Tổ chức và tham gia tiệc là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Nó thể hiện sự nhiệt
tình, thân thiện, sẵn sàng hợp tác, quan hệ, lòng mến khách, sự cởi mở, đồng thời biểu
hiện truyền thống hiếu khách, nét đẹp văn hóa mang bản sắc của chủ nhà. Trong cuộc
sống chúng ta tham gia nhiều loại tiệc khác nhau: tiệc lớn nhất và trang trọng nhất gọi là
quốc yến (nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, những dịp đón nguyên thủ
quốc gia, thủ tướng các nước). Ngoài ra còn có nhiều loại tiệc khác như tiệc đứng, tiệc
ngồi, tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, v.v.
Người châu Âu thì phân ra nhiều loại: tiệc lớn (đại yến) gọi là băngkê (banquet); rồi
cocktail, lunch, sauterie, gouter, surprise partie, pique-nique, v.v.Thực ra có thể dịch
là: tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, tiệc dã ngoại, v.v
23 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho thêm gaz. Loại nước khoáng
ngọt do pha chế thêm đường và một số lượng hương liệu khác sẽ làm mất nhiều công
dụng có ích của nước khoáng.
Tại hầu hết các quán ăn, tiệm ăn, khách sạn trên thế giới đều có nước khoáng.
Nước khoáng chỉ có thể giữ được chất lượng của nó trong một thời gian không dài. Do
đó, nước khoáng thường không đóng vào lon kim loại, mà được đóng vào các chai, bình
thủy tinh, hoặc bằng nhựa. Thời hạn sử dụng thường được ghi rõ bên ngoài.
Tại các bữa tiệc đều có dùng nước khoáng làm đồ uống. Trong khi sử dụng, cần chú ý
không dùng nước khoáng đã quá hạn. Sau khi rót rượu mạnh vào ly, người phục vụ tùy
theo ý của khách, sẽ rót nước khoáng hoặc nước giải khát vào cốc.
Việt Nam có tập quán uống nước khoáng ngọt (có đường), nhưng khách nước ngoài chỉ
uống loại nước khoáng mặn hoặc nước khoáng không mùi vị.
Tại bữa tiệc, khách có thể uống một cốc nước khoáng ngay sau khi uống ly rượu mạnh,
để giảm nồng độ rượu và cũng tránh bị say rượu.
Người theo đạo Hồi và đạo Hinđu (Ấn Độ) kiêng uống rượu, bia, chỉ uống nước khoáng
và một số loại nước giải khát. Do đó, chủ tiệc cần lưu ý người phục vụ thực hiện tốt yêu
cầu của khách.
Cách dùng nước hoa quả trong tiệc
Ngoài rượu, chè, cà phê, nước khoáng... tại các bữa tiệc, người ta còn sử dụng nước hoa
quả: chanh, cam, dứa, xoài, dừa, v.v...
Đặc biệt, tại các nước xứ lạnh, trong các bữa tiệc, các loại nước quả nhiệt đới là loại đồ
uống rất quý và được khách ưa thích.
Trong khi rượu mạnh, rượu vang, nước chè, cà phê... được uống theo thời điểm hoặc tùy
thuộc theo các món ăn thích ứng, các loại nước hoa quả được uống vào bất kỳ lúc nào
trong bữa tiệc.
Sau khi rót rượu, người phục vụ nhẹ nhàng hỏi khách dùng thứ nước quả gì thì rót đúng
thứ nước đó.
Nước hoa quả còn được sử dụng sau khi khách uống rượu mạnh để tránh say rượu.
Không bao giờ dùng nước ngọt để chúc rượu, nếu khách không biết uống rượu mà muốn
cùng chúc rượu thì nên kín đáo dùng ly nước khoáng, hoặc có thể thay thế rượu mạnh
bằng rượu vang.
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
17/23
Đặc biệt, tại bữa tiệc, sau khi ăn các món thủy sản, chủ nhà không nên mời khách dùng
nước dứa vì nếu dùng sẽ gây đau bụng.
Cách sử dụng cà phê trong tiệc
Cà phê là một loại đồ uống phổ biến trên thế giới. Ở châu Âu không hề trồng cây cà phê
nào, nhưng khắp châu Âu đều uống cà phê.
Theo lịch sử thì từ trước thế kỷ XVII đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đi đánh chiếm nhiều
nơi ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Khi tới châu Phi, binh lính Thổ gặp những cây rừng có
quả nhỏ như đầu ngón tay với màu chín đỏ chót, đang lúc đói và mệt, họ ăn thử một vài
quả. Lúc nếm thử có vị đắng, nhưng sau đó thấy không việc gì, họ tiếp tục ăn nhiều hơn.
