Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, và ngược lại cũng không thể xoá bỏ quy luật nêu điều kiện tồn tại của quy luật vẫn còn.
Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó.
Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi xử lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối.
20 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2.VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊThS. Hoàng Thị Thúy HằngKHÁI NIỆM QUY LUẬT Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, thường xuyên lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất địnhKHÁI NIỆM QUY LUẬTĐẶC ĐIỂM CỦA QUY LUẬTCon người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, và ngược lại cũng không thể xoá bỏ quy luật nêu điều kiện tồn tại của quy luật vẫn còn. Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó. Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi xử lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối. PHÂN LOẠI QUY LUẬTLà những quy luật tồn tại trong tự nhiên và sự phát triển về khoa học kỹ thuậtLà các mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và các quá trình kinh tế - xã hội trong những điều kiện nhất định. Là các mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, bản chất về mặt tâm lý của con người, đám đông, xã hội trong hoạt động quản trị.Tự nhiên – kỹ thuậtKinh tế - Xã hộiTâm lýLà các mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, bản chất về các hiện tượng và bản chất của chức năng tổ chức trong hoạt động quản trị.Tổ chức QTCÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ Các nguyên tắc quản trị là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản trị và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản trị.YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC QT Các nguyên tắc quản trị do con người đặt ra nhưng nó không thể xuất phát từ những suy nghĩ, ý kiến chủ quan cá nhân. Mà trái lại nó phải được đúc kết từ những quy luật khách quan. Vậy các nguyên tắc quản trị phải tuân thủ các yêu cầu sau:- Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của quy luật- Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản trị.- Các nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và quan hệ quản trị.- Các nguyên tắc quản trị phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng kỉ luật của tổ chức.CĂN CỨ HÌNH THÀNH NGUYÊN TẮC01030204MỤC TIÊU NGẮN HẠNMục tiêu của doanh nghiệp tạo ra sự hỗ trợ và định hướng đối với tiến trình quản lý và chúng cũng là cơ sở để đo lường mức độ hoàn thiện công việcHệ thống quy luật là cơ sở lý luận trực tiếp hình thành các nguyên tắc quản lý. Các nhà quản lý phải đối mặt với nhiệm vụ hết sức khó khăn là phải chuẩn bị cho sự thay đổi của thế giới mà ta đang sống, đồng thời phải thích nghi với sự thay đổi đóPhải nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn; tiềm lực về tài nguyên, lao động, tiền vốn, KHCN, khả năng khai thác nguồn lực để phát triển,năng lực điều hành của đội ngũ các nhà quản lýQUY LUẬT KHÁCH QUANMÔI TRƯỜNGTHỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC7 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CƠ BẢNTUÂN THỦ PL VÀ THÔNG LỆ XHHệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm của mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Luật pháp là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội.=> Các nhà quản trị cần phải hiểu biết và kinh doanh đúng luật pháp nếu không sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế.Các giá trị chung, thông lệ của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của dân cư, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng đều có những tác động nhiều mặt trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh doanh. => Các nhà quản lý phải có sự sáng tạo trong quyết định,xử lý linh hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất – kinh doanh, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển vững chắc. TUÂN THỦ PL VÀ THÔNG LỆ XHTẬP TRUNG DÂN CHỦLà nguyên tắc cơ bản của quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ phản ánh mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý.Thể hiện của nguyên tắc: Tập trung quyền lực về cấp cao nhất, đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng. Dân chủ thể hiện dựa trên sự hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan chức năng cấp dưới trong quá trình đề ra quyết định quản trị.KẾT HỢP HÀI HÒA LỢI ÍCH Quản lý suy cho cùng là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, do đó nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người, đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích. - Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp - Lợi ích của khách hàng - Lợi ích của nhà nước và xã hội - Lợi ích của các bạn hàngCHUYÊN MÔN HÓA Là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý các doanh nghiệp phải được những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản lý của doanh nghiệp thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. BIẾT MẠO HiỂMMạo hiểm không phải là liều lĩnh mà là sự phiêu lưu có tính toán, trong kinh doanh phải biết mạo hiểm mới đạt thành công lớn, nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo tổ chức phải biết tìm ra các giải pháp độc đáo (nhất là các giải pháp công nghệ) để tăng sức cạnh tranh cho tổ chức và tận dụng thời cơ vượt qua đối thủ. Giá trị của tính mạo hiểm là ở chỗ, nó đưa tới sự ra đời của một sản phẩm mới, một cải tiến mới trong công nghệ, đưa ra một phát minh mới về tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng suất lao động hoặc phát hiện ra một thị trường mới cho doanh nghiệp. Người quản lý phải biết sử dụng tốt các tài liệu, phương tiện dự báo một cách linh hoạt, nếu cần có thể thay đổi phương án, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp.HOÀN THIỆN KHÔNG NGỪNGTrong bối cảnh thế giới biến đổi không ngừng, các nhà quản lý cần hoạch định chiến lược, đổi mới liên tục về nhận thức, hành động để thích nghi và phát triển bền vững trong một thế giới luôn thay đổi.Người quản lý phải biết khai thác các thông tin có lợi từ mọi nguồn để kịp thời có đối sách tận dụng thời cơ.TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Là nguyên tắc quyết định mục tiêu của quản lý,bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, từ đó ra các quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức.TÌNH HUỐNGYÊU CẦU: Đọc tình huống “ Tiếng cười – bí quyết kinh doanh của các đại công ty” (trang 39) và trả lời câu hỏi: 1. MW đã áp dụng nguyên tắc gì trong kinh doanh? Hãy phân tích nguyên tắc đó? 2. Bài học gì rút ra cho nhà quản trị?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_3213.pptx