Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập

Ngày 25112005, UNESCO đã chính thức công nhận “Không gian

văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền miệng và di sản văn

hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là minh chứng hùng hồn cho sức sống

mãnh liệt của văn hóa dân tộc, là huyết mạch từ ngàn xưa vọng về, là

sức mạnh cho hôm nay và điểm tựa của ngày mai. Chính mạch nguồn

vững chãi đó đã nuôi dưỡng một nền văn hóa dù phải chìm nổi trong

bão táp lịch sử, trong máu, nước mắt và xiềng xích nô lệ nhưng vẫn sáng

ngời mãi, bởi chủ nhân của chúng không tự đánh mất mình. Như vậy,

sức mạnh thần kỳ của dân tộc Việt Nam gắn liền với văn hóa dân tộc,

mà nền tảng là vốn di sản văn hóa.

pdf12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kia” mang theo bao tài sản văn hóa được cất giữ, ấp ủ cả một đời vào lòng đất. Mỗi nghệ nhân tiêu biểu là một kho tàng Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập 243 văn hóa sống góp phần tạo nên sự đa sắc của văn hóa truyền thống. Sự ra đi của họ khiến cho cồng chiêng có nguy cơ mai một, với sự biến mất của các bài nhạc chiêng cổ, của sự lãng quên văn hóa truyền thống. Thứ năm, hiện nay chúng ta bước vào thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên mọi lĩnh vực, trên nền tảng ấy văn hóa cũng đang từng bước được hiện đại. Cồng chiêng đã và đang được cải tiến theo hướng hiện đại mà chúng ta quên rằng cồng chiêng vốn dĩ gắn với lễ nghi, nghi thức dân gian. Bản chất của cồng chiêng không đơn thuần là một trò diễn. Việc cải tiến cồng chiêng khiến cho âm thanh của nó bị méo mó, biến dạng và trở nên xa lạ với những tâm hồn tinh nhạy và cả chủ thể sáng tạo ra nó. Thứ sáu, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi phương thức sản xuất, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến con người ít phụ thuộc vào tự nhiên, khiến cồng chiêng mất đi vai trò là nhạc cụ thiêng, các lễ hội tôn giáo ít dần nên cồng chiêng không còn môi trường để tồn tại. Thực tế này đang diễn ra phổ biến ở khắp nơi và trở thành bài toán khó cho chính quyền và đồng bào các dân tộc giữa một bên là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, một bên là nhiệm vụ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc nhận thức lại vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra bức thiết. Di sản văn hóa là phương tiện hữu hiệu để giáo dục ý thức tự chủ, tự cường của dân tộc, là nhân tố cấu thành trường sinh thái văn hóa, nuôi dưỡng và tạo dựng nhân cách phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Di sản văn hóa còn là một tiềm năng kinh tế dồi dào nếu đặt nó vào đúng vị trí kinh doanh của ngành du lịch. Mặt khác, di sản văn hóa còn là phương tiện để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, các mối quan hệ quốc tế vì sự phát triển của các dân tộc và toàn xã hội. “Di sản văn hóa là thành phần trọng yếu của văn hóa dân tộc. Vì vậy, muồn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì phải xem việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc như một quốc sách”1. 1. Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở nước ta hiện nay, Viện Văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 83. 244 Lê Thị Kim Dung Như vậy, đối với nhịp sống đi lên tất yếu của đồng bào Tây Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của đất nước, cũng như trong chiến lược đưa miền núi tiến kịp miền xuôi thì cồng chiêng là thực tiễn sống động chứ không phải là hiện vật nằm trong bảo tàng. Tìm về cội nguồn không có nghĩa là bước thụt lùi trong nhận thức mà qua đó chúng ta có dịp lục tìm lại những vốn quý của từng dân tộc để bảo lưu, gìn giữ và phát huy truyền thống trong thời kỳ mới. Xu hướng cái mới được đón nhận nồng nhiệt là điều dễ hiểu, nhưng khi cái truyền thống đã sâu rễ bền gốc thì thiết nghĩ sự giao lưu văn hóa trên nền tảng chọn lọc và tiếp thu là hướng tích cực. Trong đó, cái mới được tiếp nhận, cái truyền thống được tôn vinh, vấn đề xung đột truyền thống – hiện đại sẽ được giải quyết trên nền tảng văn hóa. Để rồi dù dưới ánh điện, những cô gái Tây Nguyên vẫn duyên dáng trong điệu múa uyển chuyển theo nhịp chiêng trống, những đêm nghe già làng kể chuyện vẫn tiếp tục và các nghệ nhân dân gian còn mãi cơ hội thể hiện tài năng điêu luyện của mình. Văn hóa cồng chiêng