I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
55 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Văn học - Phong cách Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
------------------------
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa được mọt số lỗi về liên kết.
------------------------
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
------------------------
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những tình cảm thiêng liên của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
NGHỊ LUẬN VỂ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm những bài nghị luận này.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
------------------------
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2. Kỹ năng:
Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
------------------------
SANG THU
Hữu Thỉnh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
------------------------
NÓI VỚI CON
Y Phương
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồn mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm thắm thiết của cha me đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
------------------------
NGHĨA TƯỜNG MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luạn về một đoạn thơ, bài thơ.
------------------------
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức, triển hai các luận điểm.
------------------------
MÂY VÀ SÓNG
R. Ta-go
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liên của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuận trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với nhứng người sống trên “mây và sóng”.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
------------------------
ÔN TẬP VỀ THƠ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
2. Kỹ năng:
Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
------------------------
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2. Kỹ năng:
Giải đoán và sử dụng hàm ý.
------------------------
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kỹ năng:
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mở rộng vốn từ địa phương.
- Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
------------------------
BẾN QUÊ
(Trích)
Nguyễn Minh Châu
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng .trong truyện.
------------------------
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hơp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
------------------------
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kỹ năng:
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
------------------------
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Trích)
Lê Minh Khuê
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
- Tạo lập được văn bản viết về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
------------------------
BIÊN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng:
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
------------------------
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo.
- Thấy được hình thức tự truyện của văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
------------------------
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống hoá những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hệ thống hoá kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)
2. Kỹ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
------------------------
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm chắc hơn những kiến thức lí thuyết về biên bản; thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng:
Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
------------------------
HỢP ĐỒNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kỹ năng:
Viết một hợp đồng đơn giản.
------------------------
BỐ CỦA XI - MÔNG
(Trích)
G.đơ Mô-pa-xăng
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
------------------------
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm đã học.
2. Kỹ năng:
Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
------------------------
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về câu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9)
2. Kỹ năng:
- Tổng hợp kiến thức về câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
------------------------
CON CHÓ BẤC
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G.Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoóc - tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
------------------------
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố lại lí thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kỹ năng:
Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
------------------------
BẮC SƠN
(Trích hồi bốn)
Nguyễn Huy Tưởng
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kích của Nguyễn Huy Tưởng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản kịch.
------------------------
TỔNG KẾT
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kỹ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài.
------------------------
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại van học.
2. Kỹ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của các kiêu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hoà, hợp lý các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
------------------------
TÔI VÀ CHÚNG TA
(Trích cảnh ba)
Lưu Quang Vũ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng đổi mới, tiến bộ với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
- Nắm vững hơn những kiến thức về thể loại kịch.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu (Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống, tạo mâu thuận kịch.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một văn bản kịch.
------------------------
TỔNG KẾT VĂN HỌC
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
------------------------
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm, tác dụng và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kỹ năng:
Viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_chuan_ktkn_van_9_483.doc