Văn học hiện đại Trung quốc - Chương I: Bối cảnh lịch sử và tình hình văn học

Tháng 6-1927 Tưởng bắc phạt thành công, thành lập chính quyền quân phiệt tại Bắc Kinh. Về đối

nội, Tưởng lo đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Về đối

ngoại, Tưởng dựa hẳn vào sự ủng hộ của Au – Mỹ để thẳng tay tiêu diệt Đảng cộng sản, đối phó với sự

mở rộng xâm lược của quân phiệt Nhật.

Nhật tăng cường mở rộng xâm lược tại Trung Quốc : chiếm Đông Tam Tỉnh (1931), tiến đánh Ngô

Tùng (1932), lập Mãn Châu quốc, tôn Phổ Nghi lên làm vua, chiếm Nhiệt Hà để khống chế cả Hoa Bắc.

Trước sức tiến quân của quân đội Nhật, quân Tưởng luôn thất bại.

Từ mùa xuân đến mùa hạ 1927, tậpđoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ lần

lượt phản bội cách mạng, chúng triệt để dựa vào đế quốc tiến hành những cuộc tàn sát đẫm máu. Theo

thống kê chưa đầy đủ, đến trước 1932, số đảng viên cộng sản và nhân dân cách mạng bị giết hại hơn

một triệu người.

pdf52 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Văn học hiện đại Trung quốc - Chương I: Bối cảnh lịch sử và tình hình văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả dối, ngoan cố của những vệ sĩ của chế độ cũ. Trong Mùa xuân tác giả càng tô đậm hơn tính cách hoang dâm, sa đoạ của những Khắc An, Khắc Định Chúng trộm bán tài sản, nuôi dấu gái đĩ, cưỡng hiếp con hầu, vú em xấu xa đồi bại không sao kể hết. Trong Mùa thu diện miêu tả được mở rộng. Ơû đây không chỉ có họ Cao mà có cả họ Chu, họ Trịnh Bộ mặt xấu xa vô liêm sỉ của những nhân sĩ cùng chung “nếp thư hương” như loại Chu Bá Đào, Trịnh Quốc Quang, Phùng Lạc Sơn, Trần Khắc Gia đã bị lột trần ra. Ngoài ra một số nhân vật nữ dung tục, đanh đá, ngu xuẩn loại Dì Trần, Vương thị, Thẩm thị càng làm cho người ta chán ghét tính cách xấu xa của họ. Trong khi đó số phân hẩm hiu bi thảm của những nhân vật lương thiện, như cái chết của Huệ, của Mai, và những bất hạnh của các a hoàn, hầu gái càng làm rõ bản chất xấu xa của chế độ phong kiến. Trong Bộ ba dòng xoáy, lực lượng mới, con đường mới vẫn còn mờ nhạt, nhưng tác phẩm vẫn có sức cổ vũ lớn khơi dậy nhiệt tâm chiến đấu của bao thế hệ thanh niên. Ba Kim còn có các tập truyện ngắn Phục thù, Quang minh, Tướng quân từ nhiều mặt khác nhau phản ánh một hiện thực xã hội chao đảo không yên. Trong thời kỳ này, Ba Kim còn có các tập tản văn Nhớ, Ngắn gọn, Bút ký đi đường, Sám hối cuộc đời trong đó phần lớn nói về đời sống, tư tưởng và sáng tác của bản thân tác giả. Những bài tản văn này đều trong sáng, trôi chảy, tự sự và trữ tình hoà quyện với nhau rất có sức hấp dẫn. III. Lão Xá. Lão Xá (1899 -1966) tên thật là Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư, người Bắc Kinh, dân tộc Mãn, xuất thân nghèo khổ. Từ nhỏ ông đã rất quen thuộc đối với dân nghèo thành thị. Cuộc cách mạng văn