc được xảy ra tại cơ sở mầm non Mầm Xanh tại Quận 12, TP.HCM,
các bảo mẫu tại đây đã hành hạ và đánh đập hàng loạt đứa trẻ. Những đứa trẻ bị các bảo mẫu
này đánh, tát, lấy can nhựa gõ vào đầu, vào người mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó, những bảo mẫu
này còn cầm dao gõ và dọa làm đám trẻ khóc thétSang năm 2018, tưởng chừng như những vụ
bạo hành trẻ mầm non như trên sẽ giảm xuống đáng kể. Nhưng sự thật là mức độ nghiêm trọng
cũng như tần suất của các vụ bạo hành lại liên tục gia tăng một cách chóng mặt. Tiêu biểu cho
mức độ nghiêm trọng này chính là vụ bảo mẫu tại nhóm trẻ tư thục Mẹ Mười tại đường Thái Thị Bôi,
quận Thanh Khê, Đà Nẵng đã hành hạ dã man đứa trẻ trong lúc cho ăn.
Những vụ việc đau lòng này, một phần nào đó nói lên vấn đề cấp bách cho toàn ngành giáo dục
nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng là phải ra sức giải quyết những vấn đề nhứt nhối
này một cách triệt để nhất. Chúng ta cần chung tay ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em để góp phần
xây dựng một đất nước văn minh và phát triển.
2169
Hình 1: H nh ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ em tại mẫu giáo Mầm Xanh
(Nguồn: Nhóm phóng viên báo Phụ nữ Tp.HCM, 2017)
2 NGUYÊN NHÂN
Dù mục đích như thế nào, dù hoàn cảnh ra sao hay bất kể là ai đi chăng nữa, thì việc bạo hành trẻ
là một tội ác, một việc làm không thể chấp nhận hay tha thứ được. Nhìn một cách khách quan thì ta
có một số nguyên nhân sau:
2.1 Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục
Ở Việt Nam, việc cấp giấy phép hoạt động cho các trường mầm non còn rất lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo
trong phối hợp trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, việc xử phạt những sai phạm chưa nghiêm minh
khiến cho việc quản lý các nhóm, lớp mầm non tư thục ngày càng bộc lộ nhiều lỗ hổng. Chính quá
trình đào tạo, cấp chứng chỉ dễ dàng, không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng các nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục mọc lên như nấm. Theo quy định hiện nay, ngoài các yếu tố cơ
bản khác thì cơ cấu tổ chức ở nhóm, lớp này chỉ cần một tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên
môn có thể là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập và chỉ cần có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư
phạm mầm non trở lên, có các chứng chỉ, nghiệp vụ liên quan đi kèm. Điều kiện cấp phép dễ dãi
khiến việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với nhóm, lớp này gặp nhiều khó
khăn. Trong khi thực tế đã chứng minh những người có hành vi bạo hành trẻ thường rơi vào nhóm
không có bằng cấp hoặc có bằng cấp mang tính chất đối phó.
2.2 Gia đ nh và xã hội
Gia đ nh
Mong muốn con phát triển toàn diện là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà khi mới đi học có thể con sẽ bị ốm, bị sút cân do thay đổi môi
trường sống và giờ giấc sinh hoạt. Do đó cha mẹ hãy cho con và các cô có thời gian để thích nghi.