không chỉ kéo quá khứ về với hiện tại, nó còn là định hướng văn hóa cho dân tộc trong tương lai. Đứng trước những biến động của cuộc sống công nghiệp, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng đang có những bước thay đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong xu thế chung. Bản sắc, bản lĩnh văn hóa các dân tộc đang được thử thách và kiểm nghiệm. Điều quan trọng là chúng ta không nên có cái nhìn tĩnh tại và siêu hình đối với bản sắc dân tộc. Cái gì sống đều thay đổi và phải thay đổi. Đối việc giữ gìn bản sắc dân tộc cũng vậy, nhà lãnh đạo cần có cái nhìn sáng suốt, chủ động và nhạy bén, luôn luôn xem xét giá trị nào lỗi thời cần xóa bỏ, những giá trị nào cần bổ sung thêm vào, những giá trị nào cần kế thừa nhưng dưới một hình thức mới và hình thức mới đó nên như thế nào? Thật vô lý khi chúng ta gạt bỏ mọi yếu tố tiến bộ và hay đẹp của văn hóa bên ngoài chỉ vì chúng là ngoại lai, nhưng cũng là vô lý và sai lầm lớn nếu chúng ta tiếp thu hàng loạt không có phê phán những yếu tố văn hóa nước ngoài chỉ vì nó mới lạ và tân kỳ. Một nhà nghiên cứu khi nói về văn hóa Việt Nam đã nhận định: “Bản sắc dân tộc, văn hóa giống nòi chính là phần hồn. Các bạn phải Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập 245 giữ gìn hồn thiêng sông núi chứ không chỉ giữ gìn núi sông”. Lời nhận định trên chứa đựng một ý nghĩa thật sâu sắc. Vì vậy, “sự ứng xử văn hóa phải được thiết kế trên sức đề kháng mạnh mẽ của văn hóa dân tộc”, và chỗ dựa duy nhất về mặt tinh thần cho toàn bộ công cuộc đổi mới văn hóa hiện nay chính là cái gốc vững vàng của văn hóa dân tộc. Gốc đã vững thì ai rung chẳng chuyển, ai lay chẳng rời. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt ấy bởi lẽ “ngay trong cuộc khủng hoảng do những cơn lốc của văn minh và âm nhạc phương Tây tràn vào một cách ồ ạt, đại bộ phận người Việt Nam vẫn giữ vững truyền thống bảo vệ bản sắc dân tộc trong văn hóa nghệ thuật, kiên cường chống lại những trào lưu Âu hóa trong âm nhạc và nhanh chóng xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động nhằm bản tồn những tinh hoa âm nhạc cổ truyền”1. Theo ánh điện sáng và những tuyến đường nhựa, văn minh hiện đại đang len lỏi tới mọi ngõ ngách cuộc sống, thậm chí tới tận “giường ngủ” của mọi nhà. Vấn đề là chúng ta có những ứng xử như thế nào để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa hiện đại. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước những thách thức của buổi giao thời ấy. “Nhận diện được bức tranh văn hóa tộc người hiện nay một cách xác thực sẽ rất hữu ích cho việc xây dựng và thực thi các chính sách nhà nước một cách hiệu quả, rút ngắn thời gian và các bước đi mang tính chất cảm tính, hoặc thử nghiệm một cách chung chung”2. Nhà văn Lỗ Tấn có câu nói nổi tiếng với vợ mình: “anh chỉ là một con bò ăn cỏ và tiết sữa cho đời”. Cỏ như Lỗ Tân đối với chúng ta là đường lối của Đảng, là cảm hứng hiện thực. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là sản phẩm văn hóa sáng tạo của cư dân sống trên miền sơn cước với những đặc thù về môi trường tự nhiên và phương thức sản xuất truyền thống. Muốn giữ được nền văn hóa cồng chiêng phải giữ được môi trường sản xuất đó, để văn hóa cồng chiêng mãi là thức ăn 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Thường thức về âm nhạc cổ truyền Việt Nam và lịch sử âm nhạc, Nxb Giáo dục, tr. 168 2. Nguyễn Hữu Thông (cb) (2005), Văn hóa làng miền núi Trung bộ Việt Nam‑Giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam), Nxb Thuận Hóa, tr. 361. 246 Lê Thị Kim Dung tâm hồn cho đồng bào. Và điều quan trọng nhất, thức ăn tâm hồn phải như sữa mẹ, bởi vì “ngộ độc cơ thể đã khó cứu, ngộ độc tâm hồn càng khó hơn”. Pháp luật, biện pháp hành chính chỉ mang tính chất định hướng, không thể giải phẫu được tâm hồn. Cái chính là chúng ta có thái độ trân trọng đúng mực và tâm huyết với những giá trị văn hóa của dân tộc. Có như thế, mỗi người mới tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mình trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp để nền văn hóa dân tộc mãi hưng khởi hôm nay và mai sau. Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập 247

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13111238_van_hoa_cong_chien_tay_nguyen_truoc_thach_thuc_thoi_hoi_nhap_7786.pdf
Tài liệu liên quan