Mỗi nền văn hoá đều có những hình mẫu nền tảng xác định đặc điểm của sự
nhìn nhận, sự suy tư và phương thức thâm nhập vào hiện tượng cũng như
bản chất sự vật. Trong mỗi thời đại, các hình mẫu đó lại có những đặc điểm
khác nhau. Do quen tiếp nhận những hình mẫu và phong cách chiếm hữu thế
giới bằng con mắt của văn hoá hiện đại, với bộ máy tư duy phát triển, với
phương thức nhận thức khoa học tinh tế, với sự phân tích tâm lý chính xác,
chúng ta thấy dường như những hình thức văn hoá trước đó là thiếu hoàn
thiện. Nhưng trên thực tế, khi chưa có phương thức thâm nhập thế giới với
bộ máy tư duy hoàn thiện, văn hoá Trung Hoa cổ đại hay văn hoá châu âu
trung cổ đã đạt tới những đỉnh cao trong các lĩnh vực toán học, thơ ca và
những hệ thống triết học sâu sắc. Đương nhiên, chúng ta khó có thể bác bỏ
một sự thật là, sự hiểu biết thế giới vật chất trong vật lý học Châu Âu thế kỷ
XX sâu sắc hơn vật lý học cổ đại Hy Lạp. Sự khám phá các phản ứng hạt
nhân trong vật lý học cổ đại Hy Lạp là điều không thể có được. Nhưng điều
đó chỉ nói lên rằng, khả năng của khoa học -kỹ thuật trong thời đó là có hạn.
Ý chí sáng tạo và nỗ lực trí tuệ phi thường của con người trong khát vọng
khám phá thế giới không thể khắc phục đượchạn chế của khoa học -kỹ
thuật ở các nền văn hoá đó. Lui đơ Brôi khi nêu lên đặc tính phát triển của tư
tưởng khoa học trước thế kỷ XVIII đã viết: ".Khi không hiểu khái niệm
vector, không hiểu các phương pháp đại số học và lượng giác thì người ta
khôngthể có khả năng phân tích những vật thể vô cùng nhỏ bé, những yếu
tố như những phương tiện, nền móng cho sự quan sát và thực nghiệm để tìm
ra những chân lý sơ đẳng, để cuối cùng người ta cải tạo quan niệm của mình
về thế giới và toàn bộ nền sản xuất”.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người -2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo
của con người -2
Mỗi nền văn hoá đều có những hình mẫu nền tảng xác định đặc điểm của sự
nhìn nhận, sự suy tư và phương thức thâm nhập vào hiện tượng cũng như
bản chất sự vật. Trong mỗi thời đại, các hình mẫu đó lại có những đặc điểm
khác nhau. Do quen tiếp nhận những hình mẫu và phong cách chiếm hữu thế
giới bằng con mắt của văn hoá hiện đại, với bộ máy tư duy phát triển, với
phương thức nhận thức khoa học tinh tế, với sự phân tích tâm lý chính xác,
chúng ta thấy dường như những hình thức văn hoá trước đó là thiếu hoàn
thiện. Nhưng trên thực tế, khi chưa có phương thức thâm nhập thế giới với
bộ máy tư duy hoàn thiện, văn hoá Trung Hoa cổ đại hay văn hoá châu âu
trung cổ đã đạt tới những đỉnh cao trong các lĩnh vực toán học, thơ ca và
những hệ thống triết học sâu sắc. Đương nhiên, chúng ta khó có thể bác bỏ
một sự thật là, sự hiểu biết thế giới vật chất trong vật lý học Châu Âu thế kỷ
XX sâu sắc hơn vật lý học cổ đại Hy Lạp. Sự khám phá các phản ứng hạt
nhân trong vật lý học cổ đại Hy Lạp là điều không thể có được. Nhưng điều
đó chỉ nói lên rằng, khả năng của khoa học - kỹ thuật trong thời đó là có hạn.
Ý chí sáng tạo và nỗ lực trí tuệ phi thường của con người trong khát vọng
khám phá thế giới không thể khắc phục được hạn chế của khoa học - kỹ
thuật ở các nền văn hoá đó. Lui đơ Brôi khi nêu lên đặc tính phát triển của tư
tưởng khoa học trước thế kỷ XVIII đã viết: "...Khi không hiểu khái niệm
vector, không hiểu các phương pháp đại số học và lượng giác thì người ta
không thể có khả năng phân tích những vật thể vô cùng nhỏ bé, những yếu
tố như những phương tiện, nền móng cho sự quan sát và thực nghiệm để tìm
ra những chân lý sơ đẳng, để cuối cùng người ta cải tạo quan niệm của mình
về thế giới và toàn bộ nền sản xuất”.
