Văn hóa biển miền đông nam bộ - Nhìn từ lễ hội dân gian của ngư dân

Không gian địa lý, lịch sử-văn hóa miền Đông Nam Bộ từ trước tới nay

được xác định bao gồm các tỉnh, thành: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, thành

phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Nếu lấy dòng chảy làm tiêu chí

thì miền Đông Nam Bộ nằm tả ngạn hạ lưu sông Mê Kông. Trong phạm vi giới

hạn của vấn đề đang nghiên cứu, chỉ có Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Cần Giờ của

thành phố Hồ Chí Minh là tiếp giáp với biển. Vì vậy, khi xác định văn hóa biển

miền Đông Nam Bộ, chúng tôi chọn vùng duyên hải huyện Cần Giờ và đặc biệt là

địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu.

pdf9 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn hóa biển miền đông nam bộ - Nhìn từ lễ hội dân gian của ngư dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VĂN HÓA BIỂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ- NHÌN TỪ LỄ HỘI DÂN GIAN CỦA NGƯ DÂN Ðinh văn Hạnh 1/. Không gian địa lý, lịch sử-văn hóa miền Đông Nam Bộ từ trước tới nay được xác định bao gồm các tỉnh, thành: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Nếu lấy dòng chảy làm tiêu chí thì miền Đông Nam Bộ nằm tả ngạn hạ lưu sông Mê Kông. Trong phạm vi giới hạn của vấn đề đang nghiên cứu, chỉ có Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh là tiếp giáp với biển. Vì vậy, khi xác định văn hóa biển miền Đông Nam Bộ, chúng tôi chọn vùng duyên hải huyện Cần Giờ và đặc biệt là địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu. Về vị trí địa lý, miền Đông Nam Bộ nằm trên các trục giao thông thủy bộ nối liền với các vùng miền, là vùng đất của những cửa con sông lớn đổ ra biển sau khi chảy qua miền đồng bằng rộng lớn, trù phú và có nền văn hóa lâu đời. Về dân số, năm 2002, huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh có 62.105 người. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 862.081 người, trong đó số người làm việc trong ngành đánh bắt thủy hải sản là 38.526 người, chiếm 4,4% dân số và 10,3% số lao động đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) năm 2002 là 49.723,618 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất của ngành đánh bắt thủy hải sản đạt 1.415,2 tỷ đồng, chiếm 2,8%. Điểm qua những con số này để thấy vị trí của ngư dân và ngành thủy sản duyên hải miền Đông Nam Bộ, mặc dù đây là vùng đất có tốc độ phát triển kinh tế rất cao mà chủ yếu nhờ vào sự phát triển của công nghiệp và hoạt động dịch vụ du lịch. Quá trình lịch sử của miền Đông Nam Bộ mà đặc biệt là vùng duyên hải có nhiều nét đáng lưu ý. Đây là cửa ngõ và là nơi dừng chân đầu tiên trong quá trình người Việt mở đất mở nước xuống phương Nam. Từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, cư dân từ miền Trung đã đến vùng đất mới-duyên hải miền Đông Nam Bộ, cùng sinh sống với đồng bào các dân tộc bản địa. Nhiều thôn ấp ven biển của người Việt đã hình thành, phát triển với nghề đánh bắt hải sản. You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 2 Nhiều thế kỷ sau đó, duyên hải miền Đông Nam Bộ tiếp tục là địa bàn dừng chân của nhiều lớp cư dân từ miền Trung (vùng Ngũ Quảng, Bình-Phú), từ miền Bắc (năm 1954, sau năm 1975) và cả người Hoa từ duyên hải Nam Trung Hoa đến cư trú, sinh sống. Và, không ít những thế hệ, những