Đừng quá chú trọng đến việc tăng cân của con mà gây áp lực với nhà trường, để đến nỗi cô phải
ép con ăn bằng mọi giá. Điều này dẫn đến những hậu quả mà họ không thể ngờ tới được. Khi trả
lời phỏng vấn của Zingnews năm 2017 trong vụ việc bạo hành tại cơ sở giáo dục mầm non Mầm
Xanh, một phụ huynh cho rằng: ‚M nh đi làm, còn con đi học thì mình tin tưởng giao cho cô giáo, cứ
nghĩ cô tốt, sẽ dạy bảo cháu thật tốt, ai ngờ đi làm về, thấy clip, mình mới tức và phẫn nộ về những
hành vi của các cô giáo tại đây...‛. Khi những vụ việc bạo hành như thế này xảy ra, họ quay ra đổ
2170
hết trách nhiệm cho cô giáo, cho nhà trường và cho các cơ quan quản lý. Và họ cho rằng mình chỉ
là nạn nhân đáng thương của sự mất nhân tính của các cô giáo, của sự quản lý thiếu trách nhiệm
của các cơ quan chức năng. Nhưng họ lại không biết rằng, chính họ đã sai lầm khi đã quá chủ
quan, thiếu quan tâm đến việc chọn trường, cũng như quan tâm và lo lắng đến con của họ. Cho dù
là vấn đề kinh tế, cơm áo, gạo tiền, hay bất cứ lý do gì đi chăng nữa, họ vẫn là những người đáng
trách trong trường hợp này.
Xã hội
Chúng ta cũng không thể bỏ qua những trách nhiệm của xã hội trong các vụ bạo hành này, những
người dân xung quanh cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có liên quan cần phải có những thái độ
và hành động mạnh mẽ hơn đối với những hành vi bạo lực trẻ tàn bạo như thế. Theo Ủy ban nhân
dân phường phường Hiệp Thành, quận 12, trong vụ bảo mẫu bạo hành trẻ tại cơ sở giáo dục mầm
non Mầm xanh 2017, từ khi cơ sở này được cấp phép hoạt động, đến khi vụ việc được phát hiện và
sáng tỏ, phường chưa nhận được phản ảnh của người dân về sự việc đau lòng trên. Một người dân
trả lời phỏng vấn của Zingnews khi sự việc được phơi bày ra ánh sáng, họ cho biết chỉ nghĩ rằng
con nít, hay đ a giỡn nên khóc, và việc các cô giáo đánh chỉ để dạy dỗ bọn trẻ.
2.3 Nhà trường
Ngày nay, kinh tế thị trường được đặt lên trên hàng đầu, vì vậy mà hầu hết các cơ sở mầm non đều
đặt lợi nhuận lên trên chất lượng của trường. Chính vì lý do đó, khâu tuyển sinh giáo viên tại các cơ
sở này diễn ra rời rạc, thiếu minh bạch, họ sẵn sàng chấp nhận tuyển những giáo viên chỉ được
đào tạo ngắn hạn, thậm chí cả những người chưa qua trường lớp đào tạo nào để có thể thu được
lợi nhuận tốt nhất. Nhiều trường, họ xem kinh doanh giáo dục là một miếng hời cực lớn, dù không
có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn theo yêu cầu nhưng họ vẫn cố tình nhồi nhét hàng loạt
học sinh vào để mong muốn tối đa hóa nguồn lợi nhuận của họ. Cô Hoàng Thị Hiền, 24 tuổi, quê ở
Gia Lai cho biết, sau thời gian dạy học tại một ngôi trường không có nhiều đổi mới, đầu năm nay cô
quyết định tìm chỗ mới. Cô Hiền liên hệ một một số trường đang tuyển dụng thì thấy ở đó, sự "đơn
giản hóa" trong công tác tuyển dụng giáo viên mầm non của các trường. Có nơi ứng viên còn
không cần phải nộp hồ sơ, chỉ để lại điện thoại rồi phía nhà trường chủ động liên lạc hướng dẫn để
người tìm việc khỏi mất công. Có nơi chỉ phỏng vấn qua điện thoại, chưa biết ứng viên khả năng,
kinh nghiệm thế nào, bằng cấp ra sao đã lập tức mời đến nhận việc ngay. "Thiếu giáo viên đứng
lớp nên các trường rất nóng lòng tìm người vào để lấp chỗ trống. Họ dường như không quá cân
nhắc đến khả năng, tiêu chí của cô giáo...", cô Hiền cho biết khi được phóng viên của Báo Dân Trí
hỏi. Hầu hết các trường đưa ra mức lương chung( lương căn bản cho giáo viên mới vào chứ chưa
xem trọng trả lương theo năng lực, kinh nghiệm. Xin việc chưa cần hồ sơ, không cần kinh nghiệm,
thậm chí có nơi còn tuyển sinh viên chưa tốt nghiệp, chưa có bằng hoặc cho nợ bằng với hy vọng
mở rộng diện tuyển dụng. Điều này phản ánh thực tế tình trạng "khát" giáo viên ở các cơ sở mầm
non ngoài công lập, chính vì lý do đó, nhiều cơ sở mầm non đã "âm thầm" phá rào tuyển dụng.