Qua một đêm, binh lính Thổ thấy đỡ mệt, những người bị thương thấy cơn đau dường
như dịu đi. Rất ngạc nhiên về hiện tượng này, binh lính Thổ tìm hiểu loại cây kỳ diệu
qua những thổ dân ở đó. Người Thổ gọi là cây KAHVF. Cà phê có nguồn gốc từ chữ
đó.
Người Thổ đã nghĩ ra cách rang chín, giã nhỏ rồi mang theo người, khi cần thì pha nước
sôi uống. Cho đến mãi sau này các nhà khoa học mới phát hiện những tác hại của cà phê
nếu sử dụng quá nhiều.
Khi chinh chiến ở châu Âu, người Thổ đã truyền bá cách uống cà phê sang châu Âu,
nhưng theo kiểu Thổ: cà phê rang chín, xay nhỏ, đổ nước sôi vào uống cả nước lẫn bã
và thường là không có đường. Cách uống đó, trên thế giới gọi là uống cà phê kiểu Thổ
(Café à la Turque). Sau này người Thổ đã biết dùng đường, trừ bã lại.
Khi cà phê vào nước Pháp, cách uống được thay đổi. Cà phê sau khi rang chín và xay
nhỏ bỏ vào một dụng cụ để lọc lấy nước uống, chất bã còn lại bỏ đi, gọi là cà phê "phin"
(tức cà phê lọc). Có khi uống đường, có khi không đường, tùy theo ý thích từng người.
Gần đây xuất hiện cách uống thứ ba là cà phê hòa tan. Cà phê xay mịn đến mức bỏ trực
tiếp vào nước sôi và tan ra nước luôn, không qua lọc. Người uống không phải chờ đợi,
tiết kiệm được thời gian. Kiểu uống này đang được nhiều người ưa chuộng vì nó phù
hợp với nhịp độ mới của đời sống.
Cà phê có nhiều loại: loại Arabica trồng nhiều ở châu Phi. Loại thứ hai là Robusta hạt to
hơn, trồng nhiều ở châu Mỹ Latinh. Cà phê Arabica có vị đậm hơn và hương thơm hơn
Robusta.
Mỗi cá nhân đều có thể có một thói quen dùng cà phê riêng. Nhưng trong bữa tiệc thì
người dự cũng như chủ nhà đều dùng cà phê theo một số nguyên tắc chung:
Cà phê thường được dùng vào giai đoạn cuối của bữa tiệc. Trong bữa tiệc thân mật, ít
người, chủ nhà có thể hỏi khách muốn dùng chè hay cà phê, sau đó thông báo cho người
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
18/23
phục vụ đem chè và cà phê theo đúng yêu cầu của từng người. Nhưng tại các bữa tiệc
trọng thể, do chủ nhà không thể hỏi tất cả khách
được nên người phục vụ sẽ đến tận nơi khách ngồi và nhẹ nhàng hỏi từng người khách
muốn dùng chè hay cà phê để phục vụ từng người.
Khi dùng cà phê, người phục vụ chuẩn bị sẵn các cốc cà phê con đặt trên các tách và
một thìa nhỏ. Cà phê luôn luôn được giữ nóng. Khi phục vụ, chỉ rót cà phê đến 2/3 cốc.
Thông thường, trên mặt bàn, ngoài âu nhỏ đựng đường, còn có một bình sữa để khách
có thể uống cà phê sữa nếu họ muốn. Nhưng trong bữa tiệc trang trọng, bình sữa nhỏ
được đặt trên khay của người phục vụ.
Thông thường tại các bữa tiệc, người ta tuy dùng cà phê lọc nhưng phải giữ được độ
nóng. Tại bữa tiệc thân mật, ít người, nếu khách muốn uống cà phê lọc ngay tại chỗ, thì
người phục vụ để dụng cụ lọc trên cốc cà phê, trong đó có sẵn cà phê xay nhỏ. Người
phục vụ lần lượt rót nước sôi vào mỗi cái lọc cà phê ngay tại chỗ và đậy nắp lại. Sau
khi lọc, khách lấy nắp lọc cà phê để ngửa trên bàn và đặt cái lọc cà phê lên đó để tránh
cà phê rớt ra bàn. Trường hợp khách thấy cà phê đặc, muốn uống loãng thì ra hiệu cho
người phục vụ rót thêm nước sôi vào cốc.
Nếu khách muốn dùng cà phê theo kiểu Thổ, cần hỏi nhỏ người phục vụ. Cà phê hòa tan
thường ít dùng trong các bữa tiệc trọng thể.
