A.Kiến thức.
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn-chiến sĩ.
- Hai sự kiện lớn diễn ra : chiến tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước, tuy vậy văn học giai đoạn này vẫn phát triển và đạt những thành tựu.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
2.1 Quá trình phát triển.
a/ Từ 1945 – 1954:
- Chủ đề: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng ( Tr 4 – SGK)
- Cuối 1946: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chông Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới thủ đô, Trận Phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và Nhật kí ở rừng của Nam Cao
- Thơ ca: Viết về quê hương đất nước lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya . Của HCM, Bên kia sông Đuống cuả Hoàng Cầm
- Kịch: Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
64 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Văn học - Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”.
Các từ ngữ : vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra.là những từ ngữ thường diễn tả nỗi đau con người, từ đó gợi lên cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, nhà văn còn phát hiện ra vẻ đẹp của cây xà nu là vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy, cạnh một cât xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên ”. Xà nu không những biết tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống , bảo vệ dân làng Xô man “cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn để che chở cho dân làng”. Từ đó rừng xà nu là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung.
3. Hình tượng nhân vật TNÚ
+ Tnú gan góc, dũng cảm, táo bạo( khi còn nhỏ vào rừng tiếp tế cho cán bộ ..)
+ Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc không lùi bước.
+ Tnú có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù, sống rất nghĩa tình với bà con buôn làng, cách mạng và luôn mang trong tim ba mối thù lớn: thù của bản thân, của gia đình và của buôn làng.
Câu chuyện của cuộc đời Tnú là câu chuyện đầy bi tráng. Tnú là nơi tập trung của những đau thương mà vùng đất này phải chịu đựng và Tnú cũng hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất: sự dũng cảm, bất khuất, trung thành của đồng bào Tây Nguyên đối với CM.
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đương tất yếu để tự giải phóng.
4/ Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người nhưTnú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
5/ Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca tinh thần bất khuất ,sức mạnh quật khởi của đồng bàodân tộc Tây Nguyên nói riêng ,đất nước ,con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại:để gìn giữ sự sống còn của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
III/ Nghệ thuật:
- Tác phẩm dựng lên được không khí ,màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên ; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết ,Dít ,Tnú )
- Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu- một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện .:
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, , trang nghiêm.
khi tha thiết
IV / Các dạng đề tham khảo:
1/ Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn .Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành .Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn.
2/ Vì sao Nguyễn Trung Thành lại đặt cho câu chuyện về làng Xô Man (Tây Nguyên ) đánh Mĩ là Rừng Xà Nu ?
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuât đặc sắc của nhà văn góp phần quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm.
+ Gợi ý
Đề 1
A/ Mở bài (Giới thiệu chung )
-Nguyễn Trung Thành gắn bó với Tây nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất con người nơi đây
- Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965 , khi đế quốc Mĩ ào ạt đổ quân vào miền nam, là câu chuyện nổi dậy của dân làng Xô Man và cây xà nu là một hình tượng xuyên suốt ,nổi bật trong tác phẩm.
B/ Thân bài (Phân tích hình tượng cây xà nu )
1/ Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây nguyên:
- Cây xà nu hiệh lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất tây nguyên.Qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã tạo dựng được bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.
- Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân xô man,là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.
2/ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên.
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù gợi đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
-Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động huỷ diệt , tàn phá thể hiện sự bất khuất ,kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.
-Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trương cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng CM của người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
-Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.
3/ Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu:
- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên.
- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực ,tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng.
-Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hoá ,ẩn dụ tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sự sống động vẻ hùng vĩ khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
-Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn như một đoạn thơ trữ tình.
C/Kết bài:
- NTT đã khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
-Trong nghệ thuật miêu tả cây xà nu, chất sử thi và chất thơ hoà quyện nhuần nhuyễn, thể hiện một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa giỏi tạo hình của tác giả.
Đề 2
+ Lý giải việc đặt tên truyện và nêu rõ ý nghĩa biểu tượng của tên truyện Rừng xà nu.
+ Phân tích hình tượng cây xà nu làm nổi bật 2 ý:
- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.
- Hình tượng góp phần quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm( ý chí kiên cường bất khuất, sức mạnh chiến thắng giặc Mĩ của người dân Tây Nguyên).
BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ (SƠN NAM)
I/ Tác giả (sgk)
II/ Nội dung
1 / Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên:
Ông Năm Hên xuất hiện giữa lúc có tin ao cá sấu ở phía trên rạch Cái Tàu, một con người vì nghĩa “không đợi ai đòi ai bắt”, sẵn sàng ra tay diệt cá sấu đem lại sự bình yên cho dân làng. Ông là người nông dân nghèo, sống chất phát, thuần hậu, ngay thẳng.