học Ngũ tứ đã làm cho Lão Xá yêu thích văn học mới và ông đã tập viết tiểu thuyết. Thế nhưng mãi sau này khi sang Anh dạy học năm 1924, đời sống sáng tác văn học của ông mới thực sự bắt đầu. Nỗi buồn xa nước, đã làm cho Lão Xá hay nhớ nhà và “những gì đã biết ở trong nước”. Một số những gì đã biết ấy Văn học hiện đại Trung Quốc - 106- Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn được ghi lại dưới hình thức văn nghệ, đó là truyện dài Triết lý của lão Trương1. Sau đó ông lại viết tiếp Triệu Tử Viết và Nhị Mã. Những tác phẩm đăng rải rác nhiều kỳ trên Tiểu thuyết nguyệt báo đã được độc giả chú ý vì lời văn nhẹ nhàng trôi chảy. Năm 1930, Lão Xá từ Anh về nước. Trên đường đi đã lưu lại Xingapo nửa năm. Trên mảnh đất thuộc địa này của đế quốc Anh hồi đó, ông đã nhìn thấy sự áp bức dân tộc và sự kỳ thị chủng tộc, và trong câu chuyện đồng thoại Sinh nhật của bé Pha đã biểu thị đồng tình với dân tộc bị áp bức. Sau khi về nước, ông dạy học ở Tế Nam. Hồi đó Nhật Bản đang từng bước lấn tới, xã hội rối ren, nhân dân rên xiết trong nước sôi lửa bỏng. Tác phẩm đầu tiên sau khi về nước là Hồ Đại Minh. Bộ tiểu thuyết này lấy bối cảnh là vụ thảm sát “Mồng 3 tháng 5” do đế quốc Nhật gây ra ở Tế Nam. Tác phẩm Miêu thành ký viết năm 1932 phê phán hiện thực đen tối nhiều hơn những tác phẩm thời kỳ đầu, nhưng lại xuyên tạc nghiêm trọng phong trào cách mạng nhân dân, và chế giễu người cách mạng. Trong một thời gian khá dài, Lão Xá có thái độ bàng quan, thậm chí căm ghét, chế giễu chính trị, càng không hiểu gì về chính trị cách mạng.mặc dù ông cảm thấy sâu sắc những cảnh đen tối, bất công của xã hội, nhưng lại hoài nghi phong trào cách mạng đang thay đổi hiện thực cách mạng đó. Ly hôn viết năm 1943 qua cuộc sống tầm thường màu xám của một đám công chức nhà nước phản động mà gián tiếp lên án bộ máy quan liêu thối nát, phần sau còn bóc trần tội ác của chế độ mật vụ. Lão Xá có ý định đưa bộ tiểu thuyết trường thiên này “trở lại tính khôi hài hóm hỉnh”2, nhưng ở đây không còn là cái cười vô vị nữa, mà nó giúp ích thực sự cho việc thể hiện chủ đề. Từ sau 1932, Lão Xá bắt đầu viết truyện ngắn. Những tác phẩm từ đó đến năm 1936 phần lớn được tập hợp trong các tập Đi chợ, Anh Hải, Cáp tảo. Những truyện đầu vẫn có khuynh hướng “mua cười tuỳ tiện”3. Nhưng những truyện tiếp theo thì đều có hàm ý nghiêm túc. Những truyện này từ những góc độ khác nhau đã lên án thế lực đen tối của xã hội hoặc nói lên tiếng nói bất bình của những người bị chà đạp, bị đoạ đày. Mận trắng mận đen (Hắc bạch lý) và Trăng non (Nguyệt nha nhi) còn phác hoạ hình ảnh người cách mạng. Chỉ mấy nét chấm phá, nhưng đã thể hiện được phẩm chất chính trực của người chiến sĩ cách mạng. Những truyện ngắn này, so với những truyện dài thời kỳ đầu, khuynh hướng rõ ràng hơn, câu chữ, kết cấu cũng tinh giản