Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn, đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm được những thành tựu như vậy là do nhận thức đúng đắn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vĩ đại đồng thời vận dụng những quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lượng là một trong những quan điểm khoa học mà chúng ta đã và đang sử dụng một cách khá triệt để trong sự nghiệp phát triển đất nước. Bởi lẽ quy luật đó nó cho ta biết phương thức chính của quá trình vận động và phát triển của một sự vật, hiện tượng. Nhận thức được nó sẽ có tầm quan trọng rất lớn đối với công cuộc đổi mới của đất nước ta không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả sau này.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài nghiên cứu: "Vận dụng quy luật lượng chất lý giải sự phát triển cua cách mạng Việt Nam". Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Vận dụng quy luật lượng chất lý giải sự phát triển cua cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn, đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm được những thành tựu như vậy là do nhận thức đúng đắn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vĩ đại đồng thời vận dụng những quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lượng là một trong những quan điểm khoa học mà chúng ta đã và đang sử dụng một cách khá triệt để trong sự nghiệp phát triển đất nước. Bởi lẽ quy luật đó nó cho ta biết phương thức chính của quá trình vận động và phát triển của một sự vật, hiện tượng. Nhận thức được nó sẽ có tầm quan trọng rất lớn đối với công cuộc đổi mới của đất nước ta không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả sau này.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài nghiên cứu: "Vận dụng quy luật lượng chất lý giải sự phát triển cua cách mạng Việt Nam". Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
I. Quan niệm biện chứng về chất và lượng
1. Quan niệm về chất và lượng của các nhà triết học cổ
Lần đầu tiên trong lịch sử triét học, chất và lượng có được ý nghĩa với tư cách là những phạm trù trong triết học của Aixtốt. Ông xem chất là tất cả những cái gì làm cho sự vật là nó. Còn lượng là tất cả những cái gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành. Ông phân lượng thành hai loại: số lượng và đại lượng. Ông cũng là người đầu tiên tiến tới giải quyết một vấn đề quan trọng của quy luật: vấ đề tính nhiều chất của sự vật. Từ đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất đi của bản thân sự vật; ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù độ, xem độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng.
Sau này, quan điểm phiến diện tuyệt đối hoá đặc trưng về lượng đã được khắc phục trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt trong triết học Hêghen. Hêghen đã phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa lượng và chất, xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Với quan điểm biện chứng, Hêghen đã xem xét từ “ chất thuần tuý “ đến “ chất được xác định “; chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng; lượng cũng không ngừng tiến hoá, “ số lượng “ là đỉnh cao nhất trong sự tiến hoá.
Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù bước nhảy. chính dựa trên tư tưởng của Hêghen, Lênin đã rát ra một kết luận quan trọng là : Việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản đẻ xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển.
Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần, của “ý niệm tuyệt đối “ chứ không phải là những nấc thang nhận thức của con người đối với thế giới bên ngoài.
2. Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng
1.2.1 Quan niệm biện chứng duy vật về chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó và do đó nó khác với cái khác.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. VD : Khi cho đường vào nước ta thấy đường có tính tan, khi nếm ta biết đường có vị ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt .. là thuộc tính của đường. Tất cả những thuộc thính của đường là những cái vốn có của đường, nhưng chún chỉ bộc lộ ra trong quan hệ của đường với nước hay trong quan hệ của đường với vị giác của con người.
Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con người đối với vật chất của sự vật. để nhận thức được những thuộc tính, chúng ta cần nhân thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phải nhân thức sự vật trong tổng hoà các mối quan hệ có hể có giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợp những đặc trưng về chất của mình, nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó, Ăngghen đã viết : “ những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng, mới tồn tại “.
Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ ra trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật cũng có vị trí khác nhau tạo thành những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi sự vật chỉ có một cất cư bản, đó là tổng hợp những thuộc tính dặc trưng cho sự vật trong toàn bộ quá trình tồn tại của sự vật; đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. VD : trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, chất cơ bản của nền kinh tế tư bản tư nhân là sản xuất chạy theo giá trị thặng dư. Khi đặc trưng đó mất đi, nền kinh tế cũng không còn là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Chất của sự vật không những được xác đinh bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó.
Trong tự nhiên và cả trong xã hội, chúng ta thấy không ít ự vạt, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. VD : kim cương và than chì là những sự vật đều do cácbon tạo thành. Nhưng kim cương là vật cứng, có thể cắt được hầu hết mọi kim loại, có giá trị kinh tế cao, còn than thì không có được những đặc trưng tương tự. Sự khác nhau đó được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của câc nguyên tử cácbon.
Chất của sự vật không chỉ thay đổi khi có sự thay đổi những yếu tố cấu thành mà nó còn phụ thuộc vào sụ thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Do vậy, đẻ làm biến đổi chất của sự vật, chúng ta có thể cải tạo các yếu tố cấu thành, hoặc biến đổi phươnng thức liên kết giữa các yếu tố đó.