2171
2.4 Giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non - họ chính là những người trực tiếp quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ những chủ
nhân tương lai của đất nước. Chính vì có quá nhiều trách nhiều nên áp lực từ đó mà hình thành, áp
lực từ phía học sinh và gia đ nh của học sinh, từ phía nhà trường, từ xã hội, và không đâu xa, những
áp lực đôi khi xuất phát từ chính gia đ nh của giáo viên. Những áp lực này khiến cho họ rơi vào
những trạng thái tiêu cực, căng thẳng, khiến cho mỗi khi đến lớp, những đứa trẻ lúc này sẽ trở
thành ‚nguồn xả giận‛ của các giáo viên này.
Tiếp đến là nghiệp vụ chuyên môn, theo trang suphamhanoi.com cho biết: giáo viên mầm non
hiện nay chưa được đào tạo bài bản, chưa qua trường lớp chính quy. Có thể dễ dàng nhận thấy
những giáo viên bạo hành trẻ em trong thời gian qua đều không có trình độ hoặc chỉ qua rèn luyện
sơ sài, chưa trao dồi nghiệp vụ sư phạm mầm non đã được giao đứng lớp.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng cho rằng chính tuổi thơ bị bạo hành tương tự đã ám ảnh
đến tâm lý của những cá nhân. Khi họ làm giáo viên, những vết xước đó vẫn còn in sâu đậm trong
tâm lý bị tổn thương của họ, khiến họ dễ cáu giận, không tự chủ, thiểu kiểm soát trong lúc chăm
sóc và dạy dỗ trẻ.
2.5 Từ phía trẻ em
Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em cho thấy rằng giai đoạn trẻ có độ tuổi từ 3-6 tuổi được coi là
bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ thích được thể
hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay,
tự ăn Bên cạnh đó, tình cảm của trẻ có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong phú, sâu sắc và phức
tạp hơn. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn. Vì vậy đã xuất hiện ở
trẻ những biểu hiện tình cảm rõ ràng cũng như chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này
khiến trẻ dễ tổn thương sâu sắc nếu ta không thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Trẻ luôn muốn làm trung
tâm chú ý của mọi người xung quanh. Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất ‚xuất sắc‛ nhưng
người lớn thì cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được công
nhận. Trẻ không thích bị chê và rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình làm mẩy để được dỗ
dành. Lúc này dễ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột.
3 HẬU QUẢ
3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
3.1.1 Sức khỏe thể chất
Bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, có thể nguy hại
đến cả tính mạng của trẻ. Trẻ không thể phát triển một cách bình thường, trở nên biếng ăn, còi cọc,
chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, hoặc trẻ trở nên hung dữ với mọi
người ngay cả những người thân trong gia đ nh như bố, mẹ
2172
Hình 2: Cô giáo bạo hành trẻ lớp mầm non Sen Vàng
(Nguồn: Nguyễn Sương và Kiều Trang, 2017)
3.1.2 Sức khỏe tinh thần
Bạo hành cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Thông thường, khi trẻ bị
bạo hành có hai trường hợp xảy xa. Thứ nhất, nếu biểu hiện ra bên ngoài thì trẻ có thể thay đổi tính
nết, đang hiền lành trẻ bỗng trở nên hung dữ, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí đánh người khác.
Thứ hai là loại phản ứng thu mình lại. Trẻ trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không
thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ hãi.
3.2 Ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ
Bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ rất nhiều.