Không dùng thìa múc cà phê, mà nâng cốc lên ngang miệng và nhẹ nhàng uống. Nếu
uống cà phê theo kiểu Thổ thì tránh để bã cà phê dính vào miệng cốc hoặc miệng mình.
Tại bữa tiệc thân mật, nếu khách muốn, có thể rót tý rượu cônhắc vào cốc cà phê để
uống cho thơm, nhưng tại bữa tiệc trọng thể nên tránh làm như vậy.
Cách dùng nước chè - đồ uống trong tiệc
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào xác định chính xác con người biết uống chè từ khi
nào.
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các nước sản xuất nhiều chè trên thế giới là Trung Quốc, Ấn
Độ, Xri Lanca, Inđônêxia... Nhưng vẫn chưa biết xuất xứ chè từ nơi nào đến, tuy vậy
vẫn có thể khẳng định rằng, con người biết uống nước chè sớm hơn nhiều so với uống
cà phê (ngay ở Việt Nam ta, từ thời nhà Lý, tức là thế kỷ thứ X, đã nói đến uống chè).
Nước chè được sử dụng ở châu Á, rồi mới du nhập sang châu Âu vào nửa cuối thế kỷ
thứ XVII dưới dạng nước chè đã pha sẵn đóng thành từng bình nhỏ.
Có ba loại chè chính được người sử dụng ưa chuộng:
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
19/23
- Chè đen: muốn để nước chè xuất sang châu Âu không bị hỏng, người ta đã ủ lá chè cho
lên men, sau đó cho rang khô rồi đun sôi, do đó nước chè có màu đen, vị nước chè kém
đi và hương nước chè hầu như không còn nữa. Người châu Âu căn cứ vào màu nước chè
mà gọi đó là chè đen và từ thế kỷ XVII đã có tập quán uống chè đen.
- Chè xanh là loại chè còn tươi, rửa sạch rồi đun chín bằng nước sôi, màu nước chè xanh,
có hương thơm của chè và có vị chè rất ngon; hoặc không qua khâu ủ lên men, chỉ sao
khô rồi đem ra pha nước sôi uống; màu chè cũng xanh và vẫn giữ được cả hương lẫn vị
của chè.
- Ở châu Âu trước thế kỷ thứ XVII, người dân châu Âu có kiếm được một số lá (không
phải lá chè) rửa sạch, đun sôi và khi uống có tác dụng giải khát và chống một số bệnh
cảm cúm nhẹ, những loại lá này được gọi là chè địa phương. Ở châu Á cũng vậy, bên
cạnh chè xanh có từ lâu đời (pha đặc cũng có tác dụng chống cảm cúm hoặc bệnh ỉa
chảy), người dân địa phương cũng tìm được một số lá, rửa sạch, đun sôi làm nước chè.
Ngay tại Việt Nam, ngoài chè xanh là phổ biến, người dân địa phương còn có: chè mạn,
chè vối, chè "Mùng Năm" hái trong dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) một số
lá nhất định để làm chè uống.
Cách uống chè:
Ở Việt Nam, tác các quán nước bình dân, người ta dùng cốc lớn, cốc nhỏ hoặc dùng
chén không có quai, dùng bát, v.v... để uống chè. Có những nơi như Quảng Châu (Trung
Quốc), vào các buổi sáng chủ nhật, ngày nghỉ, mọi người, kể cả người nước ngoài tập
trung tại các quán, tiệm ăn để "nhấm trà" (tiếng Quảng Đông). Tại các quán này, họ chỉ
ăn điểm tâm chút ít, chủ yếu là uống chè.
Tại các buổi tiệc chiêu đãi, hầu hết các nước trên thế giới đều theo tập quán giống nhau
như sau:
Uống chè vào cuối bữa tiệc. Uống bằng cốc sứ loại vừa có quai (cá biệt có nơi dùng cốc
gốm tráng men, cốc thủy tinh). Cốc uống chè có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn một chút so
với cốc uống cà phê. Cốc uống chè phải có tách đi kèm.
Vào cuối bữa tiệc, khi các món ăn trên bàn tiệc đã dọn hết, người phục vụ lần lượt bày
sẵn cốc tách kèm thìa nhỏ trên mặt bàn để uống cà phê hoặc chè.
Nếu uống chè xanh, người phục vụ rót chè xanh được để sẵn trên khay và không thêm
một thứ gì vào để khỏi làm mất hương vị của chè. Ở nhiều nước, nhất là châu Á, thường
uống chè xanh có ướp hương vị hoa nhài hoặc hoa sen. Cá biệt có khách nào muốn uống
chè xanh với đường thì người phục vụ sẵn sàng thực hiện.
