Vận dụng vai trò của quy luật lượng và chất vào quá trình học tập của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp

Trong quá trình học tập, phương pháp học là rất quan

trọng. Vấn đề đặt ra cho mỗi sinh viên ngành giáo dục chính trị tại

trường Đại học Đồng Tháp ngày nay là phải xây dựng cho mình một

phương pháp học tập phù hợp với bản thân, với môi trường học tập.

Trong phạm vi bài biết này, từ sự phân tích quy luật lượng – chất vận

dụng vào trong quá trình học tập của sinh viên ngành giáo dục chính

trị. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó

đưa ra các giải pháp để học tập đạt kết quả tốt đáp ứng được những

yêu cầu của nhà trường và xã hội.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vận dụng vai trò của quy luật lượng và chất vào quá trình học tập của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
139 VẬN DỤNG VAI TRÕ CỦA QUY LUẬT LƢỢNG VÀ CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV: Nguyễn Thị Thanh Hoa Lớp: ĐHGDCT14A GVHD: ThS. Mai Thị Thanh Tóm tắt: Trong quá trình học tập, phương pháp học là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra cho mỗi sinh viên ngành giáo dục chính trị tại trường Đại học Đồng Tháp ngày nay là phải xây dựng cho mình một phương pháp học tập phù hợp với bản thân, với môi trường học tập. Trong phạm vi bài biết này, từ sự phân tích quy luật lượng – chất vận dụng vào trong quá trình học tập của sinh viên ngành giáo dục chính trị. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp để học tập đạt kết quả tốt đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường và xã hội. Từ khóa: Học tập, quy luật lượng – chất, sinh viên Khoa GDCT và CTXH. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua chất lƣợng của sinh viên ngành giáo dục chính trị trƣờng Đại học Đồng Tháp đƣợc nâng cao, một số bạn có thành tích tốt trong quá trình học tập, ra trƣờng có việc làm ổn định và đƣợc nhiều cơ sở tin cậy. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn sinh viên trong ngành chƣa có đƣợc kết quả khả quan, nguyên nhân là do cách tiếp cận việc học tập và tiếp thu kiến thức mới chƣa thật sự khoa học, thái độ học tập chƣa tích cực, dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình học cũng nhƣ tiếp thu kiến thức mới. Từ những vấn đề trên có thể gây ra nhiều ảnh hƣởng không tốt trong kết quả học tập và tƣơng lai về việc làm sau này.Vì vậy, để sinh viên có kết quả học tập tốt, cần phải có phƣơng pháp và thái độ học tập đúng đắn, xác định mục tiêu mà mình muốn đạt đƣợc. Nghiên cứu quy luật lƣợng và chất, sau đó vận dụng quy luật này vào trong quá trình học tập của bản thân sẽ cho chúng ta biết chúng ta cần học cái gì và học nhƣ thế nào. Bên cạnh đó quy luật lƣợng và chất có thể chỉ rõ những mặt hạn chế và tích cực để các bạn sinh viên có phƣơng pháp học tập thích hợp nhằm giúp các bạn có hƣớng đi đúng đắn ngay từ những buổi đầu của môi trƣờng đại học. 140 2. Nội dung 2.1. Quy luật lƣợng - chất 2.1.1. Khái niệm lượng và chất Bất kì sự vật, hiện tƣợng nào cũng có sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lƣợng với nhau tạo nên sự vật đó. Sở dĩ chúng ta phân biệt đƣợc sự vật này khác sự vật kia chính là chúng khác nhau về chất. Ví dụ: Tính qui định về chất của hoạt động tƣ duy con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua sự thống nhất về hữu cơ của các thuộc tính nhƣ năng lực phản ánh bộ não, hình thức và qui luật nhận thức. Nhƣ vậy, chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vât, là sự tổng hợp những thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật là nó, phân biệt nó với sự vật khác. Có thể hiểu rằng chất là sự tổng hợp hữu cơ của những thuộc tính của sự vật, nhƣng không phải thuộc tính nào cũng nói lên chất của sự vật, mà chỉ những thuộc tính cơ bản mới nói lên bản chất của sự vật. Bởi vì, trong quá trình vận động và phát triển, những thuộc tính không cơ bản sẽ thay đổi, sinh thêm hoặc mất đi, nhƣng chất nói chung chƣa thay đổi, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là cái vốn có của sự vật, không tách rời sự vật.Ph. Ăng- ghen khẳng định “Những chất lƣợng không tồn tại, mà những sự vật có chất lƣợng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lƣợng, mới tồn tại” [1, tr.306]. Tất cả sự vật đều vận động và biến đổi. Tại