Ông bộc lộ bản lĩnh của mình qua cuộc đối thoại với dân làng, dân làng tưởng ông là “thợ câu sấu” thì được ông cải chính là “thợ bắt sấu”, hai nghề đó khác nhau vì câu thì dùng lưỡi sắt, móc mồi bằng một con vịt sống, đó là ở dưới nước. Đằng này tôi chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưỡi, mà bắt bằng tay không.
Ông là người khiêm tốn “tôi đây không tài giỏi chi hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít”. Tâm sự của ôngcho biết nghề bắt sấu có thể làm giàu, song bản thân ông không ham phú quý kiểu đó, không lợi dụng tài bắt sấu của mình để kiếm tiền. Ông chỉ tâm nguyện diệt cá sấu để trả thù cho người anh đã từng bị sấu bắt mất và đem lại sự bình yên cho mọi người.
2/ Sự ngưỡng mộ của mọi người đối với ông Nam Hên:
Cách bắt sấu của ông Năm Hên đòi hỏi sự mưu trí và lòng dũng cảm, nhưng tác giả kín đáo ẩn lời ca ngợi đó sau lời kể của Tư Hoạch. Mọi người trong làng hết sức ngưỡng mộ ông Năm Hên. Chiến thắng trước kẻ thù “4 chân” quả không dễ dàng nhưng chính điều đó càng tôn vinh hình ảnh con người vì nghĩa trên vùng đất cực nam Tổ quốc.
III/ Nghệ thuật:
Ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi đậm sắc thái Nam bộ. Những địa danh được nêu gắn liền với cái tên cá sấu: Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu diễn tả ấn tượng sâu đậm một thời về sự tác oai tác quái của lũ cá sấu.
IV/ Ý nghĩa văn bản:
Truyện giúp người đọc nhận thức trước hiểm họa phải có lòng quả cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI )
A: /Kiến thức về tác giả:
1 / Tác giả:
Nguyễn Thi (1928 -1968 )là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
2/ Tác phẩm:
Những đứa con trong gia đình là một tronh những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
B: / Nội dung:
1/ Nhân vật Việt:
- Là một cậu con trai mới lớn, ( không sợ chết nhưng lại rất sợ ma đi chiến đấu nhưng vẫn mang súng cao su trong người), nhưng vẫn có nết đẹp riêng của chàng trai Nam Bộ. mang nặng mối thù nhà, Việt khao khát được tòng quân đánh Mĩ để trả thù. Chi tiết chị Chiến muốn đi tòng quân, chưa cho Việt đi đợt này vì “mày còn nhỏ” thì Việt “đá trái dừa rụng dưới chân xuống mương cái đùng nói, bộ mình chị biết đi trả thù à ?” thể hiện tính cách mạnh mẽ, cương quyết của Việt .
- Trong đêm mít tinh, thanh niên ghi tên tòng quân Việt tranh nói trước chị Chiến, xin đi Bộ đội, chi tiết Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì khi chị Chiến giao hẹn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú Năm chặt đầu Việt nói “Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị ”. Cách nói có vẻ rờn rợn nhưng thể hiện đúng tính cách bản lĩnh của một con người gan góc, tính cách anh hùng, sẵn sang hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Việt vẫn có những nét của tuổi hồn nhiên nên cậu vô tư hơn, ít suy nghĩ hơn chị, hai chị em tranh luận nhau trước lúc đi tòng quân nhưng ngủ quên từ lúc nào không biết. Nhưng từ trong sâu thẳm lòng mình Việt thấy “thương chị lạ”. Chi tiết hai chị em khiên bàn thờ má qua gửi chú Năm có ý nghĩa thiêng liêng “Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặt trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Đối với người VN việc chuyển bàn thờ má có ý nghĩa thành kính, thiêng liêng, việc hai chị em sắp ra đi vô cùng quan trọng- độc lập dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình không tách rời nhau.
-Qua cách xây dựng của Nguyễn Thi, Vịêt tuy hồn nhiên nhỏ tuổi hơn chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.
2/ Nhân vật Chiến:
- Nhân vật Chiến là mẫu nhân vật tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ, lẽ ra, Chiến cũng như bao thiếu nữ khác được học hành, được sống trong tình yêu thương của gia đình, người thân. Nhưng thế hệ của Chiến mang nặng mối thù nhà, nợ nước, không thể không tòng quân giết giặc.
