Văn học - “Truyện kiều” của Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Về kiến thức

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều

 2. Về kĩ năng

- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học Trung đại.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học Trung đại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn học - “Truyện kiều” của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS – THPT BÁC ÁI Tên bài dạy: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Người soạn: Trương Thị Hồng Dịu Ngày soạn: 20/08/2015 Giáo án giảng dạy: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều 2. Về kĩ năng - Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học Trung đại. - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học Trung đại. 3. Về thái độ - Yêu mến và tự hào về danh nhân và nền văn học nước nhà. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: SGK, SGV, giáo án bài soạn, đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. Tìm đọc tư liệu về Nguyễn Du. Lời bình cho “Truyện Kiều”. Đọc tác phẩm “Truyện Kiều”. Học sinh: SGK, bài soạn. C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Đàm thoại, đọc, thảo luận, gợi mở, hướng dẫn học sinh làm việc với SGK. D.CÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên như thế nào? - Miêu tả lại sự thất bại thảm hại của quân Thanh và cuộc bỏ chạy của Vua tôi nhà Lê. Bài mới:  Lời vào bài Tiến trình dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung hoạt động Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Ông để lại rất nhiều tác phẩm hay. Đặc biệt “Truyện Kiều” là kiệt tác của văn học Việt Nam, không những có giá trị trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống, tâm hồn dân tộc. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Nguyễn Du Trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Du? - GV nhấn mạnh những điểm quan trọng. Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ p/kiến triều Nguyễn thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của N/Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. - Gia đình ông nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng. C/s đó không kéo dài được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. - Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những điểm nào chú ý? Gồm bao nhiêu tác phẩm đó là những tác phẩm nào? GV giới thiệu thêm một số tác phẩm lớn. GV chốt lạià Nguyễn Du là thiên tài văn học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều. Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu? Ra đời trong thời gian nào? Từ một tác phẩm văn học Trung Quốc, Nguyễn Du đã thay đổi hình thức tác phẩm với hiện thực Việt Nam. GV nói thêm về sự thêm và bớt nội dung cốt truyện để cho HS thấy được sự sáng tạo của nhà thơ. Đoạn trường Tân Thanh là gì? (Tiếng nói mới đứt ruột, hoặc tiếng nói mới về nỗi đau thương đứt ruột.) GV yêu cầu HS đọc phần tóm tắt Tác phẩm gồm mấy phần? Nội dung từng phần? GV tóm tắt nội dung chính của tác phẩm cho HS hiểu rõ. Thể loại tác phẩm? Tóm tắt tác phẩm, em hình dung xã hội được phản ánh trong truyện là xã hội như thế nào Cảm nhận của em về cuộc sống thân phận của Thuý Kiều cũng như người phụ nữ trong xã hội cũ? GV gợi ý: Những nhân vật như Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, là những kẻ như thế nào? (Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh là bọn buôn thịt bán người. Hồ tôn Hiến là tên quan lại độc ác, bỉ ổi. Với số phận người phụ nữ như vậy, Nguyễn Du đã bày tỏ thái độ gì? Chứng minh Nguyễn Du cảm thương số phận người phụ nữ trong xã hội cũ? Nguyễn Du đã xây dựng thành công một nhân vật anh hùng lí tuworng trong truyện theo em đó là ai? Việc xây dựng nhân vật này nhằm thể hiện điều gì? ( -Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. -Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. -Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi. -Cửa ngoài vội rủ rèm the Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. -Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Đội trời đạp đất ở trời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông...) Tác phẩm có những thành công nào về mặt nghệ thuật? + Ngôn ngữ và thể loại? - GV thuyết trình 2 thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/ Trang 80 HS đọcb ài theo yêu cầu. I. Tác giả Nguyễn Du. 1. Cuộc đời: - Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên - Quê làng Nghi Xuân, Hà Tĩnh. - Xuất thân dòng dõi quý tộc. - Học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận, ông bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn hoá khác. Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ. - Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. 2. Sự nghiệp văn học: - Sáng tác 243 bài. - Chữ Hán: có 3 tập-Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm. - Chữ Nôm: Truỵên Kiều, Văn Chiêu Hồn,.. à Ông là thiên tài văn học. II. Truyện Kiều 1. Nguồn gốc - Truyện Kiều được viết vào đầu thế kỉ XIX (1805-1809) dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Lúc đầu có tên là “Đoạn trường Tân Thanh” về sau đổi thành “Truyện Kiều”. Tóm tắt - Tác phẩm gồm 3 phần: + Phần 1: Gặp gỡ và đính ước. + Phần 2: Gia biến và lưu lạc. + Phần 3: Đoàn tụ. Thể loại -Thơ lục bát, bằng chữ Nôm dài 3254 câu. 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật. a. Giá trị nội dung: Giá trị hiện thực: - Phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị (bọn buôn thịt bán người, bọn quan lại tàn ác, bỉ ổi.) - Số phận bị áp bức và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân đạo: - Cảm thương sâu sắc trước nỗi khổ của con người. - Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo. - Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. b. Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp; tinh tế, chính xác, trong sáng, trau truốt, giàu sức biểu cảm. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Nghệ thuật khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật chân thực, sống động. - Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu. Đánh giá chung: -“Truyện Kiều” là tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Việt Nam. Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã được Hội đồng Hoà bình thế giới công nhận là danh nhân văn hoá. -“Truyện Kiều” thể hiện các giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật sâu sắc. Nó là kết tinh của văn học dân tộc, là công trình sáng tạo độc đáo trên cơ sở tiếp thu văn học nước ngoài. -“Truyện Kiều” đã đưa tiếng Việt văn học lên trình độ chuẩn mực; tác phẩm trở thành đỉnh cao chói lọi của văn học dân tộc. III. Tổng kết -Ghi nhớ: SGK/80 E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ 1. Củng cố - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả. - Nắm chắc các đặc điểm về nội dung nghệ thuật của tác phẩm. 2. Dặn dò - Hoïc thuoäc baøi, chuẩn bị bài: “Chị em Thuý Kiều”. F. RÚT KINH NGHIỆM ...........................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctruyen_kieu_nguyen_du_792.doc