cộng đồng di dân đã đến, lưu lại một thời gian ở miền Đông Nam Bộ rồi lại ra đi tiếp tục cuộc hành trình về phương Nam. Nếu so sánh số lượng và mật độ dân số thì số dân các làng nghề đánh bắt thủy hải sản miền Đông Nam Bộ trong nhiều thời kỳ lịch sử luôn luôn cao hơn các làng xã khác trong vùng (thậm chí có làng cao hơn cả vùng thị trấn, thị tứ 3-4 lần). Lịch sử hình thành các cộng đồng ngư dân miền Đông Nam Bộ từ nhiều nguồn, vì vậy, mỗi tổ chức cộng đồng ngư dân đều có sự khác nhau trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo... Ngoài ra, không ít những người là nông dân nhưng khi đến sinh sống ở đây đã chọn đánh bắt thuỷ hải sản làm kế sinh nhai. Chính từ đặc điểm địa lý, lịch sử đó, miền Đông Nam Bộ là cửa ngõ tiếp nhận, chuyển tải, giao lưu kinh tế, văn hóa của vùng đất mới Nam Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại. Trong quá trình chuyển tải các luồng văn hóa từ "bên ngoài vào" và "bên trong ra", nhiều nét văn hóa đã ngưng động trên vùng đất "trung chuyển" này. Sự ngưng động đó thể hiện trong văn hóa dân gian nói chung, nhưng nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất và tác động đến tận hôm nay biểu hiện rõ nét qua lễ hội dân gian. Khi tìm hiểu lễ hội dân gian miền Đông Nam Bộ thì lễ hội của ngư dân sống ven biển rất được giới nghiên cứu quan tâm. Vì sự phong phú, đa dạng của các loại hình lễ hội, của nghi thức hành lễ, của đối tượng thờ phụng... Lễ hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ ẩn chứa nhiều thông tin sinh động khả dĩ khái quát về những nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất. Mặt khác, lễ hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ không chỉ có vai trò, trực tiếp tác động đối với đời sống văn hóa tinh thần của chính ngư dân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn. Sinh hoạt lễ hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ là một trong những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng thu hút nhiều người khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ tham dự. 2/. Theo thống kê bước đầu, vùng duyên hải miền Đông Nam Bộ có hàng chục lễ hội dân gian, chúng tôi tạm chia thành ba loại như sau: You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 3 - Lễ hội thờ cúng Thành hoàng làng (hay hội đình). Đây là lễ hội đặc trưng của cư dân nông nghiệp, tuy nhiên, hầu hết các làng nghề đánh bắt hải sản miền Đông Nam Bộ đều có đình làng và tổ chức lễ hội hàng năm. Quan niệm tín ngưỡng, nghi thức, đối tượng thờ phụng mang tính nghề nghiệp (của ngư dân) thể hiện rõ nét bên cạnh yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp. - Lễ hội Nghinh Ông (tức tục thờ cá ông-cá voi, hay Nam hải Đại tướng quân). Lễ hội này thường gắn liền với lễ hội cầu ngư, phổ biến ở hầu hết các làng nghề đánh bắt hải sản miền Đông Nam Bộ. Đây là lễ hội hoàn toàn mang tính đặc trưng nghề nghiệp. Theo thống kê bước đầu, trên chiều dài khoảng 100km, duyên hải miền Đông Nam Bộ có 15 đền thờ (lăng) cá ông, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các làng xã duyên hải miền Trung và miền Tây Nam Bộ. - Lễ hội thờ Mẫu/Nữ thần, gồm lễ hội Bà Ngũ hành, lễ hội Nghinh Cô, lễ hội Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ hội Bà Chúa xứ... Trong ba loại hình lễ hội dân gian nói trên rất khó có thể xác định loại hình lễ hội nào là