Từ mô hình văn hóa đổi mới trong giáo dục đại học của tác giả Roffeei, Siti Hajar
Mohd và các cộng sự (2018), bài viết tập trung làm rõ một số khái niệm liên quan
đến văn hoá nhà trường, văn hoá trường đại học, văn hoá đổi mới, đề cập đến mô
hình văn hoá tổ chức thúc đẩy đổi mới và sáng tạo từ đó làm cơ sở đánh giá thực
trạng văn hóa đổi mới và những ảnh hưởng đến hành vi đổi mới của sinh viên trường
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó vai trò của truyền thông hiệu
quả, bầu không khí đổi mới và năng lực cá nhân sẽ được làm rõ trong việc áp dụng
và chấp nhận văn hóa đổi mới, đồng thời nghiên cứu cũng đánh giá về văn hoá đổi
mới và hành vi đổi mới của sinh viên trong trường.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Văn hoá trường đại học và hành vi đổi mới của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tác với những
người khác trong trường.
Đồng ý hoàn toàn chỉ chiếm 29,6% phiếu trả lời và mức cao nhất của ý kiến này thuộc
về Hành vi đổi mới với 33% hoàn toàn đồng ý và 30% khá đồng ý với các nội dung: Các cá
nhân cố gắng áp dụng những cách mới để làm việc; Cảm thấy được trao quyền để áp dụng những gì
tôi đã học được; Nhà trường khuyến khích chấp nhận rủi ro, thích có cơ hội, coi thất bại là cơ hội để
cải thiện; Suy nghĩ về những bài học kinh nghiệm qua những nỗ lực không ngừng; Nhà trường hoan
nghênh những ý tưởng/ thực tiễn mới và cơ bản; thích được tiếp xúc với những ý tưởng mới; Thích
có những thay đổi trong lịch trình của mình.
Biểu đồ 1: Nhận thức về hành vi đổi mới
Riêng văn hoá đổi mới thì các ý kiến hoàn toàn đồng ý chiếm 24% và khá đồng ý chiếm
31% với các nội dung: Nhà trường có những câu chuyện nổi tiếng về những sinh viên đã phát triển
những ý tưởng mới; Nhà trường có những câu chuyện kể về các sinh viên đã khuyến khích thực hiện
các ứng dụng mới; Nhà trường đã nỗ lực để thừa nhận việc áp dụng các ứng dụng mới, Nhà trường
đã nỗ lực để thưởng cho việc thực hiện các cách làm mới, sinh viên có được một số lợi ích từ việc xem
xét một vấn đề từ một quan điểm khác và Sinh viên có thể phát triển một cách tiếp cận mới để giải
quyết vấn đề này không? và có cách nào khác để sinh viên giải quyết vấn đề này không?
Biểu đồ 2: Nhận thức về văn hoá đổi mới
490 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Bầu không khí đổi mới với các nội dung: Nhà trường có phòng thảo luận nơi sinh viên có
thể gặp nhau để thảo luận về ý tưởng mới; Đã dành các khu vực họp mà sinh viên có thể nói chuyện
không chính thức về những cách mới để giải quyết vấn đề; Trao phần thưởng cho bất kỳ ý tưởng/ nỗ
lực sáng tạo nào; Đặt giá trị lớn vào việc công nhận và thể hiện sự ứng dụng cho những nỗ lực của
học sinh; Cung cấp một tính chất thách thức của công việc; Hỗ trợ tính chất di chuyển của công việc;
Của tôi nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội/ hợp tác; Có các giá trị tích hợp và chia sẻ giữa các đội
trong toàn bộ khoa/ trường; Khuyến khích sự trợ giúp từ các bài giảng; Cung cấp hỗ trợ đồng nghiệp/
sinh viên; Thúc đẩy mối quan hệ nồng ấm giữa sinh viên và giảng viên; và Luôn mang lại một không
khí công việc dễ chịu cao nhất là 33% ở mức khá đồng ý, đồng ý hoàn toàn chiếm 31%, phân
vân ở mức 20%.