Chúng ta không thể trách cứ các nhà khoa học, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ
đại rằng họ không biết phân tích vi vật thể và do đó, họ không làm được
những gì lớn hơn điều họ cần làm. Bởi trình độ khoa học và do đó, thế giới
quan của họ được xây dựng trên trình độ và đặc điểm văn hoá thời đó. Sẽ là
vô nghĩa nếu nói rằng, lý thuyết của Arixtốt về sự rơi tự do của vật thể là
đúng đắn, còn lý thuyết của ông về sự bay lên của vật nhẹ là sai lầm. Những
tri thức về thế giới mả người Hy Lạp tổng kết được đã phản ánh trực tiếp
hình thức văn hoá và trình độ cảm nhận thế giới một cách độc đáo của văn
hoá cổ đại Hy Lạp. "Đó là một thế giới luôn thay đổi, A.C.Lôxép viết: có thể
sờ mó được, nó tồn tại như một cơ thể sống, nó ảnh hưởng tới bất cứ một sự
tồn tại nào khác về sau. Đó không phải gì khác ngoài vũ trụ vật chất, cảm
giác và vũ trụ sống, là vật thể luân hồi vĩnh cửu, nó nảy sinh từ cái hỗn mang
rồi chuyển thành cái hài hòa, cái độ, nhịp điệu, trở thành đại lượng phát triển
lên, hoà lặng rồi lại đi tới tan vở, phá đi cái kết cấu hài hoà ban đầu để rồi lại
đi đến thế hỗn mang".
Với cảm quan vũ trụ như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã vẽ nên bức tranh
thế giới mà ở đó, lửa là sự sống chân chính, sự hình thành nên thế giới đó
cũng là sự lắng đọng của lừa như là yếu tố đầu tiên thống nhất, như cái toàn
vẹn vũ trụ, ở đó không hề có ranh giới giữa các chu kỳ tự nhiên và con
người, giữa thế giới vĩ mô và vi mô, ở đó tất cả do một nhịp điệu thống nhất
điều chỉnh, một sự hài hoà tồn tại thông qua các mâu thuẫn vĩnh hằng. Phép
biện chứng đã được sinh ra trên nguyên tắc đó như một phương pháp tư duy
mới. Và điều đó dẫn Đêmôcrít tới tư tưởng về tính đa trị của các cá thể trong
thế giới, tới quan niệm về tính hỗn mang, tính ngẫu nhiên của tất cả những
gì tự sinh ra và tự diệt vong, và cuối cùng là thuyết nguyên tử và chân
không.
Mỗi nền văn hoá cũng hình thành nên tri thức về quan hệ giữa các sự vật
trong thế giới. Nhờ sự quan sát trực tiếp các mối quan hệ trong thế giới sự
vật, nên lối tư duy trong văn hoá Hy Lạp cổ đại là hết sức mềm dẻo, nó có
sự hỗ trợ của trực giác, của tư duy hình học và của sự khám phá cơ chế bên
trong, do đó trong hội họa, nguyên tắc phối cảnh đường thẳng chiếm ưu thế.
Không phải ngẫu nhiên mà Averinxép nói rằng, thuật xem tướng dựa vào
hình dạng và sụ thể hiện nét mặt để biết tính cách và số phận con người trở
thành khoa học phổ biến thời cổ đại và trung đại, giống như vật lý học
Niutơn trong thời đại ánh sáng. Sự nhìn nhận sự vật qua những hình ảnh độc
đáo, qua những lực đấu tranh với nhau, thậm chí qua các nguyên tử đó là đặc
điểm của hình thức văn hoá, thể hiện khả năng sáng tạo phi thường của con
người thời đại đó.
Tri thức Châu Âu Thời mới, về nguyên tắc, được hình thành trên sự quan sát
thực nghiệm của các mối quan hệ nhân quả để từ đó khẳng định bản chất sự
vật. Sự vật được nhìn nhận như sự giao thoa giữa nguyên nhân và kết quả,
giữa cấu trúc bên trong bí ẩn và hình thức sống động bên ngoài, như là biểu
tượng và cuối cùng là sự thể hiện một trật tự thế giới bậc cao, sự thể hiện
bản thân tồn tại. Trong văn hoá Thời mới xuất hiện khái niệm "hình thức
không gian thuần tuý của sự vật như là hình ảnh có giới mặn mà đó, tính tư
tưởng thuần tuý vượt qua tính tương đối của các ấn tượng chủ quan. Cái
thực tiễn thuần tuý tư tưởng của khoa học giờ đầy được gia tăng thêm tính
thực tiễn hiện thực. Trong cái thực tiễn đó, khoa học đạt tới độ chính xác,
bởi nó có khả năng xác định các hình ảnh về sự vật trong tính đồng nhất
tuyệt đối. Điều đó mở ra khả năng tái tạo những giá trị có ý nghĩa phổ quát
từ các phương pháp cảm nhận đơn nghĩa. Từ cái đa dạng không xác định của
các hình ảnh trực quan có tính thực nghiệm, khoa học vẽ nên bức tranh thế
giới khách quan trong nghĩa rộng của nó. Sự định lượng các phẩm chất chủ
quan, như nhiệt độ, âm thanh, màu sắc... được hình thành và trở thành đối
tượng nghiên cứu. Với tri thức khoa học mới đồ hệ thống nhận thức cảm
tính truyền thống bị phá vỡ và được thay thế bằng các phương pháp tính
toán vật lý, hoá học lý tưởng.