hơn, chặt chẽ hơn, thể hiện những bước tiến cụ thể về tư tưởng, về nghệ thuật của tác giả. Từ năm 1936 đến 1937, Lão Xá đã lần lượt cho ra đời truyện dài Tường tử lạc đà và truyện vừa Cuộc đời này của tôi. Tường tử lạc đà lấy một người phu xe kéo làm nhân vật chính. Cuộc đời này của tôi là lời tự thuật của một cảnh sát tuần tra. Cả hai tác phẩm đều viết về đời sống dân nghèo Bắc Kinh mà tác giả rất quen thuộc. Tường tử lạc đà là tác phẩm tiêu biểu ưu tú của Lão Xá, nó đánh dấu một giai đoạn mới trong sáng tác của ông. Tường tử lạc đà đã miêu tả chân thực số phận bi thảm của một phu xe kéo Bắc Kinh. Tường tử từ nông thôn ra thành thị. Anh kéo xe tay, nhưng vì không có xe riêng phải thuê xe để kéo. Do đó anh quyết chí mua cho được một chiếc xe, làm một người lao động độc lập. Anh trẻ, khoẻ, đang ở thời kỳ sung sức nhất, rất cần cù chịu khó chịu khổ, dồn hết toàn sức lực để đạt cho được mục tiêu có xe riêng của mình. Với lòng tin mãnh liệt, sau ba năm lao động cật lực, anh đã mua được một chiếc xe tay. Nhưng chưa được mấy hôm, cái xe đổi bằng mồ hôi và cả máu ấy của anh đã bị bọn quân phiệt cướp mất, tiếp đó bọn trinh sát của chính quyền phản động lại lừa lấy hết chút ít tiền mà anh ta đã dành dụm được. Chủ xe trốn chạy cảnh sát truy lùng, còn làm anh mất cả việc làm. Tình yêu của Hổ Nữu đối với anh, một mối tình mà anh trốn chạy không thoát lại làm cho thâm tâm anh bị giày vò. Trước những cú 1 Tôi đã viết “Triết lý của lão Trương” như thế nào? 2 Tôi đã viết “Ly hôn” như thế nào? 3 Tôi đã viết truyện ngắn như thế nào? Văn học hiện đại Trung Quốc - 107- Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn đánh dồn dập ấy, anh không nản, vẫn nhất quyết cố gắng vật lộn để thực hiện cho được cái ước nguyện nhỏ nhoi mà anh thức ngủ không quên. Nhưng tất cả đều công toi. Dốc tất cả số tiền dành dụm mua được một cái xe thì lại phải bán đi để lo liệu chôn cất Hổ Nữu. Nguyện vọng của anh “như một cái bóng ma, không sao bắt giữ được mà chỉ uổng công vất vả”, và sau những lần vấp ngã, nguyện vọng đó cuối cùng đã hoàn toàn tan vỡ. Việc Tiểu Phúc tử yêu quí của anh tự sát đã dập tắt tia hy vọng cuối cùng trong lòng anh. Anh không còn trông mong gì, tin tưởng gì vào cuộc sống nữa. Từ là một người tự tin, có ý chí tự cường, Tường tử đã biến thành một kẻ hoàn toàn suy sụp. Một Tường tử chính trực lương thiện đã bị cái cối xay cuộc đời nghiền nát. Tấn bi kịch này đã tố cáo mạnh mẽ tội ác của cái xã hội biến người thành quỉ. Bi kịch của Tường tử được người đọc quan tâm không chỉ vì số phận bất hạnh của anh mà còn vì tính cách lương thiện, chính trực của anh. Một con người cần kiệm và muốn vươn lên như Tường tử mà cuối cùng biến thành một kẻ lưu manh có hạng, hoàn toàn sa đoạ. Đó là tội ác phá hoại tâm hồn con người của một xã hội bất công. Tác phẩm miêu tả rất tỉ mỉ, sâu sắc những cố gắng phi thường của Tường tử nhằm thực hiện cho được nguyện vọng của mình. Là một người lao động cá thể chưa giác ngộ, mặc dù anh cảm thấy bức thiết phải cải thiện địa vị của mình, nhưng anh hoàn toàn không biết đâu là con đường đúng để tự giải phóng. Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải đoàn kết đấu tranh mà chỉ gàn bướng tưởng rằng bằng sự cố gắng của cá nhân mình để đạt đến mục đích. Toàn bộ tác phẩm, trong khi tố cáo xã hội cũ, cũng tuyên bố sự phá sản của con đường phấn đấu cá nhân nhằm tự giải phóng. Trong tiểu thuyết, một nhân vật có quan hệ rất nhiều đến cuộc đời Tường tử là Hổ Nữu. Đây là một “cô gái già” hơn ba mươi tuổi, thô bạo, đanh đá, ít nhiều có tâm lý dị dạng. Thị làm con gái Lưu Tứ , từ lâu đã thay mặt cha trong quan hệ với người thuê xe. Trong tính cách của thị có nhiều nét đáng ghét của kẻ bóc lột. Tuy vậy thị cũng có nỗi khổ của thị và cũng có nguyện vọng theo đuổi hạnh phúc. Thị đã tìm được Tường tử và trong một trường hợp bị bắt buộc đã lìa bỏ Lưu Tứ. Tường tử vốn không yêu thị, nhưng rồi trong một trường hợp không thể khác, đã phải nhận “tình yêu” của thị. Lấy Hổ Nữu, Tường tử chịu thêm một đòn đả kích mới trong qúa trình phấn đấu cá nhân của mình. Khắc hoạ tính cách phức tạp của nhân vật Hổ Nữu và xử lý mối quan hệ “tình yêu” rắc rối giữa Hỗ Nữu với Tường tử, Lão Xá tỏ ra hiểu biết rất sâu sắc đời sống và tâm lý của những nhân vật loại này. Sự có mặt của Hổ Nữu cũng làm cho tình tiết cốt truyện thêm sức hấp dẫn. Tuy vậy tác giả đã tả quá kỹ đòi hỏi sinh lý của Hổ Nữu và những sự giầy vò của thị đối với Tường tử cũng làm cho ý nghĩa xã hội của bi kịch bị phai nhạt đi. Toàn bộ tác phẩm tràn ngập cảnh sống Bắc Kinh, nhiều đoạn có thể coi là những bức tranh phong tục Bắc Kinh, bức tranh thế thái nhân tình Bắc Kinh với những sắc thái riêng rõ nét. Nhưng bối cảnh thời đại của tác phẩm thì chưa cụ thể, chưa phản ánh được những biến thiên xã hội trọng đại của thời đại. Kết cục câu chuyện quá nặng nề, tràn ngập một không khí tối tăm, tuyệt vọng. Xử lý như vậy, có thể tăng thêm sức mạnh phê phán của tác phẩm, mà chưa nhìn thấy được con đường tự giải phóng đúng đắn của nhân dân lao động. Tác giả đang sống trong tâm trạng bàng hoàng, buồn khổ. Lão Xá hết sức quen thuộc những nhân vật mà ông miêu tả trong tác phẩm và với một bút pháp kể chuyện trong sáng, dùng khẩu ngữ Bắc Kinh sinh động mà vẽ ra một bức tranh đời sống xã hội rất đậm màu sắc địa phương, khắc hoạ những hình tượng nhân vật có đặc trưng tính cách rõ nét. Trong vận dụng bút pháp tả thực và sử dụng ngôn ngữ, tác phẩm đã thành công. Tường tử lạc đà là một bộ tiểu thuyết hiện thực ưu tú. Văn học hiện đại Trung Quốc - 108- Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn IV. Tào Ngu. Tào Ngu, tên thật là Vạn Gia