chính, loại hình lễ hội nào là phụ, vì chúng đều diễn ra đúng lịch trình và tổ chức trang trọng hàng năm. Tuy nhiên, xét về khía cạnh số lượng người tham dự, sự quy mô, độ dài thời gian và nghi thức thì lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Nghinh-Cúng Cô/Bà/Nữ thần có thể xem là những lễ hội quan trọng nhất của ngư dân. Lễ cúng đình hàng năm thực chất chỉ là lễ Cầu an. Lễ hội dân gian của ngư dân duyên hải miền Đông Nam Bộ nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, đa dạng về đối tượng tín ngưỡng. Hầu như tháng nào trong năm trên địa bàn này cũng diễn ra lễ hội lớn nhỏ, có lễ hội thu hút nhiều người, không chỉ trong địa phương mà còn từ nhiều vùng, miền khác đến tham dự, như lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ-Phước Tỉnh-Thắng Tam[1]; lễ hội Nghinh Cô (Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu, được xem là một trong những lễ hội nước vào loại lớn nhất ở Nam Bộ)... You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 4 Lễ hội nghinh Ông ở Cần Giờ Tìm hiểu cả ba loại hình lễ hội dân gian của ngư dân miền Đông Nam Bộ, chúng ta nhận thấy có mấy đặc điểm nổi bật sau: Trước hết, đó là sự hỗn dung tín ngưỡng, thể hiện khá rõ nét trong các nghi thức, đối tượng thờ cúng, đặc điểm kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng dân gian... Đối tượng thờ cúng trong lễ hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ khá đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện ở số lượng đối tượng tín ngưỡng trong sinh hoạt lễ hội nói chung; số lượng đối tượng được phối tự trong mỗi đình, đền, miếu và lăng/dinh Ông (cá voi); và quan niệm phức hợp, nhiều quyền năng hội tụ trong một đối tượng thờ cúng (trường hợp Bà Cô trong lễ hội Nghinh Cô Long Hải). Đối tượng thờ cúng chính trong đình làng của ngư dân miền Đông Nam Bộ là Thành Hoàng Bổn Cảnh (gần giống Thành Hoàng làng ở miền Bắc và miền Trung); trong đền/lăng Ông (Dinh Ông) là Nam hải Đại tướng quân (với các bộ hài cốt cá voi); trong đền/miếu Bà là Ngũ Hành và trong Dinh Cô là Bà Cô... Nhưng bên cạnh đối tượng thờ cúng đó thì ngay trong mỗi đình, đền, dinh, lăng (Ông) nói trên đều có các đối tượng thờ cúng khác được đặt ở vị trí trang trọng, mặc dù đó là đối tượng thờ cúng chính tại đền/lăng/dinh ngay trên cùng một địa bàn. Chẳng hạn, trong đình làng vẫn có bàn thờ Ông, Bà Ngũ Hành, Bà Cô, Nam hải Đại tướng quân, các Nữ thần; trong lăng/đền thờ cá ông có thêm bàn thờ Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, Bà Cô, các Nữ thần, Quan Thánh Đế v.v... You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 5 Ngoài việc thờ các đối tượng chính và phối tự với các đối tượng thờ cúng mà ngay trong làng, xã đã có cơ sở thờ cúng, trong các đình, đền, miếu, lăng ông, dinh bà đều có các đối tượng thờ giống nhau, như: bàn thờ Hội đồng, các vị thần linh (do ngư dân mang theo từ miền Trung vào, trong đó đều thờ thần phù hộ người đi biển), thờ Tả ban, Hữu ban (thần linh cận vệ Thành Hoàng, Nam hải Đại tướng quân, Bà Cô, Nữ thần); Tiền hiền, Hậu hiền (những người có công quy dân, khai hoang lập ấp hoặc có công xây dựng những công trình đặc biệt trong làng); các vị thần Thổ công, Ngũ hành, Bạch mã Thái giám, Thần Nông (thờ ngay trong đình), Thiên y A na, chúa Ngọc, chúa Tiên (đều chỉ Thiên y A na, độ cho nữ giới); cậu Quý, cô Hồng, cô