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
20/23
Nếu uống chè đen, thông thường, mỗi cốc chè đen đều có kèm một lát chanh và một ít
đường. Có khách thích uống chè đen với sữa. Người phục vụ phải có những thứ này trên
khay và sẵn sàng phục vụ tùy theo sở thích của khách.
Có nơi trên thế giới, khi chiêu đãi một số lượng khách quốc tế không đông lắm, thí dụ
ở Tasơken (Taskent), thủ đô của Udơbêkixtan chủ nhà thường mời khách ngồi xếp bằng
tròn ngay trên mặt giường đôi lớn có đệm nhung rất đẹp, kèm các gối xếp có bọc gấm
màu sắc sặc sỡ để khách dùng làm chỗ tỳ tay. Giữa giường có để sẵn một mâm đồ ăn
gồm các đặc sản của vùng Trung Á. Cuối bữa tiệc, khách ngồi nguyên tại chỗ, chủ nhà
đãi khách mỗi người một bát nước chè tươi (tức chè xanh) còn rất nóng, không kèm theo
đường hoặc một thứ gì.
Trong bữa tiệc, uống như thế nào cho đúng phép lịch sự cũng rất quan trọng. Không
dùng cả bàn tay nắm cốc đồ uống. Chủ yếu là dùng bốn ngón tay phía trên, ngón út
không cần dùng đến. Nhưng khi nâng cốc, không nên chìa ngón tay út ra phía ngoài cốc
quá xa.
Chú ý không uống một ngụm đầy miệng.
Trước khi uống, dùng khăn mùi xoa riêng (hoặc khăn ăn tại bàn tiệc) khẽ lau sạch miệng
để sau khi uống, không để lại vết môi hoặc vết đồ ăn trên miệng cốc.
Sau khi uống, lau lại miệng. Tuyệt đối không dùng tay để lau miệng thay khăn.
Không nên dốc ngược cốc, mà nên nghiêng cốc một cách vừa phải vào miệng. Cần giữ
lại ở đáy cốc một chút đồ uống.
Không nên uống thành tiếng kêu ừng ực. Nếu trong cốc đồ uống có đá, có thể dùng thìa
nhẹ nhàng khoắng cho đá tan. Không nên cầm cốc lúc lắc thành tiếng kêu để cho đá tan.
Không nên dùng đồ uống để súc miệng, dù súc miệng không thành tiếng kêu.
Không nên tự mình pha chế đồ uống, đổ cốc nọ vào cốc kia chẳng hạn như đổ chén rượu
cônhắc vào tách cà phê để uống cho thơm (việc này chỉ có thể làm riêng tại nhà mình
hoặc tại những bữa tiệc thân mật).
Rót rượu sambanh có nhiều bọt là chuyện bình thường, nhưng uống khi còn đang nhiều
bọt lại là không bình thường.
Nước giải khát không nên uống một hơi liền cho đến hết, mà nên uống thành hai, ba lần.
Có thể dùng que hút nước giải khát trong cốc, nhưng không được để cốc nước trên mặt
bàn rồi cúi đầu xuống hút nước, mà nên cầm cốc lên khỏi mặt bàn. Không nên hút sạch
đến đáy cốc (trong bữa tiệc trang trọng, không dùng que để hút nước).
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
21/23
Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
Thìa lớn dùng để ăn xúp thường được đặt trước mặt khách hoặc trên giá gác dao. Khách
ăn xong món xúp thì đặt thìa vào đĩa đựng bát xúp.
Khi ăn các món khác, khách lần lượt lấy dao, dĩa theo thứ tự đã sắp xếp theo hướng từ
hai phía tay phải và tay trái trở vào. Sau khi dùng dao và dĩa xong, khách đặt vào đĩa ăn,
không đặt trên mặt bàn hoặc trên giá gác dao. Trường hợp đặt dĩa trên mặt bàn phải đặt
ngửa, không để cho các mũi nhọn chạm vào mặt bàn.
Đối với các món ăn phải sử dụng đũa, sau khi dùng xong cần đặt đũa lên giá gác dao. Có
một số nước trong chiêu đãi chính thức mà số lượng khách không lớn, chủ tiệc thường
để đồ ăn, rượu, chén uống rượu cùng thìa, dĩa, dao, đũa vào trong khay. Khi khách dùng
xong lại đặt tất cả trong khay.