- Chiến là một cô gái mới lớn có những nét ngoại hình và tính cách giống hệt má. Cũng một vóc dáng chắc nịch đủ sức để vượt qua mọi gian khổ như má. Mẹ mất, Chiến dù có hơn em trai một tuổi nhưng tỏ ra già dặn, khôn ngoan, biết lo toan cho gia đình. Khi hai chị em chuẩn bị đi tòng quân, những xếp đặt của Chiến về nhà cửa cho thấy thực sự cô đã là người lớn, chín chắn, biết suy nghĩ, Chiến bàn với Việt để nhà cho xã mượn mở trường dạy học, “giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học” ruộng đất trả lại để chia cho bà con cô bác. Chuyện công và chuyện tư đều được Chiến tính toán thấu đáo, cuộc sống thiếu mẹ đã tôi luyện cho Chiến sự già dặn, chắc chắn, những cử chỉ, lời nói của Chiến khiến Việt thấy thương chị lạ.
- Chiến có lòng căm thù giặc sâu sắc, tranh em đi tòng quân, không chịu thua em về khí phách “Chú Năm nói mày với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì rán học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú Năm chặt đầu”Tao thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì chỉ có một câu “nếu giặc còn thì tao mất, vậy à” khiến Việt thấy chị giống y như má.
-Hơn Việt chừng một tuổi nhưng là một người chị biết nhường nhịn em. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu chiến của giặc, tranh với em với đi tòng quân nhưng bao giờ cô cũng nhường nhịn em, trừ việc đi tòng quân.
- Nguyễn thi xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, Chiến là nhân vật được xuất hiện qua dòng hồi tưởng của Việt nhưng đã gây được ấn tượng mạnh.
+ Chiến và Việt là hai khúc sông trong “dòng sông truyền thống”của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ niền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
3/ Ý nghĩa văn bản:
Qua câu chuyện về những con người trong gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III. Nghệ thuật:
Tình huống truyện: Việt- một chiến sĩ quân giải phóng- bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi liền mạch( lúc tỉnh ), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh
IV/ Các dạng đề tham khảo:
Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển “mà biển thì rộng lắm. rộng bằng cả nước ta và ra ngoài của nước ta.”
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước: từ ba má Việt, chú Năm cho đến đời chị em Việt.
Đề 2 Những người trong gia đình của Việt gắn bó với nhau như thế nào? Phân tích sự gắn bó ấy(gắn bó giữa tình cảm gia dình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc).
Đề 3 : Phân tích tính cách của Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 4: Chuyện được thuật lại qua dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Sự thuật lại như vậy có tác dụng như thế nào với kết cấu truyện và đối với việc thể hiện các nhân vật, các tình tiết.
Gợi ý Đề 1:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
- Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc:
+ Trong dòng sông truyền thống của gia đình, con cháu không chỉ là sự tiếp nối về huyết thống mà phải là sự tiếp nối về truyền thống.
+ Truyền thống ấy chảy từ ông bà ,cha mẹ ,cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm, má và chị em Việt.
* Trong dòng sông của gia đình, chú Năm là khúc thượng nguồn, là một người luôn hướng về truyền thống, nơi kết tinh và hội tụ truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình)
* Má của Chiến,Việt cũng là hiện thân của truyền thống. Đó là một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc “cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng”, “tấm áo bà ba đẫm mồ hôi và người sực mùi lúa gạo ”. Đó là một con người không biết chùn bước, kiên cường và rất gan góc, có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đặc biệt, ấn tướng sâu đậm về người mẹ này là khả năng biết ghìm nén đau thương để sống, để nuôi con và đánh giặc.
+ Những đứa con trong gia đình – sự tiếp nối truyền thống:
* Chiến mang dáng vóc giống mẹ, có cách nói “in hệt má”và tính cách cũng gan góc, đảm đang tháo vát. So với má Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ, quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má với lời thề “nếu giặc còn thì tao mất”.
* Việt là một chàng trai mới lớn, nhưng phẩm chất anh hùng thể hiện rõ ở ý chí và hành động , không chịu khuất phục trước kẻ thù Việt mang trong mình dòng máu của những con người gan góc ,dũng cảm,Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
- Rồi trăm con sông của gia đình cũng đỗ về một biển, mà biển thì rộng lắm
+ Từ dòng sông gia đình mở ra là biển cả, đến đại dương của đất nước, dân tộc và nhân loại.
+ Chuyện của gia đình cũng là chuyện của dân tộc đang chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
Hướng dẫn đọc thêm:
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (MA VĂN KHÁNG )
I/ Tác giả (sgk)
II / Nội dung:
1/ Không khí ngày tết: những chi tiết về mâm cỗ cúng tất niên tái hiện không khí tết cỗ truyền mang đậm bản sắc văn hoá VN.
- Chị Hoài-vốn là con dâu trưởng của cụ Bằng, nay đã lấy chồng ,có con-đã có gia đình riêng với những lo toan riêng nhưng vẫn nhớ đến chúc tết gia đình(người phụ nữ tưởng như đã cắt hết mọi dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm ,vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham đự cuộc sống gia đình này.