Hạnh, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Thánh Đế Quân (độ cho nam giới), đặc biệt là Nam hải Đại tướng quân, Thiên hậu Thánh mẫu, Thủy Long (thần giếng, do gần biển, thiếu nước ngọt), thập loại cô hồn... là các vị thần được ngư dân sùng kính. Ngoài ra, khoảng 20 năm trở lại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài vị (danh sách) anh hùng liệt sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến (1945-1975) cũng được đưa vào thờ trang trọng trong đình, miếu, dinh/lăng (Ông, Bà). Như vậy, chúng ta thấy sự hỗn dung tín ngưỡng thể hiện rõ nét trong đối tượng thờ cúng. Sự phối tự mang tính đặc trưng nghề nghiệp-đánh bắt hải sản: cá ông, Bà Cô/Nữ thần là đối tượng thờ cúng quan trọng nhất, nhưng luôn có sự phối tự kết hợp. Bên cạnh cá ông, Bà Cô/Nữ thần là các thần khác (thần của những người làm nghề nông, thần của thương nhân, của những người làm nghề buôn bán)[2], cả thần của nhiều dân tộc và nhiều vùng miền khác nhau[3]. Nhưng ngay trong một đối tượng là Bà Cô (Nghinh Cô-Long Hải, Bà Rịa- Vũng Tàu) thì Bà Cô/Mẫu ở đây không đơn thuần có nguồn gốc xuất xứ từ tín ngưỡng thờ Mẫu nguyên thủy và sau đó có sự tác động của các yếu tố lịch sử, tôn giáo để hình thành những Mẫu "cứu thế" như một Bà Tiên, Bà Thánh ở miền Bắc. Bà Cô (Long Hải) là sự phức hợp điển hình nhiều yếu tố dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng khác của nhiều vùng miền trong một "Mẫu" (từ quan niệm tín ngưỡng về Cô đến sự kết hợp trong nghi thức hành lễ cúng Cô, Nghinh Cô). Do đó, vị trí và tác động sâu sắc của Bà Cô không chỉ đối với ngư dân địa phương nói riêng mà còn đối với nhiều tầng lớp nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung với tư cách là thần độ mạng. Tín ngưỡng "Cô" là một bổ sung cho hệ thống thần linh của ngư dân miền Đông Nam Bộ, để đáp ứng khát vọng nghề nghiệp của ngư dân, nhưng đồng thời cũng đáp ứng đời sống tinh thần, tâm linh của tất cả cư dân sống trong vùng... You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 6 Sự hỗn dung tín ngưỡng trong lễ hội của ngư dân duyên hải miền Đông Nam Bộ còn thể hiện rõ trong nghi thức hành lễ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết, nghi thức của cúng đình, cúng miếu ít nhiều được lặp lại trong nghi thức cúng ông (cá voi), cúng bà (Ngũ Hành, Bà Cô-Long Hải). Cầu mưa, cầu an vốn là lễ nghi nông nghiệp cũng được tiến hành trong cúng lễ Nghinh Ông. Nghi thức thờ cúng cá ông của các tỉnh Trung Bộ có lễ xuống biển; ở Khánh Hòa có tục hèm mang đậm dấu vết của văn hóa Chăm; ở Bình Thuận có trò diễn bạn chèo Nghinh Ông, nhưng trong lễ hội Nghinh Ông ở miền Đông Nam Bộ không có những nghi thức này. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự pha trộn của nghi thức Nghinh Ông, Nghinh Bà trong các bước cúng đình. Đặc biệt, nghi thức Nghinh Cô (vốn là một thiếu nữ bị chết đuối) được thực hiện tương tự nghi thức Nghinh Ông (cá voi). Cần lưu ý đến cách nói ''Nghinh Cô'', chứ không phải là "rước cô" như cách nói "rước sắc" trong các lễ hội tương tự. Cách nói "Nghinh Cô" rất gần với "Nghinh Ông". Cô cũng là vị thần quan trọng của ngư dân. Lễ hội và tín ngưỡng thờ cúng Ông (cá voi) và thờ cúng Cô có thể xem là tín ngưỡng quan trọng nhất của ngư dân miền Đông Nam Bộ. Các bước tiến hành và cách thức cúng lễ của ngư dân miền Đông Nam Bộ vì vậy không hoàn toàn