Khi bị bạo hành, đứa trẻ dần hình thành một nhân cách nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình
khi mà xung quanh trẻ có rất nhiều thứ cần trẻ khẳng định chính mình. Sống trong một môi trường
không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sai lệch về cuộc
sống của trẻ, không biết tôn trọng người khác và ngay cả bản thân trẻ. Liên tục phải chịu đựng
những cảnh tàn bạo như vậy cũng sẽ khiến trẻ trở nên vô cảm trước mọi việc mình chứng kiến.
Hình 3: Trẻ bị bạo hành dễ bị sang chấn tâm lý
(Nguồn: Nhóm phóng viên Báo Vietnammoi.vn, 2017)
3.3 Ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Bạo hành không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và nhân cách của trẻ mà nó thực
sự còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tương lai của trẻ sau này. Những phương pháp giáo dục
sai, tàn bạo khiến cho trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến ù lì, mù mịt đầu óc, dễ đi theo những
cám dỗ từ bên ngoài.
2173
4 BIỆN PHÁP
4.1 Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục
Các cơ quan có thẩm quyền cần thắt chặt hơn nữa trong công tác cấp phép hoạt động cho các cơ
sở mầm non, đặc biệt đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện
để hoạt động.
Xử lý mạnh mẽ hơn nữa đối với những cá nhân có hành vi bạo lực với trẻ em.
Các cơ quan quản lý giáo dục cần quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát các hoạt động của
trường, lớp, cơ sở nhận trẻ.
Kiểm tra định kì các cơ sở để đảm bảo chất lượng về mặt vật chất, các trang thiết bị phòng học để
tạo môi trường tốt nhất cho công tác dạy và học.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng định kỳ nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ trong
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các
cơ sở giáo dục mầm non.
4.2 Gia đ nh và xã hội
Khi chọn trường cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về nơi con mình sẽ được học, cơ sở vật chất,
chương trình học, khẩu phần ăn... tại đây, để có cái nhìn tổng quát hơn cho sự chọn lựa của mình.
Gia đ nh phối hợp cùng với nhà trường để trang bị kỹ năng sống cho các em, hình thành được bản
lĩnh khi gặp những tình huống nguy hiểm.
Không nên gây những áp lực lên cho giáo viên, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và
dạy dỗ trẻ của họ, khiến cho những giáo viên này cảm thấy bản thân quá căng thẳng.
Dành thời gian ra để theo dõi, quan sát sự phát triển của con mình. Bên cạnh đó, cũng cần những
lời chia sẻ như những ‚người bạn‛ của các bậc cha mẹ với con của mình.
Các tổ chức xã hội cần đẩy mạnh việc phòng chống bạo hành trẻ em thông qua các chiến dịch,
hoạt động, các chương trình về bảo vệ trẻ em, đồng thời cũng nên tổ chức các đợt tập huấn định kỳ
cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên...
4.3 Nhà trường
Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Đảm bảo mức lương thật xứng
đáng với các giáo viên mầm non, giúp họ giải tỏa đi bớt những gánh nặng từ cuộc sống để có thể
toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc nuôi dưỡng và dạy dỗ của mình.
Chú trọng, nghiêm ngặt trong công tác tuyển sinh giáo viên mầm non, từ trình độ chuyên môn cho
đến phẩm chất đạo đức, cũng như lòng yêu nghề của mỗi người.
Không tạo áp lực cho giáo viên, không chạy theo ‚bệnh thành tích‛.
Nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, đặt quyền lợi của trẻ em lên trên hết.
2174
4.4 Giáo viên mầm non
Phải giữ vững tinh thần yêu nghề, tình yêu thương đối với trẻ để có thể vượt qua những khó khăn
trong nghề này.
Luôn luôn rèn luyện bản lĩnh tâm lý, hạn chế mất tự chủ và đặc biệt kìm hãm và tiết chế cảm xúc
của bản thân, tránh dẫn đến các hành vi bạo hành.