Khi tự đánh giá năng lực bản thân, sinh viên lại đánh giá khá cao, hoàn toàn đồng ý ở
mức 32% và khá đồng ý ở mức 30% với các nội dung: Khuyến khích các cơ hội để mở rộng phạm
vi khả năng/ kỹ năng của tôi; Tôi rất thích thử các cách tiếp cận khác nhau để xem cái nào sẽ hoạt
động, khi giải quyết vấn đề; Tôi thích những bài học của tôi liên quan đến nhiều hoạt động sáng tạo
khác nhau; Tôi thích thử nghiệm những cách mới để cải thiện việc học của mình (nghĩa là nghiên cứu,
bài tập và dự án); Tôi được dành thời gian để phát triển tiềm năng sáng tạo; Tôi được trao cơ hội để
phát triển tiềm năng sáng tạo; Sự không thuận lợi của tôi hy vọng tôi có sáng kiến của riêng mình khi
giải quyết các công việc; Tôi sẵn sàng thử những ý tưởng mới, Ủng hộ tôi, mong muốn tôi giải quyết
các bài tập/ dự án của riêng mình theo tốc độ của riêng tôi; Tôi liên tục theo dõi tiến trình của mình
so với các mục tiêu đã nêu; Khuyến khích sự tham gia vào quá trình ra quyết định; và Tôi cảm thấy
rằng tôi đáng tin cậy để hành động vì lợi ích tốt nhất của trường đại học với sự giám sát tối thiểu.
Nhìn chung, từ Bảng 1, Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2 có thể thấy mặc dù sinh viên khá tự tin
vào năng lực đổi mới cá nhân của mình và hành vi đổi mới của sinh viên được đánh giá rất
khả quan với mức hoàn toàn đồng ý cao tuy nhiên văn hoá đổi mới và bầu không khí đổi
mới chỉ được đánh giá ở mức khá và mức độ phân vân nền văn hoá đổi mới của nhà trường
vẫn còn ở mức khá cao.
6. Kết luận
Nghiên cứu này đã hệ thống hoá lý luận về văn hóa tổ chức, văn hoá nhà trường, mô
hình văn hoá tổ chức thúc đẩy sự đổi mới và phân tích cũng như sử dụng mô hình văn hóa
đổi mới trong giáo dục đại học của tác giả Roffeei, Siti Hajar Mohd và các cộng sự (2018)
và thử nghiệm ảnh hưởng của văn hóa đổi mới thể chế giáo dục và các yếu tố quyết định
của nó, đối với hành vi đổi mới của học sinh. Có một số hạn chế như nghiên cứu này được
thực hiện trên các sinh viên đại học có nhận thức về môi trường đại học của họ có thể bị ảnh
hưởng bởi nền tảng kinh tế xã hội và lối sống, môi trường văn hoá đặc thù của nhà trường
do đó hạn chế việc khái quát hóa các phát hiện cho các nhóm sinh viên khác. Tổng quát hóa
cho các nhóm khác cần phải diễn giải cẩn thận và hiểu biết thấu đáo về bối cảnh và tương
tác cụ thể giữa các sinh viên và các thành viên khác trong trường đại học. Thứ hai, nghiên
cứu được giới hạn trong bối cảnh Trường Đại học Giáo dục là thành viên của một đại học
đa ngành đa lĩnh vực – Đại học Quốc gia Hà Nội. Do đó, cần thận trọng khi so sánh các kết
491Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
quả nghiên cứu với các tổ chức khác. Hạn chế nữa liên quan đến hiểu biết của người trả lời
về câu hỏi. Vì các nội dung bảng hỏi được phát triển từ các lĩnh vực khác nhau như tiếp thị,
quản lý, tâm lý học và giáo dục nên mức độ đánh giá hiểu biết của sinh viên vẫn chưa
được rõ, đôi khi nội dung câu hỏi gây khó hiểu.