giống nghi thức trong các loại hình lễ hội tương tự ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ[4]. Trong sinh hoạt lễ hội thì hội là phần vui chơi, giải trí diễn ra tiếp sau phần lễ, cũng có khi xen kẽ sau mỗi nghi thức cúng lễ. Hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ thể hiện sự kế thừa, phối hợp hoạt động hội trong lễ hội của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vì vậy, lễ hội miền Đông Nam Bộ có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí rất đa dạng, phong phú. Lễ hội dân gian của ngư dân Trung Bộ (vùng Bình-Trị-Thiên) tổ chức hát hò khoan-chèo cạn, trò múa bông và đua ghe... Nam Trung Bộ, từ Quảng Nam đến Ninh-Bình Thuận thường tổ chức đua ghe, đua thuyền thúng, hát bả trạo (tức chèo thuyền) và hát bội. Ở Nam Bộ thường tổ chức, hát bội, xây chầu, đua ghe, đua thuyền thúng, múa lân, múa rồng, đấu vật... Hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ gần như đều có tất cả những hoạt động nói trên. Hát bả trạo là một nội dung quan trọng và thu hút nhiều người thưởng thức trong hội lễ của ngư dân miền Đông Nam Bộ (do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lễ hội You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 7 của ngư dân Nam Trung Bộ), trong khi đó các địa phương khác ở Nam Bộ không có loại hình này. 3/. Lễ hội dân gian là một nhu cầu tâm linh, thể hiện sự gắn bó, cố kết cộng đồng của ngư dân. Nói cách khác lễ hội dân gian giữ vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của ngư dân miền Đông Nam Bộ. Hàng ngày, ngư dân đối diện với biển cả, cũng là đứng trước những thử thách khôn lường và đầy bất trắc. Sự bám víu của ngư dân trên biển cả trong những cơn cuồng phong để thoát nạn, quả thật hết sức mong manh và vô vọng. Cái phao duy nhất để người chài lưới, đánh bắt tôm cá trên sông biển khi gặp gió dữ, sóng to, khi gãy buồm, gãy lái, chìm thuyền chỉ là niềm hy vọng vào sự may rủi, là sự cứu độ của thần linh, Phật, Chúa... đặc biệt là sự xuất hiện của cá ông voi dìu người và thuyền vào bờ... Ước mong tránh được hiểm nguy trên biển cả cũng lớn như mong ước được nhiều tôm cá, mùa vụ bội thu... Từ cuộc sống sinh động, ngư dân đã sáng tạo sinh hoạt lễ hội phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp và đáp ứng đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của mình. Nếu lễ hội cúng đình hàng năm ở làng quê là lễ hội lớn nhất của nông dân làm nông nghiệp, thì lễ hội cúng cá voi, Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất của ngư dân đánh bắt hải sản. Việc thờ cúng Thành hoàng bổn cảnh nằm trong quan niệm siêu linh, có khi qua tưởng tượng, nhằm tưởng nhớ tổ tiên ông bà, những người có công khai phá, xây dựng, bảo vệ làng nước; còn cá ông là sinh vật thiêng sống ở biển, được biểu hiện qua những bộ xương trong khám thờ, những ngôi mộ trong khuôn viên lăng Ông và những con cá voi đang bơi lặn giữa biển mà ngư dân tin rằng sẽ cứu giúp khi họ gặp tai họa. Đối với ngư dân, hình ảnh cá ông độ mạng trở thành chỗ dựa tinh thần, hằn sâu trong tiềm thức, trở thành một tín ngưỡng dân gian... Lễ hội Nghinh Ông đã thể hiện nét độc đáo của văn hóa ngư nghiệp. Những lễ hội khác của ngư dân miền Đông Nam Bộ dường như xoay quanh cái cốt lõi chính của lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội Nghinh Ông là một di sản văn hóa dân gian còn