Thời hiện đại đem lại một thế giới tri thức khoa học với nhiều nét khác biệt.
Vật chất ở đây không còn "mỉm cười" với con người bằng ánh mắt lấp lánh
của nó nữa, không còn cái nhìn thuần tuý cảm tính đối với thế giới sự vật,
cũng không còn những hình ảnh trực quan đầy kinh ngạc về thế giới nhiều
màu sắc. M.Born viết: " Thực chất của khoa học nằm trong sự thiết lập các
mối quan hệ khách quan giữa những kết quả do kinh nghiệm của hai hay
nhiều loại cảm giác khác nhau tạo ra và đặc biệt là mối tương quan của sự
cân bằng. Những mối tương quan đó có thể được các nhà thực nghiệm ở
nhiều lĩnh vực khác nhau khái quát và kiểm tra. Chỉ sử dụng những khẳng
định có ý nghĩa, chúng ta cũng có thể có được bức tranh khách quan về thế
giới, dù đó là bức tranh không màu sắc. Trong bức tranh đó luôn chứa đựng
đặc tính của một phương pháp khoa học".
Với phương pháp khoa học đó, khi bỏ đi màu sắc trực quan, chúng ta sẽ có
được những thành tựu khoa học vĩ đại, nhất là những khám phá to lớn trong
khoa học tự nhiên và tiến tới đỉnh khải hoàn của tinh thần nhân loại chân
chính. Những khám phá vĩ đại ngày càng nhiều và chúng tạo ra những bước
nhảy khổng lồ trong sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, tiến tới sự chiếm lĩnh
cái mới, mở ra những chân trời tri thức mới. Những hình thức và phương
pháp nhận thức, thuộc tính của một hình thức văn hoá nhất định, chín muồi
và được kết tinh lại, những truyền thống trở thành sức mạnh tiềm tàng trong
hoạt động sáng tạo và do vậy, trong cùng một lúc nó có thể thức tỉnh nhiều
nhà sáng tạo cùng hình thành một tư tưởng lớn.
Các lĩnh vực văn hoá thâm nhập vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau và chính sự
chiếm lĩnh các kết quả tiềm ẩn của chúng đã đem lại hiệu quả lớn trong hoạt
động sáng tạo. Tất cả những tư tưởng độc đáo, những giả thuyết được hình
thành trong một hình thức văn hoá nhất định sẽ không bao giờ mất hết dấu
vết. Trong tâm thức nhà khoa học, nhà nghệ thuật, nhiều hình thức văn hoá
bị lắng xuống thì giờ đây, lại bừng lên và thôi thúc tính tích cực sáng tạo. Tư
tưởng của Hêgen về "chân lý vô tận" hầu như đã bị lãng quên hàng trăm
năm lại bừng lên trong giả thuyết "không gian cong" của Anhxtanh, tư tưởng
"nhiều tầng lớp, lớp này nằm trong lớp kia" trong "thuyết đơn tử" của Lépnít
ngày nay lại trở thành vấn đề tranh luận của các nhà vật lý thiên văn nhằm
làm rõ thêm cấu trúc của các siêu thiên hà.
Từ thiên nhiên thứ hai, chúng ta sống, hoạt động, rồi lại nhìn thấy thế giới
xung quanh qua khúc xạ của nó qua ngôn ngữ, hình thức và chuẩn mực tư
duy, qua hoạt động thực tiễn và các phương thức, thủ pháp nhận thức khoa
học. Những tầng lớp tri thức, tình cảm tạo thành tiềm năng trí tuệ, phương
pháp tư duy, tiềm năng sáng tạo ăn sâu vào máu thịt của từng con người và
chúng được đem lại dường như tự nhiên từ nhiều thế kỷ. Theo C.Mác,
"không chỉ năm giác quan bên trong, mà còn cả những tình cảm tinh thần,
cái mà ta gọi là ý chí và tình yêu... tóm lại, tình cảm của con người, tính
người của tình cảm chỉ nẩy sinh nhờ sự hiện hữu của các đối tượng tương
ứng, nhờ giới tự nhiên đã được người hoá". Rõ ràng, bản thân chúng ta, tri
thức, trí tuệ, tư duy và tình cảm của chúng ta chính là sản phẩm của văn hoá,
sản phẩm của toàn bộ tiềm năng sáng tạo kết tụ trong mỗi nền văn hoá và
toàn bộ văn hoá loài người.
