Bằng phương pháp nghiên cứu lí luận, bài báo đã dẫn chứng và phân tích những
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực, những yêu cầu đối với người
cán bộ giữ vị trí lãnh đạo quản lí. Từ đó, bài báo đề xuất những kiến giải về khả năng vận
dụng quan điểm của Người trong phát huy những phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo,
quản lí giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Những tư
tưởng quan trọng của Người trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lí cũng
được luận bàn và các hướng vận dụng tư tưởng của Người trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ giáo dục cũng đã được đề xuất với ý nghĩa là định hướng chung cho hoạt động
phát triển năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu hiện nay.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện, gắn liền với yêu cầu của thực tiễn giáo dục
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục phải được xây dựng đảm bảo tính
hệ thống: Phải thống nhất từ mục đích, mục tiêu tới thiết kế chương trình, nội dung; lựa chọn
phương pháp, phương tiện và xác định các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình
phải là một thể thống nhất với nhau. Khi muốn thay đổi bất cứ thành tố nào trong các mắt xích
nói trên cũng phải đặt nó trong tương quan với tất cả các thành tố còn lại.
Tính toàn diện của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục thể hiện “cả về
chuyên môn, nghiệp vụ, huấn luyện cán bộ về chính trị, về văn hóa, về lí luận, huyến luyện về
đạo đức mới – đạo đức cách mạng” trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và theo Người,
nội dung huấn luyện cần phải đảm bảo định hướng giáo dục đúng đắn cho “từng đối tương
người học”. Người cán bộ quản lí giáo dục hiện nay cần có đạo đức cách mạng trong thời kì
phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; họ
Nguyễn Quốc Trị, Hoàng Thị Kim Huệ, Trịnh Thị Quý và Nguyễn Thị Minh Nguyệt
126
cần có kiến thức rộng; nghiệp vụ vững vàng để quản trị các mặt khác nhau trong công việc thực
tiễn của họ.
Tính thực tiễn theo quan điểm của Bác Hồ là “Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế.
Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng
không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát
triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau” (1956) (Dẫn theo Đặng Quốc Bảo) [18]. Luật
Giáo dục (2005) chỉ ra nguyên lí của giáo dục và đào tạo nước ta phải đảm bảo học đi đôi với
hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội. Do đó, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nói chung và Trường Đại
học Sư phạm nói riêng phải luôn cập nhật, đổi mới. Người dạy và người bồi dưỡng cũng không
ngừng nâng cao năng lực của giảng viên đáp ứng nhu cầu của người học.
Tính hệ thống, tính toàn diện, tính thực tiễn của chương trình phải nằm trong một chỉnh thể
toàn vẹn.
(3) Hướng quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục thành quá trình tự đào tạo,
tự bồi dưỡng; hình thành và phát huy năng lực học tập suốt đời cho người cán bộ quản lí giáo
dục; Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục
Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế chung của thời đại. Sẽ không có nhà
trường nào có thể theo kịp với sự phát triển của thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, quá
trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải hướng tới quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của người cán bộ
quản lí giáo dục. Bác Hồ khẳng định “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”
(1947). Người cũng là tấm gương về tinh thần tự học: “Tôi năm nay 71 tuổi ngày nào cũng phải
học công việc cứ tiến mãi, không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía
sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với hiểu biết của lớp trẻ bây
giờ thì mình dốt lắm Tôi cũng dốt lắm, nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt.
Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Các cháu không hơn là bệt – bệt là không tốt. Người ta
thường nói “Con hơn cha là nhà có phúc”. Ta hiểu như thế nhưng không có tư tưởng thụt lùi
nạnh kẹ (1961) (Dẫn theo Đặng Quốc Bảo) [18]. Người cán bộ quản lí giáo dục chỉ có thể
đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi họ biết tự đào tạo, tự bồi dưỡng bản thân không chỉ
trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là những vấn đề liên quan đến xử lí các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài nhà trường; là khả năng hội nhập bằng năng lực ngoại ngữ, tin học
như đã phân tích ở trên.
Toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế tri thức là những cụm
từ quá đỗi quen thuộc đang phủ khắp lên sự chuyển mình của giáo dục và đào tạo. Trong vòng
hai năm gần đây, với thực trạng đại dịch Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới đã tác động không
nhỏ tới mọi mặt của các quốc gia, trong đó có giáo dục. Trong xu thế chung đó, sự chuyển đổi
số trong giáo dục ở Việt Nam cũng trở thành chìa khóa vô cùng quan trọng giúp cho quá trình
giáo dục đào tạo giảm độ ngưng trệ. Điều này phản ánh rõ ràng quan điểm giáo dục gắn liền với
thực tiễn. Theo đó, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp không còn phù hợp, mà
thay vào đó là các hình thức trực tuyến với việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ số một
cách mạnh mẽ. Với thực tiễn đó, việc người học phải biết tự giác học tập, xác định mục đích,
động cơ học tập theo quan điểm của Người là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, phương pháp và
hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải thay đổi theo hướng hiện đại, cập nhật, linh hoạt và
kết hợp đa dạng các phương pháp khác nhau.