sao có sự vận động và biến đổi đó?Bởi vì sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lƣợng. Vậy lƣợng là gì? Lƣợng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự vật, biểu thị qui mô (lớn hay nhỏ), trình độ phát triển (cao hay thấp), tốc độ phát triển (nhanh hay chậm) của sự vận động và phát triển của sự vật. VD: Sự thay đổi lƣợng tri thức của các môn học, năm học, giai đoạn trong điều kiện khách quan cho phép dẫn đến kết quả tốt nghiệp ra trƣờng của sinh viên. Trong thực tế, lƣợng đƣợc xác định bằng những đơn vị đo lƣờng cụ thể. Chẳng hạn nhƣ, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những lƣợng khó xác định bằng những con số cụ thể mà bằng phƣơng pháp khái quát hóa, trừu tƣợng hóa nhƣ trình độ tƣ tƣởng của một tập thể nâng lên nhiều hay ít. Một ví dụ về những con số của Ph. Ăng-ghen: “Con số là một sự quy định về số lƣợng thuần túy nhất mà chúng ta đƣợc biết. 141 Nhƣng nó cũng đầy rẫy những sự khác nhau về lƣợng16 không chỉ là tính cộng của 16 đơn vị, mà nó còn là bình phƣơng của 4, tứ thừa của 2” [1, tr.417]. Phê phán những quan điểm siêu hình coi chất và lƣợng là những ranh giới tuyệt đối, sự phân biệt giữa chất và lƣợng chỉ là tƣơng đối. Tùytheo mối quan hệ cụ thể mà xác định đâu là chất, đâu là lƣợng. Cái là lƣợng trong mối quan hệ này lại là chất trong mối quan hệ khác. 2.1.2 Nội dung quy luật lƣợng – chất - Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong bất kì sự vật nào của hiện thực khách quan cũng bao gồm sự thống nhất giữa chất và lƣợng ở một độ nhất định. Quá trình thay đổi ấy đều có ảnh hƣởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tƣợng chƣa biến đổi ngay. Từ đó, ta có giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lƣợng chƣa làm thay đổi về chất của sự vật đƣợc gọi là độ. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lƣợng, là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lƣợng của sự vật chƣa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình thay đổi về lƣợng, khi lƣợng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Nhƣ vậy, điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi của lƣợng làm thay đổi chất của sự vật đƣợc gọi là điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dung để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lƣợng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Khi sự thay đổi về lƣợng đạt đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lƣợng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Đây chính là bƣớc nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Bƣớc nhảy là phạm trù triết học dung để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lƣợng của sự vật trƣớc đó gây nên. Bƣớc nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bƣớc nhảy khác nhau, đƣợc quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bƣớc nhảy: nhanh và chậm, cục bộ và toàn bộ... Bƣớc nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn vận động, phát triển của sự vật, đồng thời, là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tƣợng. - Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng. 142 Quy luật lƣợng chất không chỉ nói lên tính một chiều về sự biến đổi về lƣợng dẫn đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngƣợc lại. Chất mới ra đời lại bao hàm một lƣợng mới phù hợp với nó. Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lƣợng của nó đạt tới điểm nút, sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lƣợng đã thay đổi của sự vật. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, khi sinh viên vƣợt qua điểm nút là kì thi tốt nghiệp tức là đã thực hiện bƣớc nhảy từ đó sinh viên sẽ nhận đƣợc bằng cử nhân. Trình độ văn hóa của sinh viên cao hơn trƣớc sẽ tạo điều kiệngiúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống nhƣ vậy, khi nƣớc từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nƣớc cao hơn, thể tích của nƣớc ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích ở trạng thái lỏng cũng cùng một khối lƣợng, tính chất hòa tan một số chất của nƣớc cũng sẽ khác đi. 2.2 Vai trò của quy luật lượng chất trong quá trình học tập của sinh viên ngành giáo dục chính trị tại Đại học Đồng Tháp Ngành giáo dục chính trị tuy không phải là một cái tên mới, nhƣng cũng khá xa lạ với các bạn học sinh