lại trong vốn liếng văn hóa truyền thống của ngư dân miền Đông Nam Bộ. Lễ hội Nghinh Ông ở miền Đông Nam Bộ chứa đựng những nét độc đáo, góp phần quan trọng trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện thế ứng xử văn hóa của ngư dân trước biển cả, nơi mang lại những nguồn lợi kinh tế không nhỏ nhưng cũng đầy gian nan thử thách. You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 8 Tục thờ cúng cá voi đã góp phần bảo vệ loại động vật quý hiếm, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái biển, cân bằng nguồn lợi hải sản. Tóm lại, lễ hội dân gian là sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp của nhiều loại hình tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật dân gian, là trung tâm tích tụ, lưu truyền văn hóa của dân tộc, của địa phương. Lễ hội dân gian của ngư dân miền Đông Nam Bộ là loại hình lễ hội của một nhóm cộng đồng sinh sống trên cùng một địa bàn với nghề nghiệp nhất định, phản ánh đặc điểm riêng có về quá trình hình thành, về nghề nghiệp, về điều kiện lao động sản xuất, gắn liền với nghề đánh bắt thủy, hải sản. Vì vậy, lễ hội dân gian của ngư dân miền Đông Nam Bộ đã góp phần làm phong phú thêm và tạo diện mạo cho đặc trưng văn hóa biển... Có thể nói, điểm nổi bật, tạo nên nét riêng trong lễ hội của ngư dân miền Đông Nam Bộ là sự hội tụ, ngưng đọng của nhiều dòng, nhiều nét đẹp văn hóa và hương vị riêng của nhiều vùng miền. Những cái riêng ấy được hội tụ, tiếp biến để hình thành nên cái đặc trưng-hóa giải mọi độc tôn, dung hợp những quan niệm, truyền thống khác nhau, tạo nên sự thăng bằng, phong phú trong đời sống tinh thần và tâm linh của ngư dân miền Đông Nam Bộ-vốn hội tụ về đây từ những vùng miền, ngành nghề khác nhau, trong nhiều giai đoạn, điều kiện lịch sử khác nhau... Đó chính là một nét riêng của văn hóa biển miền Đông Nam Bộ... Chú thích: [1] Lễ hội Nghinh Ông Phước Tỉnh, Thắng Tam (Bà Rịa-Vũng Tàu) và lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) đều cùng diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 âm lịch. Ngư dân cho rằng bộ Ngọc cốt thờ tại ba nơi trên vốn là thi thể của một Ông được chia làm ba phần. [2] Trong phạm vi một tham luận khoa học rất khó trình bày hết đặc điểm về sự đa dạng, phong phú và ảnh hưởng cũng như sự gắn kết giữa lễ hội dân gian mang tính ngư nghiệp với lễ hội dân gian mang tính nông nghiệp trong hệ thống lễ hội dân gian của ngư dân miền Đông Nam Bộ. [3] Người ta có thể dễ dàng bắt gặp các tượng Phật, các nghi lễ cúng Phật, sự tham dự của sư sãi Phật giáo trong các lễ hội dân gian của ngư dân. Ở Phước You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ( 9 Tỉnh (Bà Rịa-Vũng Tàu), một bộ phận trong cộng đồng ngư dân theo Thiên Chúa giáo, có gốc từ miền Bắc, ngày 26-6 họ làm lễ ra khơi, được dẫn lại từ một lời khuyên của Chúa. [4] Lễ Nghinh Ông ở Bến Tre và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ với nghi thức Túc yết, Nghinh Ông, tế Tiền hiền và Hậu hiền, lễ Chánh tế và Xây chầu đại bội. Lễ hội Nghinh Ông ở Quảng Bình (vốn được xem là địa phương còn lưu giữ nhiều nghi thức cổ truyền về lễ hội Nghinh Ông) có lễ Cầu hồn (cho những người chết vì nghề sông biển). Nguồn: www.vanchuongviet.org You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf267104010_van_hoa_bien_mien_dong_nam_bo_nhin_tu_le_hoi_dan_gian_cua_ngu_dan_9561.pdf