(4) Đa dang hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lí giáo dục
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục trên bình
diện này cần thể hiện rõ ở sự cẩn thận, khoa học trong việc sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh
giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng. Muốn vậy
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục
127
việc kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá kết quả; đánh giá định lượng với đánh giá định
tính là yêu cầu bắt buộc, “phải huấn luyện cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây
cối quý báu”. Các tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Quốc Trị trong
nghiên cứu về “Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, thực trạng và giải pháp” đã thống kê các phương pháp kiếm tra, đánh giá kết quả bồi
dưỡng cán bộ quản lí giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gồm có: Tự luận; Trắc
nghiệm khách quan; Vấn đáp; Bài tập cá nhân; Bài tập nhóm. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải
kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi
dưỡng hướng tới đảm bảo chất lượng chứ không chạy theo số lượng như quan điểm của Hồ Chí
Minh “mở lớp nào cho ra lớp ấy” [19].
Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục cần phải được
thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu từ đầu vào cho đến quá trình và sản phẩm đầu ra, đảm bảo
“Mở lớp nào ra lớp ấy. Lựa chon người dạy và người học cho cẩn thận”. Theo đó, liên tục cập
nhật, cải tiến hoạt động tuyển sinh đầu vào, đổi mới các hoạt động kiểm soát chất lượng quá
trình đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đầu ra phù hợp với thực tiễn hiện
nay của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong đào tạo, bồi dưỡng là đang đi đúng với yêu cầu
thực tiễn và phù hợp với quan điểm của Người.
3. Kết luận
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn để giải quyết hiệu quả những
nhiệm vụ mới đặt ra là nhiệm vụ của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và là trách nhiệm của mỗi
cán bộ đảng viên. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với vị trí là trường đại học sư phạm trọng
điểm của cả nước, với vinh dự được hai lần được đón Bác về thăm, càng cần vận dựng sáng tạo,
hiệu quả hơn nữa tư tưởng của Người vào thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lí giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng và góp phần quan trọng vào
việc thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Minh Tuyết, 2021. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về liêm chính công vụ -
vận dụng vào xây dựng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Tạp chí
Cộng sản, số 962 (tháng 3 năm 2021), tr.38-44.
[2] Nguyễn Xuân Trung; Lê Văn Kiện, 2021. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân vào phòng, chống bệnh quan liêu, mệnh
lệnh trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Tạp chí Chủ nghĩa xã hội lí luận và thực tiễn - 2021
- no.01 - tr.26-30 - ISSN.2615-9473.
[3] . Trịnh Thị Phương Oanh, 2020. “Sao cho được lòng dân” - Đạo nghĩa của người cán bộ
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học chính trị - 2020 - no.10 - tr.14 - 17 -
ISSN.1859 – 0187.
[4] Trần Đình Thắng, 2021. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh vào việc
học tập, tu dưỡng suốt đời của cán bộ, công chức, viên chức. Tạp chí Tổ chức Nhà nước -
2021 - no.2 - tr.44-47 - ISSN.2588-137X:
[5] Nguyễn Thị Hải Vân, 2021. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “huấn luyện cán bộ” và sự vận
dụng trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công an nhân dân. Tạp chí Quản lí Nhà
nước - 2021 - no.3 - tr.13-18 - ISSN.2354-0761:
[6] Nguyễn Thị Thanh Tùng, 2014. Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn
1930-1938 và ý nghĩa đối với việc giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên sư phạm. Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6BC/ 2014
Nguyễn Quốc Trị, Hoàng Thị Kim Huệ, Trịnh Thị Quý và Nguyễn Thị Minh Nguyệt
128
[7] Nguyễn Minh Trưởng, 2020. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ để thực
hiện thành công Chiến lược cán bộ của Đảng. Tạp chí Tổ chức nhà nước - 2020 - no.10 -
tr.35-41 - ISSN.2588-137X
[8] Hoàng Thúc Lân, Lê Khánh Hội, 2020. Tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ và ý
nghĩa đối với việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Tạp chí Giáo dục -
2020 - no.481 - tr.1-5 - ISSN.2354-0753.
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t6, tr.117.
[10] Trích “Sửa đổi lối làm việc” in trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2002, tr.231-236
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t9, tr.467.
[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t5
[13] Hồ Chí Minh Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t12
[14] Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày Ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[15] Bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15-10-1968
[16] Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01
tháng 02 năm 2021.
[17] Nguyễn Thị Định, 1996. Mùa thu rồi ngày 23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[18] Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản, Phạm Minh Châu, Hồ Minh Quang, 2020. Phát triển
giáo dục trong bối cảnh hiện nay:Nhận thức và thu hoạch; sưu tầm và liên tưởng. Nxb
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
[19] Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Quốc Trị, 2017. Bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thực trạng và giải pháp.
Tạp chí Quản lí giáo dục, số 1 (tháng 1/2017).
ABSTRACT
Applying Ho Chi Minh’s thoughts on training educational managers
and leaders in order to adapt educational innovation requirement
Nguyen Quoc Tri, Hoang Thi Kim Hue, Trinh Thi Quy and Nguyen Thi Minh Nguyet
Faculty of Educational Management, Hanoi National University of Education
By theoretical research method, this effort aims to analyze Ho Chi Minh’s thoughts of
leaders and managers’ competencies and personalities. Based on this, some recommmendations
of applying these points of view into developingeducational leaders and managers’
competencies and personalities are made in order to meet the demand of education innovation
and international integration of Vietnamese education. Ho Chi Minh’s thoughts about training
and in-service training process for leaders and managers were also discussed. These lead to
applying Ho Chi Minh’s thoughts into enhancing educational leaders and managers’
competences.
Keywords: Ho Chi Minh’s thoughts of management and leadership competence, Ho Chi
Minh’s thoughts of education and training, educational leadership, educationmanagement,
training.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_trong_dao_tao_boi_duong_can_bo.pdf