Chiếm lĩnh văn hoá là con đường và phương pháp tối ưu trong chiến lược
xây dựng và phát triển con người nói chung, phát triển năng lực hoạt động
sáng tạo của cá nhân nói riêng đối với nền giáo dục đào tạo của chúng ta
hiện nay. Chiếm lĩnh văn hoá không đơn thuần là nắm lấy toàn bộ tri thức,
kinh nghiệm, phương thức hoạt động hay nguyên tắc tư duy. Vấn đề quan
trọng là phải biến tri thức, kinh nghiệm văn hoá thành phẩm chất và sức
mạnh bên trong, thành tính tích cực gợi mở và phát huy cách suy nghĩ cách
hành động sáng tạo của mỗi con người trong cuộc sống. Sự nghiệp giáo dục
đào tạo những con người tích cực và sáng tạo cần phải theo hướng vươn tới
cái bên trong của văn hoá, tới sự thức tỉnh con người vươn tới khát vọng
chiếm lĩnh nghề nghiệp và sự nghiệp đó có thể là sự tìm tòi khoa học trừu
tượng, cũng có thể là công việc cụ thể trên cỗ máy, nhưng vấn đề là phải phù
hợp với tính quy luật của văn hoá đối với sự phát triển con người, trong đó
sự phát triển của từng cá nhân là đặc biệt quan trọng. Theo Ph.T. Mikhailốp,
"trong tâm lý cá nhân không hề có một hiện tượng quyết định luận nào bởi
tồn tại xã hội mà không đồng thời có tính quyết định sâu sắc của cá nhân".
Vì vậy, về nguyên tắc, cá nhân chỉ có thể trở thành người có năng lực sáng
tạo khi hình thức văn hoá trở thành cái tự xác định bên trong, trở thành
phong cách sống và phương thức hoạt động của anh ta. Điều có ý nghĩa quan
trọng đối với giáo dục - đào tạo là xây dựng được hệ thống và nội dung phù
hợp, có khả năng tác động mạnh mẽ đến cội nguồn sâu xa nhất của thế giới
bên trong con người.
Vấn đề chiếm lĩnh văn hoá với tư cách là vấn đề giáo dục đào tạo nhầm
trang bị năng lực sáng tạo gắn bó chặt chẽ với vấn đề phát triển cá nhân toàn
năng. Theo yêu cầu hiện nay, mỗi cá nhân với tư cách chủ thể sáng tạo
không chỉ là người có trình độ điêu luyện trong một lĩnh vực chuyên môn
hẹp. Bất kỳ nhà sáng tạo nào cũng phải là một nhà chuyên môn tất, nhưng
không phải bất cứ nhà chuyên môn tất nào cũng là nhà sáng tạo. Và do vậy,
nhà sáng tạo khoa học, nghệ thuật cần phải là những cá nhân phát triển toàn
năng, phải hiểu kết cấu, tri thức khoa học, ngôn ngữ của nghệ thuật, những
đặc điểm kỹ nghệ, kết cấu các quan hệ không gian trong kiến trúc, phong
cách, lối sống xã hội... Một phẩm chất toàn năng như vậy là điều cần thiết
cho sự vươn tới thực hiện khát vọng của cá nhân trong bất kỳ hoạt động nào,
tạo khả năng cho con người tìm tòi cách giải quyết năng động, hiệu quả
những vấn đề mới lạ và mọi tình huống phức tạp trong cuộc sống. Sự phát
triển chất toàn năng đó chỉ đạt kết quả thông qua sự chiếm lĩnh văn hoá toàn
nhân loại, nơi chứa đựng mọi tri thức, trí thông minh, óc sáng tạo, các mô
hình tư duy, mô hình sống hết sức sinh động và phong phú...
Chiếm lĩnh văn hoá nhân loại, chuyển văn hoá nhân loại, kho tiềm năng sáng
tạo loài người thành kho tiềm năng sáng tạo bên trong của mỗi cá nhân, đó
là công việc hàng ngày và suất cả mỗi cuộc đời.
Nguyễn Văn Huyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_voi_tiem_nang_hoat_dong_sang_tao_2_6512.pdf