Trung học Phổ Thông. Trong những năm gần đây số lƣợng sinh viên theo học ngành giáo dục chính trị tại Đại học Đồng Tháp có xu hƣớng gia tăng, theo thống kê năm 2012 có 22 sinh viên, năm 2013 có 57 sinh viên, năm 2014 có 64 sinh viên, năm 2015 có hơn 100 bạn sinh viên đăng kí theo học, cao hơn những năm trƣớc. Vừa qua khóa 2011 có 22 sinh viên, trong đó có 12 sinh viên đã tốt nghiệp ra trƣờng, còn lại 10 sinh viên do còn thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Giáo dục chính trị là ngành sƣ phạm, giúp sinh viên đạt đƣợc kiến thức chuyên môn về giáo dục công dân, đƣợc rèn luyện các kỹ năng sƣ phạm, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Sau bốn năm học, sinh viên phải đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức: Có hiểu biết chuyên sâu về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn Lý luận chính trị. Hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục và tâm lý giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học. Ngoài ra phải có khả năng sử dụng tiếng Anh và Tin học trong học tập và nghiên cứu. 143 Về kỹ năng: Thực hiện hoạt động giảng dạy từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn triển khai và đánh giá kết quả, triển khai các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học. lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả và xử lý tối ƣu các tình huống sƣ phạm, triển khai thực hiện đƣợc các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và các vấn đề xã hội, thực hiện đƣợc các trƣờng hợp khác nhau của hoạt động giao tiếp sƣ phạm và ứng xử xã hội, có năng lực tƣ duy khoa học, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Về thái độ: Hình thành tình cảm và đạo đức với nghề, có ý thức cầu tiến, tinh thần chủ động, có trách nhiệm trong hoạt động giáo dục. Sau khi tích lũy đủ về kiến thức, kỹ năng thì sau khi ra trƣờng sinh viên có thể giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trƣờng trung học, các môn Lý luận chính trị tại các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trƣờng chính trị, cao đẳng nghề, cao đẳng và đại học. Chuyên viên, công chức tại các sở, phòng, ban, các đoàn thể chính trị - xã hội. Phóng viên, biên tập viên tại các báo, đài, nhà xuất bản. Sau khi ra trƣờng, có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Lý luận chính trị. Tuy nhiên, ngành giáo dục chính trị vẫn đƣợc xem là một ngành tƣơng đối khó và khô khan vì phải học nhiều môn lý luận mà trƣớc đó nhiều bạn chƣa đƣợc biết đến, do đó dễ gây tâm lý chán nản, hoang mang trong việc học tập, thêm vào đó nhiều sinh viên chƣa có phƣơng pháp học tập hợp lý. Để có kết quả học tập tốt, trong học tập cần phải nghiên cứu trên cả hai phƣơng diện chất và lƣợng. Phải biết tích lũy dần về lƣợng tức là tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của nhà trƣờng và phải có đƣợc các chứng chỉ nhƣ ngoại ngữ, tin học, thể chất, quốc phòng. Nhờ đó có thể đạt đƣợc thành tích học tập trên cơ sở các môn học tƣơng ứng. Muốn làm thay đổi chất của sự vật thì cần phải làm thay đổi lƣợng tƣơng ứng với chất phù hợp đến giới hạn điểm nút. Ngƣợc lại, nếu không muốn cho chất của sự vật thay đổi thì cần phải giới hạn sự thay đổi của lƣợng trong giới hạn của độ. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết từng bƣớc tích lũy dần dần về lƣợng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Với hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tƣ tƣởng sâu sắc nhƣ “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão” phƣơng pháp này giúp chúng cho chúng ta tránh đƣợc tƣ tƣởng chủ quan, duy ý chí, 144 nôn nóng. Sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập thì cần phải tích lũy dần dần các môn học qua từng học kì theo số lƣợng cụ thể, đăng kí học với số lƣợng môn vừa sức bản thân. Trong quá trình học phải nắm vững kiến thức của từng môn nhằm xây dựng nền tảng cho các môn học sau. Tránh tình trạng đăng kí nhiều môn trong một học kì, và học lệch giữa các môn học để dẫn đến học lan man và không có kết quả cao. Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội đƣợc thực hiện thông qua ý thức con ngƣời. Do đó, khi đã tích lũy đủ về lƣợng phải có quyết tâm để tiến hành bƣớc nhảy, phải kịp thời chuyển sự thay đổi về lƣợng thành những thay đổi về chất, chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới khắc phục đƣợc tƣ tƣởng bảo thủ, trì truệ. Sự chuyển tiếp từ học kì này tới học kì tiếp theo, sinh viên đã tích lũy cho bản thân một lƣợng kiến thức vừa học, để đạt kết quả cao trong học kì tới, các bạn cần phải phát huy những mặt tích cực nhƣ có thái độ và ý thức học tập đúng đắn, đề ra kế hoạch và mục tiêu phù hợp. khi tích lũy đủ về kiến thức, kỹ năng chúng ta phải sẵn sang chuẩn đón nhận môi trƣờng làm việc mới, đón nhận những thử thách, khó khăn để có thể trải nghiệm những gì đã đƣợc học, từ đó giúp chúng ta trƣởng thành hơn trong công việc và trong nhận thức. Trong hoạt động học tập của mình chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bƣớc nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan. Tùy theo từng trƣờng hợp, điều kiện hay quan hệ cụ thể,chúng ta sẽ lựa chọn hình thức bƣớc nhảy phù hợp để đạt tới chất lƣợng và hiệu quả học tập của mình. Từng bƣớc đề ra các mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nếu có khả năng sinh viên cũng có thể thực hiện nhiều mục tiêu trong cùng một thời điểm, chẳng hạn vừa học kiến thức chuyên ngành vừa học để lấy chứng chỉ tin học và ngọa ngữ, ngƣợc lại nếu khả năng có hạn thì chúng ta có thể thực hiện từng bƣớc. Sinh viên ngành giáo dục chính trị trong học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức một chiều, các bạn có thể trao đổi ý kiến với giảng viên những điều chƣa hiểu rõ về môn học, phải linh hoạt trong việc kiếm tài liệu liên quan đến những môn chuyên ngành, nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức và xử lý có hiệu quả các bài tập mà giảng viên đƣa ra để đạt kết quả tốt nhất. 145 Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phƣơng thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tức là muốn chủ thể có sự thay đổi về chất ta cần tác động vào những yếu tố xung quanh và của cá nhân chủ thể. Có nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh. Để thúc đẩy ý thức các nhân, tức bản chất bên trong thì phải có sự tác động bởi các điều kiện nhƣ phòng học đƣợc trang bị phƣơng tiện nhằm hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên một cách trực quan sinh động, thƣ viện có các tài liệu liên quan giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức về chuyên ngành. Khi đƣợc đáp ứng về nhu cầu học tập, các bạn sinh viên sẽ hình thành cho bản thân thói quen học tập tốt nhƣ đề ra ra mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể và thực hiện một cách nghiêm túc cho đến khi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đáng quan tâm là thái độ, ý thức, phƣơng pháp học tập của một số sinh viên, sự quan tâm của thầy cô giáo và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè.Hiện nay, đa số sinh viên ngành giáo dục chính trị có ý thức học tập tốt, song còn một bộ phận chƣa có ý thức trong việc học tập dẫn đến kết quả học tập không khả quan và đôi khi còn xảy ra tình trạng bỏ học. Những vấn đề trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: Một số bạn vì hoàn cảnh gia đình nên bị ép theo học ngành mà bản thân không đam mê và thích thú, những bạn khác vừa mới bƣớc chân vào môi trƣờng đại học, xa gia đình nên ham chơi hơn là học, thƣờng xuyên tụ tập ở những nơi nhƣ quán cà phê, quán nhậu, karaoke,... Có bạn thì đam mê ngành nhƣng chƣa bắt kịp với môi trƣờng học mới và chƣa có kế hoạch học tập hợp lý. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội ngày càng phổ biến, sinh viên giành nhiều thời gian cho việc giải trí, lúc nào các bạn cũng chăm chú vào chiếc di động đa chức năng mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong giờ học, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác, nhƣng chỉ bấy nhiêu đó cũng đã ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình học tập lâu dài. Đây là thực trạng của sinh viên ngành giáo dục chính trị nói riêng và các ngành khác nói chung và để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cần phải có những giải pháp thích hợp. 2.3. Giải pháp để đạt được hiệu quả trong việc học tập Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong việc học của sinh viên ngành giáo dục chính trị tại trƣờng Đại học Đồng Tháp, chúng ta cần phải quan tâm đến các mặt chƣa đạt đƣợc nhƣ là thái độ lơ là, nôn nóng, chủ quan trong việc họcNhằm khắc