Bảo, sinh năm 19101 trong một gia đình quan lại sa sút, quê gốc ở Tiềm Giang, Hồ Bắc. Oâng là nhà văn có thành tựu lớn và có ảnh hưởng rộng rãi, nổi lên trong thời kỳ nội chiến cách mạng lần thứ hai. Năm 1934 ông cho ra vở kịch 4 màn Lôi vũ, năm 1936 lại viết xong Nhật xuất. Cả hai vở kịch này đều phản ánh những thối nát và tội ác trong đời sống xã hội tầng lớp trên ở thành thị. Với tài năng nghệ thuật kiệt xuất, tác giả đã miêu tả rất sâu sắc cảnh sụp đổ tất yếu của chế độ cũ, tố cáo và giáng một đòn nặng nề vào giai cấp đang suy tàn, sắp chết. Vở kịch bốn màn Lôi vũ, trong thời gian một ngày (từ sáng sớm đến 2 giờ đêm) với 2 cảnh (phòng khách nhà họ Chu và nhà ở nhà họ Lỗ) đã tập trung thể hiện những quan hệ chồng chéo phức tạp giữa hai gia đình và các thành viên của hai gia đình đó suốt ba mươi năm, phản ánh những tội ác và bị kịch do quan hệ bất hợp lý gây ra. Vở kịch chủ yếu viết về gia đình tư sản họ Chu, đồng thời cũng viết về nhà họ Lỗ trực tiếp bị nhà họ Chu cướp đoạt và chà đạp. Nhân vật chủ yếu của Lôi vũ rốt cuộc kẻ chết người trốn, kẻ phát điên. Tính bi kịch mãnh liệt đó của vở kịch không chỉ phản ánh sâu sắc tội ác của giai cấp tư sản và bộ mặt tinh thần dung tục, bỉ ổi của chúng, mà còn dẫn dắt người xem không thể truy tìm nguyên nhân xã hội đã tạo ra bi kịch đó. Đây chính là ý nghĩa xã hội sâu sắc của vở kịch nổi tiếng này. Nhân vật kịch không nhiều, nhưng tác giả đã qua những xung đột gay gắt đầy kịch tính và những đối thoại rất giàu đặc trưng tính cách mà miêu tả tâm lý nhân vật một cách sâu sắc. Mọi nhân vật đều có cá tính rõ nét, mỗi một nhân vật đều thể hiện một con người xã hội với nội dung đặc thù phong phú và cảnh ngộ cùng số phận của họ đều làm người xem xúc động mạnh mẽ. Chu Phác Viên y là một nhà tư bản rất tôn sùng đạo đức luân lý cổ, lại là một trí thức đã từng du học nước ngoài. Bộ mặt tinh thần giả dối, tầm thường, bỉ ổi nấp dưới cái áo khoác ngoài “nhân hậu”, “chính trực”, “có giáo dục” và những tội ác từ đó mà ra của nhân vật Chu Phác Viên này đã được tác giả lột trần và phê phán mạnh mẽ bằng những tình tiết kịch giàu sức biểu hiện như sự “ăn năn” của y đối với Thị Bình, sự độc đoán ngang ngược đối với Phồn Y, thủ đoạn xử lý bãi công của y Lỗ Quí là một tên tôi tớ hèn hạ, không biết gì về liêm sỉ, chỉ biết xun xoe nịnh hót để liếm gót giày chủ. Tác giả đã ném lên y và Chu Phác Viên một sự khinh bỉ và căm ghét hết sức rõ ràng. Tính cách càng phức tạp và mâu thuẫn hơn nữa là Phồn Y. Tào Ngu đã tỏ ra một tài năng nghệ thuật siêu việt khi khắc hoạ nhân vật này. Phồn Y là một nhân vật nữ thuộc giai cấp tư sản, thông minh, xinh đẹp, có yêu cầu theo đuổi tự do và tình yêu, nhưng phóng túng mà mềm yếu, nhiệt tình mà cô độc, chịu đủ những giày vò về tinh thần, khát khao thoát khỏi cảnh ngộ của mình nhưng lại chỉ có