Khi dùng thìa, dao, dĩa, phải cầm đúng cán của nó, không nên để các thứ đồ dùng này
va chạm gây tiếng động. Nếu một trong các thứ này không may bị gẫy hoặc bị rơi xuống
đất trong khi đang sử dụng, khách nên đợi người phục vụ đi ngang qua và kín đáo chỉ
cho họ biết.
Nếu món ăn hơi nhạt, khách nên dùng thìa, bất đắc dĩ mới phải dùng đầu mũi dao để lấy
muối trong đĩa hoặc trong lọ nhỏ trên bàn. Trong trường hợp lọ rắc muối bị tắc, tuyệt
đối không dùng dao hoặc thứ gì khác để cậy mở nắp lọ, mà nên ra hiệu cho người phục
vụ thay lọ khác.
Cách ăn mặc khi dự tiệc
Quần áo mặc trong giao tiếp không nên để nhàu bẩn, không ướt, nếu bị ướt (do mưa
chẳng hạn), có thể báo cho chủ nhà là mình sẽ đến muộn một chút.
Cúc hoặc phécmơtuya cũng nên được kiểm tra. Nếu cúc cổ áo sơmi bị rơi thì thắt cravat
sẽ không đẹp. Áo vétxtông nam luôn được cài một cúc. Sẽ là thiếu lịch sự nếu đứng nói
chuyện mà cúc áo vétxtông không cài.
Khi vào bữa tiệc, nếu trời nóng, có thể cởi áo vétxtông khoác phía sau ghế mình ngồi
sau khi đã xin phép chủ nhà. Khi bước vào phòng thì phải cởi áo choàng, mũ và khăn
quàng cổ vắt ở nơi treo quần áo hoặc nơi thuận tiện, trừ trường hợp trong phòng rất lạnh,
không có lò sưởi thì vẫn có thể mặc áo choàng, quàng khăn ở cổ và đội mũ.
Trong giao tiếp chính thức hay thông thường, do có quan hệ thân mật nên có trường hợp
cả gia đình đều được mời tham dự các buổi gặp gỡ, liên hoan, chiêu đãi. Trong các buổi
đó, thanh niên từ 16 tuổi trở lên có thể ăn mặc như những người lớn bình thường.
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
22/23
Còn đối với trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, nếu là con trai có thể mặc áo bludông, áo len
dài hoặc ngắn tay. Màu của quần áo tùy sở thích. Ngoài ra, vẫn có áo choàng, mũ, cravat
giày, tất, xăngđan, khăn quàng cổ, găng tay v.v... tùy theo sự cần thiết. Nếu là con gái
thì mặc quần áo dân tộc hoặc quần áo Âu tùy thời tiết và sở thích. Ngoài ra, vẫn có áo
choàng, mũ, giày, tất, xăngđan, khăn quàng cổ, găng tay v.v... phù hợp với sự cần thiết
của nữ.
Mùa thu là điểm giao hòa của trời đất khi hè tàn, đông tới, mùa duy nhất con người ăn
mặc không bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết bởi cái nóng oi ả đã dịu đi và cái rét cắt da cắt
thịt còn chưa đến. Nam có thể mặc complê; còn nữ thì áo dài hoặc trang phục khác tùy
thích.
Điều băn khoăn nhất chỉ là cách chọn màu sắc sao cho phù hợp với môi trường xung
quanh và với hoàn cảnh thực tế. Nếu là các buổi lễ hay giao tiếp bình thường, mọi gam
màu đều phù hợp, cốt sao cho trang nhã, đừng nghịch mắt, chẳng hạn, một chiếc sơmi
đỏ rực bên trong một bộ complê nhã nhặn. Hay với nữ, ban ngày mà mặc bộ quần áo
quá long lanh rực rỡ, sẽ đem đến cảm giác khó gần. Còn nếu đi dự quốc tang hay đi chia
buồn với họ hàng, bè bạn thì tối kỵ các màu tươi vui, các bộ y phục lộng lẫy. Màu đen,
xám, tím than... vẫn la những màu hợp với khung cảnh này hơn cả.
Còn một điểm nữa, đó là cách chọn màu giày dép và ví (hoặc cặp). Dễ sử dụng nhất là
cả hai thứ đều màu đen, màu hợp với mọi loại quần áo. Nhưng nếu đi một đôi giày trắng
hay một màu nào khác thì bộ quần áo cũng như giày, ví phải có một màu sắc tương ứng.
Hoặc ngược lại, mặc bộ quần áo màu nào thì giày dép, ví cũng cần theo màu sắc tương
ứng với bộ quần áo.
Văn hóa giao tiếp trong tổ chức tiệc
23/23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_giao_tiep_trong_to_chuc_tiec_9395.pdf