phục những hạn chế đó, 146 sinh viên cần có biện pháp điều chỉnh thái độ, ý thức, xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học để đạt kết cao nhƣ: - Ý thức và thái độ học tập: Sinh viên cần phải có trách nhiệm với bản thân, xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập đúng đắn và hợp lý, đƣa ra mục tiêu mà mình muốn đạt đƣợc phải thực hiện nghiêm túc cho đến khi đạt kết quả và công việc sau này. Một ngƣời sinh viên ngành giáo dục chính trị phải học tập, rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ. Phấn đấu trong tƣơng lai trở thành những ngƣời giáo viên tốt, những cán bộ công nhân viên chức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. - Xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học, sinh viên có một số phương pháp học tập cụ thể như sau: Một là, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý,ngoài việc học trên lớp, các bạn sinh viên cần phải có thời gian vui chơi, giải trí. Chẳng hạn nhƣ việc đến lớp của các bạn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, sau khi kết thúc quá trình học một của ngày các bạn cần nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng kể cả việc ăn uống và giải trí nhẹ. Sau đó các bạn bắt đầu xem lại bài cũ để củng cố lại kiến thức đã học, sau đó hoàn thành những yêu cầu mà giảng viên đƣa ra, đọc trƣớc giáo trình cho môn học của ngày tiếp theo. Các bạn không nên thức quá khuya để tránh ảnh hƣởng đến việc học cho ngày hôm sau. Hai là, tăng cƣờng học tập theo nhóm:Đối với những môn đòi hỏi khả năng tƣ duy cao, kiến thức mở, phải biết tổ chức làm việc nhóm trong thời gian rảnh, các bạn trao đổi kiến thức, chia sẻ bài học với nhau. Làm việc nhóm mỗi ngƣời sẽ góp ý kiến nên vấn đề sẽ nhanh chóng đƣợc giải quyết tối ƣu, hơn nữa học nhóm sẽ làm cho các bạn có thói quen làm việc nhóm. Ba là, thay đổi phƣơng pháp học tập nếu kết quả chƣa khả quan, việc học tập cũng cần có sự đổi mới để tiếp thu một cách có hiệu quả, không nên bảo thủ một phƣơng pháp học tập nào đó dễ gây ra tình trạng chậm phát triển trong nhận thức. Khi muốn nhớ đƣợc kiến thức, việc học thuộc sẽ không mang lại kết quả cao, chúng ta có thể ghi nhớ một cách khoa học nhƣ vẽ sơ đồ tƣ duy, sử dụng những hình ảnh liên tƣởng để đạt đƣợc việc ghi nhớ lâu hơn. Bốn là, sinh viên nên xây dựng cho bản thân thói quen đọc sách, đọc đúng nơi, đúng lúc. Các bạn hãy thƣờng xuyên vào thƣ viện tìm kiếm những tài liệu bổ trợ cho các môn học chuyên ngành, tìm hiểu những tạp chí, 147 bài báo khoa học để hiểu thêm nhiều vấn đề mới của xã hội. Kiến thức chúng ta có đƣợc không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu bài giảng, sự hƣớng dẫn của giảng viên, mà chúng ta cần biết chủ động tìm kiếm những nguồn tri thức khác qua bạn bè, báo chí, mạng xã hội, sách để làm giàu nguồn kiến thức cho bản thân trong những năm tháng học tập ở trƣờng Đại học Đồng Tháp. Với những giải pháp trên sẽ giúp sinh viên từng bƣớc tích lũy đủ về tri thức, kỹ năng để sau khi học xong các bạn có thể sử dụng kiến thức đó vào trong quá trình công tác, học tập nâng cao trình độ góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày càng tƣơi đẹp. 3. Kết luận Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lƣợng thành những thay đổi về chất và ngƣợc lại ta rút ra một số vấn đề trong học tập và rèn luyện của sinh viên và cụ thể là sinh viên ngành giáo dục chính trị của trƣờng Đại học Đồng Tháp không ngừng nỗ lực, phấn đấu vƣơn lên trong học tập. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần về lƣợng đến một giới hạn nhất định, chuyển hóa về chất và việc học tập rèn luyệncủa sinh viên ngành giáo dục chính trị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để có đƣợc tấm bằng đại học chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các học phần và hoàn thành tốt các kỳ thi.Muốn đƣợc nhƣ vây chúng ta cần phải cố gắng trong học tập, phải tìm ra các phƣơng hƣớng học tập đúng đắn nhằm rút ngắn thời gian và đạt đƣợc kết quả cao nhất. Tài liệu tham khảo [1]. Ph. Ăng-ghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật, Hà Nội. [2]. Mai Văn Bính-Nguyễn Đăng Quang (2010), Triết học Mác - Lênin tập bài giảng, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_vai_tro_cua_quy_luat_luong_va_chat_vao_qua_trinh_ho.pdf
Tài liệu liên quan