thể khuất phục cảnh ngộ đó, đúng như tác giả đã nói, Phồn Y đã “rơi vào một cái giếng tàn khốc”. Tác giả từng nói: “Cả tám nhân vật trong Lôi vũ, tôi nghĩ đến trước hết, và cảm thấy chân thực nhất là Chu Phồn Y”2. Tác giả đã giành nhiều công sức cho việc khắc hoạ nội tâm nhân vật này. Cuộc sống tầm thường đơn điệu của nhà họ Chu đã làm cho Phồn Y không chịu đựng nổi, cái không khí nặng nề của gia đình đó làm Phồn Y thấy ngột ngạt, phiền muộn, sự trói buộc về tinh thần làm Phồn Y đau khổ. Phồn Y muốn thoát khỏi tất cả những cái đó. Trên một ý nghĩa nhất định, Phồn Y là một nạn nhân tội nghiệp. Nhưng tác phẩm đã để cho nhân vật này đi đến một sự phát triển không bình thường trong một hoàn cảnh bất khả kháng: yêu biến thành hận, quật cường biến thành điên cuồng. Và vì vậy, ý nghĩa bi kịch càng trở nên sâu sắc, nổi bật. Tác giả nói: “Nhiều người trong số phụ nữ loại này có tâm hồn đẹp, nhưng sự phát triên không bình thường và sự ngột ngạt của hoàn cảnh đã làm làm cho họ trở nên quái dị, không thể thông cảm được. Trong xã hội 1 Oâng mơi mất năm 1996 (ND). 2 Lời tựa Lôi vũ. Văn học hiện đại Trung Quốc - 109- Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn hiện nay của chúng ta, không biết có bao nhiêu phụ nữ như vậy, bị người ta khinh ghét, bị xã hội áp chế, suốt đời u uất, không được thở hít một chút không khí tự do nào”1. Gia đình họ Lỗ, trừ Lỗ Quí sống dựa vào nhà họ Chu từ tinh thần đến vật chất ra, ba người còn lại đều là những nạn nhân thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Cảnh ngộ hầu như hoàn toàn giống nhau giữa bà Thị Bình với cô Tứ Phượng, con gái, đã nói rõ sâu sắc số phận của những con người lương thiện, bình thường trong xã hội đó. Bà Bình mặc dầu đã rất cảnh giác với bọn người giàu có, thế mà vẫn không sao ngăn chặn được con gái mình đi theo con đường mà bà đã rất sợ hãi. Tứ Phượng rất ngây thơ thiếu thực tế xã hội. Bà Bình và Tứ Phượng đều chất phác và ngây thơ đến thế, dễ bị lừa đến thế. Do đó mà cảnh ngộ của mẹ con Tứ Phượng rất khác với Phồn Y, Chu Bình, rất được người ta đồng tình, thương xót. Nhân vật Lỗ Đại Hải viết chưa được đầy đặn lắm, nhưng đây là hình tượng thể hiện lý tưởng của tác giả. Anh thật thà khoẻ mạnh. Khi mọi nhân vật khác của Lôi vũ cuối cùng đều bị huỷ diệt thì Lỗ Đại Hải bước lên con đường mà anh nên đi. Sự xuất hiện của Lỗ Đại Hải đã mang lại ánh sáng và hy vọng cho cái xã hội ngột ngạt tối tăm của tác phẩm. Nếu nói rằng: trong thời gian diễn xuất rất có hạn Lôi vũ đã khái quát thành công lịch sử sa đoạ ba mươi năm của một gia đình tư sản, thì Nhật xuất trong một thời gian diễn xuất rất hạn chế đã biểu hiện xuất sắc một mặt cắt ngang xã hội phức tạp của cả tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Từ Lôi vũ đến Nhật xuất tác giả đã có một bước tiến rõ rệt trong nhận