Mỗi giáo viên cần trau dồi vốn kinh nghiệm, tìm hiểu nhiều bài giảng, nhiều cách dạy khác nhau
thông qua các đợt tập huấn, internet, sách báo... để đưa vào bài giảng trên lớp của mình.
4.5 Từ phía trẻ em
Trẻ em cần được trang bị cho bản thân mình những kiến thức để tự bảo vệ mình, cũng như khi gặp
nguy hiểm, để trẻ có thể vận dụng chúng vào các tình huống thực tế.
Trẻ em cần phải báo ngay cho phụ huynh khi mình bị bạo hành hoặc chứng kiến cảnh tượng các
bạn khác bị bạo hành.
5 KẾT LUẬN
Bài viết phần nào đó chỉ ra cách nhìn khách quan về vấn nạn bạo hành trẻ mầm non ở nước ta
hiện nay, đưa ra một số biện pháp để ngăn chặn, phòng chống thực trạng này. Qua đấy, giúp mọi
người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ những chủ nhân tương lai
của đất nước. Bác Hồ có nói: ‘Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước’, vậy nên bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em chính là bảo vệ hạnh phúc của mỗi gia đ nh và toàn xã hội... Việc ngăn
chặn và xử lý nghiêm các hành vi bạo hành đối với trẻ em là một việc làm hết sức quan trọng và
cấp bách hiện nay.
Mầm non là thế hệ tương lai của đất nước. Những đứa trẻ xứng đáng có được tất cả tình yêu
thương từ mọi người xung quanh, cũng như có quyền được sống trong môi trường tốt đẹp nhất đối
với chúng. Chính vì vậy, gia đ nh, nhà trường, và xã hội hãy tạo môi trường sống thật thoải mái, tràn
đầy tình yêu thương, để trẻ em có thể phát triển theo một cách tự nhiên nhất của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoài Nam (2019). ‚Nhắm mắt‛ tuyển cô giáo mầm non. https://dantri.com.vn/giao-duc-
khuyen-hoc/nham-mat-tuyen-co-giao-mam-non-20190218113458974.htm, xem 26/04/2020.
[2] Mỹ Hà (2018). Những vụ bạo hành trẻ mầm non gây xôn xao dư luận năm 2018.
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-vu-bao-hanh-tre-mam-non-xon-xao-du-
luan-nam-2018-20190129103544265.htm , xem 26/04/2020.
[3] Nhóm PV BAN TP.HCM (2017). Tọa đàm‛ Bạo hành trẻ mầm non ” Vì đâu đến nỗi!‛.
https://www.tienphong.vn/giao-duc/toa-dam-bao-hanh-tre-mam-non-vi-dau-nen-noi-
1213273.tpo, xem 26/04/2020.
2175
[4] Quỳnh Mai (2017). Bạo hành tại trường Mầm Xanh. https://www.phunuonline.com.vn/vu-ba-
o-ha-nh-ta-i-truo-ng-mam-xanh-so-gia-o-du-c-da-o-ta-o-chi-co-mo-t-pha-n-tra-ch-nhie-m-
a42072.html, xem 26/04/2020.
[5] Suphamhanoi.com (2019). Bạo lực trẻ em ở giáo dục mầm non.
xem 26/04/2020.
[6] VOV (2017). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cục Trẻ em lên tiếng vụ bạo hành trẻ ở
trường mầm non Mầm Xanh.
/asset_publisher/0Vb3Tb9V6WVx/content/cuc-tre-em-len-tieng-vu-bao-hanh-tre-o-truong-
mam-non-mam-xanh, xem 26/04/2020.
[7] Zingnews (2017). Trẻ em bị bạo hành: Cấp phép mầm non tư thục dễ dàng, thiếu kiểm soát.
https://zingnews.vn/tre-em-bi-bao-hanh-cap-phep-mam-non-tu-thuc-de-dang-thieu-kiem-
soat-post801624.html, xem 26/04/2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_nan_bao_hanh_tre_mam_non_hien_nay_tai_viet_nam.pdf