Tuy nhiên đây có thể là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của văn hoá
đổi mới đến hành vi của cán bộ giảng viên hay ảnh hưởng văn hoá đổi mới đến hiệu suất
của tổ chức
Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hoá đổi mới chưa thực sự được nhận thức cũng như
chưa được sinh viên đánh giá thể hiện là rõ nét nhất và có tác động đến hành vi của sinh viên
nhất. Các mức độ nhận thức chủ yếu mới chỉ ở mức đánh giá khá đồng ý, và mức độ phân
vân còn cao, tức là vẫn chưa chắc chắn về một nền văn hoá hỗ trợ sự đổi mới mặc dù hành
vi đổi mới của sinh viên cũng được đánh giá khá tốt được sinh viên tự đánh giá ở hoàn toàn
đồng ý là 33%. Với kết quả này có thể thấy sinh viên của trường khá tự tin vào năng lực cá
nhân và hành vi đổi mới và sẵn sàng đón nhận đổi mới dù môi trường văn hoá đổi mới chưa
thực sự rõ nét. Từ kết quả này, các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp để khắc
phục tình trạng trên, tạo nên một nền văn hoá hỗ trợ sự đổi mới rõ nét nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Ainscow, M.,& West, M. (2006). Improving urban schools: Leadership and collaboration.
Open University Press.
2. Amabile, T. M., Conti, R., Coon, H., Lazenby, J., & Herron, M. (1996), Assessing the
Work Environment for Creativity. The Academy of Management Journal, 39(5), 1154-1184.
doi:10.2307/256995.
3. Arnold, A. (2010). Building a creative organization. Bloomberg Business. Retrieved from
organizationbusinessweek-business-news-stock-market-and-financial-advice
4. Ellen Martins, 2002, An organizational culture model to promote creativity and
innovation, SA Journal of Industrial Psychology, 2002, 28 (4), 58.
5. Lok.P.,& Crawford.J. (2004). The Effect of organizational culture and leadership style onjob
satisfaction and organizationalcommitment. The Journal of Management development;
2004; 23, 3/4; ABI/INFORMGlobal, pp.32l.
6. Maurice Thévenet (2011), La Culture d’Entreprise, 6è édition, Que sais-je, PUF.
7. Mumford, M. D., Scott, G. M., Gaddis, B., & Strange, J. M. (2002). Leading creative
people: Orchestrating expertise and relationships. The Leadership Quarterly, 13(6),
705-750.
8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2018), Quản lý văn hoá nhà trường, NXB ĐHQGHN, tr. 20).
9. Roffeei, Siti Hajar Mohd. et al., (2018), Determinants of Innovation Culture amongst
Higher Education Students, The Turkish Online Journal of Educational Technology –
January 2018, volume 17 issue 1.
492 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
10. Schein, (1992), Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass.
11. Suellen J. Hogan and Leonard V. Coote, (2014), Organizational culture, innovation, and
performance: A test of Schein’s model, Journal of Business Research 67 (2014) 1609–1621.
12. Trần Thị Bích Liễu (2013), Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB Giáo dục
Việt Nam.
13. Watt, D. (2002), How innovation occurs in high schools within the network of innovative
schools: The four pillars of innovation research project. The Conference Board of Canada.
493Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
UNIVERSITY CULTURE AND INNOVATIVE BEHAVIOR
OF STUDENTS: CASE STUDY AT UNIVERSITY OF EDUCATION,
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HANOI
Nguyen Thanh Ly, PhD.1
Abstract
This study clarifies a number of concepts related to school culture, university
culture,innovative culture, referring to the organizational culture model that promotes
innovation and creativity and then as a basis for assessing the status of innovation
culture and the effects on innovative behavior and the implementation of innovative
ideas by students at the University of Education, VietnamNational University Hanoi
based on an innovation culture model in higher education designed by Roffeei, Siti
Hajar Mohd et al (2018). In which, the role of effective communications, climate
for innovation and self- efficacy will be clarified in the adoption and acceptance of
innovative culture, and the research will also evaluate the culture of innovation and
creativity and innovative behavior of students at university.
Keywords: Innovativeculture; Innovative behavior; Students; University culture.
1 VNU University of Education, Vietnam National University, Hanoi; Tel: 0912486730;
Email: lynt@vnu.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_truong_dai_hoc_va_hanh_vi_doi_moi_cua_sinh_vien_nghi.pdf