thức hiện thực xã hội. Trong Nhật xuất tác giả đã thấy được vai trò thao túng của đời sống xã hội của những thế lực hắc ám, chứ không còn qui lỗi cho “phép tắc của tự nhiên” như trong Lôi vũ. Nhật xuất viết về đô thị Trung Quốc đầu những năm 30, trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa hồi đó, về hoạt động trong bóng tối của thế lực thối nát kia trước lúc mặt trời mọc. Thời gian của 4 màn kịch được phân phối như sau: rạng sáng, chập tối, nửa đêm và mặt trời mọc. Không khí Nhật xuất rất căng thẳng và hỗn tạp. Đó là không khí của đô thị Trung Quốc hồi đó, cũng là không khí thời đại trước lúc mặt trời mọc. Cùng với sự khai triển tình tiết kịch, mâu thuẫn xung đột căng thẳng lập tức túm chặt lấy người đọc. Kịch bản có đủ các hạng nhân vật đô thị : cô gái độc thân sống trong khách sạn, giám đốc ngân hàng, tiến sĩ, lưu manh, gái nhảy, hầu bàn, quả phụ giàu có, đĩ đực địa vị xã hội khác nhau, cách sống khác nhau, tính cách khác nhau, trình độ văn hoá khác nhau. Nhân vật nhiều hơn, đời sống xã hội cũng rộng lớn, phức tạp hơn Lôi vũ. Qua ngôn ngữ được tính cách hoá cao độ, các nhân vật này đã có một sức hấp dẫn cao nhờ hình tượng rõ nét, sống động của họ. Địa điểm triển khai tình huống kịch là gian phòng của Trần Bạch Lộ và Thuý Hỷ. Cả hai người đàn bà này thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng đều là những người đàn bà bị chà đạp, đều là sản phẩm của cái xã hội đô thị tàn ác kia. Chọn cái địa điểm đó để triển khai bức tranh xã hội “tổn bất túc dĩ phụng hữu dư” (Bớt chỗ thiếu để đắp thêm vào chỗ thừa) nói lên cái kỳ diệu của cấu tứ nghệ thuật của tác giả. Tình tiết kịch xoay quanh nhân vật chủ yếu Trần Bạch Lộ. Nhân vật này một mặt có quan hệ với Phan Nguyệt Đình, từ đó bóc trần tính chất tội ác và thối nát của xã hội lớp trên, mặt khác lại có quan hệ với Phương Đạt Sinh, từ đó cho thấy nỗi khổ và tình trạng đen tối của xã hội lớp dưới. Trần Bạch Lộ là một “đoá hoa giao tiếp” trẻ, đẹp, kiêu ngạo phóng túng, căm ghét và khinh bỉ tất cả, nhưng lại theo đuổi một lối sống thoải mái và nhiều kích thích, tỉnh táo mà lại hồ đồ, nhiệt tình mà lại lạnh nhạt. Với một nụ cười châm biếm trên môi, cô khinh đời ngạo thế mà lại cô đơn trống rỗng sống trong bi quan và mâu thuẫn. Đây là một nhân vật bi kịch. Trong cô cũng có những nét mà “bông hoa giao tiếp” nói chung không có, đó là cô chưa đánh mất hết tính lương thiện và lòng yêu lẽ phải. Nhưng lối sống “chơi bời ở nhân gian” ấy của cô không thể duy trì vĩnh viễn, kết quả chỉ có thể là kết thúc mạng sống của mình trước lúc mặt trời mọc. Qua hoạt động của Phan Nguyệt Đình, có thể mường tượng được bộ mặt đô thị đương thời trong khủng hoảng kinh tế: nhà máy ngừng hoạt động, ngân hàng phá sản, giá đất 1 Lời tựa Lôi vũ. Văn học hiện đại Trung Quốc - 110- Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn sập xuống, đầu cơ công trái thịnh hành. Cuộc vật lộn mặt đối mặt giữa y với Lý Thạch Thanh cho thấy rõ linh hồn xấu xa của những nhân vật này và số phận tàn lụi của họ. Bên cạnh đó là tấn thảm kịch cả nhà Hoàng Tỉnh Tam uống thuốc độc. Cuộc đối thoại giữa Hoàng Tỉnh Tam với Lý Thạch Thanh cho thấy rõ sự áp bức giai cấp tàn khốc và quan hệ bạc bẽo giữa người với người trong xã hội đó. Tình tiết kịch phát triển căng thẳng đã làm cho tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét. Phương Đạt Sinh là một trí thức thiếu kinh nghiệm xã hội nhưng lại có nguyện vọng tốt lành. Anh muốn cảm hoá Trần Bạch Lộ, lại muốn cứu vớt “con bé con”, sau khi thất bại còn hạ quyết tâm nhất định “phải làm được một việc gì, phải liều mạng với lão Kim Bát”. Tác giả dùng tiếng hô tập thể của thợ san nền để tượng trưng cho ánh sáng sau khi mặt trời mọc. Điều đó nói lên rằng tác giả gửi gắm hy vọng cải tạo xã hội ở những người lao động. Hình ảnh Phương Đạt Sinh cuối cùng đi về hướng mặt trời đang lên, về hướng có tiếng hát của công nhân cũng có một tác dụng ngầm chỉ. Nhân vật Phương Đạt Sinh mặc dù còn nhiều khuyết điểm, nhưng anh đã xuất hiện với tư cách là nhân vật chính diện. Sự xuất hiện của Phương Đạt Sinh mang đến cho người đọc niềm hy vọng và sự cổ vũ. Trong giai đoạn đầu kháng chiến, Tào Ngu đã viết vở kịch Lột xác (Thoái biến) ca ngợi những tiến bộ xã hội trong chiến tranh (1940). Kịch bản viết về một bệnh viện thương binh thối nát, nhờ tinh thần trách nhiệm của một bác sĩ họ Đinh và một chuyên viên họ Lương mà trở thành một cơ sở điều trị thương binh rất tốt. Khuyết điểm chủ yếu của Lột xác là nhân vật Lương đã thoát ly hoàn cảnh và căn cứ hiện thực xã hội, do đó mà những tình tiết phần sau thiếu tính hiện thực. Cốt truyện xảy ra vào cuối mùa đông và kết thúc vào mùa xuân thể hiện hy vọng của tác giả về những biến đổi xã hội trong kháng chiến. Nhưng tiến trình lịch sử đã chứng minh, muốn “lột xác đổi mới” không thể không trải qua đấu tranh gian khổ. Sự lột xác mà Tào Ngu chờ đợi đã không xảy ra. Oâng thấy rõ ánh dương chân chính chưa xuất hiện, cái ánh sáng rực chiếu ở chân trời chỉ là chút cầu vồng còn lại sau cơn dông. Trong thất vọng, Tào Ngu viết Người Bắc Kinh với tâm trạng đau buồn. Đề tài ông chọn là một thế gia vọng tộc phong kiến suy tàn của Bắc Kinh trong kháng chiến. Những mâu thuẫn giữa những người thân thích cho người xem thấy rằng những sự ích kỷ ngu dốt của những nhân vật đó đã hoàn toàn không thích ứng được với thời đại, từ đó thấy được sự diệt vong tất yếu của xã hội phong kiến. Người Bắc Kinh muốn viết về bi kịch thời đại mâu thuẫn giữa cũ và mới. Nhưng bởi vì cái mới được mô tả mờ nhạt, kết qủa là người ta chỉ thấy sự thối rữa của bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0024_p2_4063.pdf