Trong tiềm thức của mọi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người đẹp nết ”
Đặc biệt ,cử chỉ và lời khấn của ông Bằng tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết cho thấy sự thiêng liêng trong đời sống tình cảm con người-một nết văn hoá truyền thống đáng trân trọng và đáng tự hào của dân tộc ta “quá lhứ không tách rời với hiện tại.Tổ tiên không tách rời với con cháu.Tất cả liên kết một mạch bền chặt thủy chung."
2. Những tính cách đối lập:
+ Lí đã từng chấp nhận hi sinh, nay lại rơi vào dòng xoáy của đồng tiền.
+ Đông đã từng là anh hùng bây giờ trở thành người thừa.
+ Cừ từng là bộ đội nay bỏ trốn ra nước ngoài.
Kinh tế thị trường đã tác động đến mọi người, mọi ngõ nhách của cuộc sống.
3 Nghệ thuật:
Cách kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế sâu sắc.
4 Ý nghĩa văn bản:
Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hoá, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (NGUYỄN KHẢI )
I / Tác giả (sgk)
II/ Nội dung:
1/ Nhân vật bà Hiền:
- Có nếp sống chiều sâu văn hoá, quan niệm về hôn nhân,về chuyện sinh con, cách quản lí gia đình, dạy dỗ con cái, sự lịch lãm, khôn khéo trong ứng xử.
- Những chiêm nghiệm về lẽ đời: lời nhận xét của bà Hiền về chính phủ, chuyện bán nhà, ngăn chồng mở xưởng inTất cả cho thấy bà Hiền hiểu lẽ đời, có đầu óc thực tế , có bản lĩnh, dám nóí thẳng nói thật.
- Bà Hiền là người đặc biệt đề cao lòng tự trọng: Bà bằng lòng cho người con trai đi bộ đội vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, sẵn sàng chấp nhận khi người con thứ hai muốn tiếp bước anh vì “ngăn nó tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.
Bà Hiền cũng là người biết sống hoà đồng với những người xung quanh, với đời sống dân tộc ,đất nước.
+Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn thể hiện niềm tin đối với con người và mảnh đất Hà Nội. Cây si đổ, người ta tìm mọi cách để nâng dậy và làm cho cây si sống lại. Vẻ đẹp của Hà Nội còn đó, không thể mất, một Hà Nộivới truyền thống văn hoá ngàn năm. Đặc biệt, sự so sánh nhân vật bà Hiền với những “hạt bụi vàng góp phần làm cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” cho thấy sự trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Khải đối với nhân vật này.
2/ Nghệ thuật:
Ngôi kể theo nhân vật hoá, quan sát tinh tế, triết luận sâu sắc, cái nhìn đằm thắm, nhân hậu.
3/ Ý nghĩa văn bản:
Cuộc sống mỗi ngày một nâng cao về vật chất càng đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nếp sống có văn hoá tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống vẻ đẹp của văn hoá dân tộc.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
I. Kiến thức về tác giả:
a) Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) : Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh, thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) nhất của văn học Viêt Nam thời kì đổi mới.
b) Tác phẩm:
Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu chung cho xu hướng văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân con người trong cuộc sống đời thường.
II. Nội dung:
Hai phát hiện của người nhiếp ảnh:
+ Một “cảnh đắt trời cho” là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào...Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lý của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
+Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đánh lại cha,...) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình.
Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
2)Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
+Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chèo nghèo khổ, lam lũ,...
+Câu chuyện đã giúp nghẹ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị (“bất kể lúc nào thấy khổ quá” là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
3)Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
+Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
+ Ý nghĩa : nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
4)Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
III.Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
CÁC DẠNG ĐỀ THAM KHẢO
1.Câu hỏi và đề văn:
Câu 1. Cho biết ý nghĩa nhan đề chiếc thuyền ngoài xa.
Câu 2. Phân tích sự biến đổi nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu trong tác phẩm.
Câu 3. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài.
2.Gợi ý đáp án:
Câu 1. Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó, ngoài vợ chồng họ còn có cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn đói kém, nơi ở chật chội,...làm con người thay đổi tâm tính. Trước đây, anh là một người hiền lành, lấy chị - một người đàn bà xấu xí nhưng hết sức chăm lo cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẩn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng cho những trận đòn. Nhữnh cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa sẽ không thấy được.
Nhưng cũng chính từ ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của cọn thuyền nghệ thuật trên đại dương cụôc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích, một chân lý của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc...và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra.Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu...đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Câu 2. Tuy là hai nhân vật, hai con người khác nhau – một người là nghệ sĩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- decuongontap_van_2012_739.doc