1.2.2. Quan niệm biện chứng duy vật về lượng
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, nó biểu thị số lượng các thuộc tính, tống số các bộ phận, các đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
Những đặc trưng về lượng cũng mang tính khách quan vốn có của sự vật : chúng cũng là những đặc trưng giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
Những đặc trưng về lượng cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định. Nhưng, khác với những mối quan hệ là phương thức bộc lộ các thuộc tính về chất, những mối quan hệ nhờ đó những thuộc tính về lượng bộc lộ ra, mang tính xác định, chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong thực tế có những thuộc tính về lượng cảu sự vật không thể biểu htị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. VD : trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất, tư cách, đạo đức của một con người… Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hoá rất cao với một phương pháp luận khoa học.
Không chỉ chất, mà cả các thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật cũng có vô vàn lượng.
Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau trong sự vật. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật không đứng im. Chúng luôn vận động không phải biệt lập với nhau mà luôn luôn có quan hệ qua lại theo một quy luật nhất định.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đồi về chất
Lượng có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Ở thời điểm này sự vật vẫn còn là nó mà chưa thành cái khác. VD : khi xét các trạng thái khác nhau của nước trong khoảng nhiệt độ từ 0 độ C đến 100 độ C, bản chất của nước vẫn không thay đổi (xét về cấu tạo chất ). Như vậy, không phải bất kỳ một sự thay đổi về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Khuôn khổ, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, được gọi là độ.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là một khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Những giới hạn mà khi lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Trong ví dụ trên, nếu coi trạng thái của nước là chất thì 0 độ C và 100 độ C là điểm nút.
Sự thay đổi về lượngđạt tới điểm nút sẽ ra đời chất mới với lượng mới tương ứng của nó. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với những điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra được gọi là bước nhảy :
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời kỳ chuyển hóa chát của sự vật do những sụ thay đổi về lượng trước đó gây ra, là quá trình trực tiếp chuyển từ chất này sang chất khác một cách căn bản.
Thế giới là muôn hình muôn vẻ, nen sự thay đổi vè chất cũng hết sức đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định trước bết bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có. Với những sự vật có tính chất khác nhau và với những mâu thuẫn khác nhau sẽ có những bước nhảy khác nhau. Chẳng hạn, bước nhảy trong tự nhiên dẫn tới sự ra đời của những loài động vật, thực vật mới phải trải qua hàng ngàn năm hoặc nhiều hơn. Nhưng cũng trong tự nhiên, chúng ta vẫn quan sát thấy cả những quá trình thay đổi về chất diễn ra một cách nhanh chóng. VD : hiện tượng phóng xạ trong tự nhiên của một số nguyên tố hoá học…
Tính đa dạng trong hình thức thay đổi về chất còn được quy định bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Chẳng hạn, cũng là vấn đề thay đổi quyền lực chính trị trong quá trình phát triển xã hội,nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử – cụ thể mà sự thay đổi đó có thể diễn ra bằng con đường hoà bình hoặc bạo lực cách mạng. Khi diễn ra theo con đường thứ 2, bước nhảy được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn, “ một ngày bằng hai mươi năm“.
Trong thực tế, sự thay đổ về chất thông qua các bước nhảy hết sức đa dạng và phong phú. Nhìn chung, các bước nhảy thể hiện qua một số cách co bản sau:
Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần :
Sự phân chia như vậy được dựa trên không chỉ thời gian của sự thay đổi về chất, mà còn dựa trên cả tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy đột biến, khi chất của sự vật được biến đổi một các nhanh chóng. Chẳng hạn, sự chuyển hoá của các hạt cơ bản…Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Chẳng hạn, quá trình chuyển hoá từ vượn người thành người… Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, và cả ở cơ chế của sự thay đổi đó. Khi nói về bước nhảy dần dần, ngoài nhân tố tốc độ, chúng ta còn nói đến cơ chế của việc tạo ra chất mới. Ở đây, chất mới được tạo thành không phía ngay lập tức, mà được tạo thành từng phần.
Mặt khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về lượng. Nhưng sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuông khổ của chất đang có; còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục, là bước ngoặt quyết định trong sự phát triển.
Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các nhân tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một só nhân tố, một số bộ phận cỉa sự vật đó. Đối với các sự vật phức tạp về tính chất, về những nhân tố cấu trúc, về những bộ phạn cấu thành.. bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất toàn bộ. Quá trình cách mạng giải phóng dân tộc thủ tiêu ché độ thực dân (kiểu cũ) trên thế giới cũng như quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.. đã diễn ra theo con đường như vậy.
Khi xem xét sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong xã hội, điều quan trọng là phải chú ý tới độ sâu sắc và ý nghĩa của chúng. Xuất phát từ cách tiếp cận đó, cả sự thay đổi về lượng lẫn sự thay đổi về chất có thể phân ra thành những thay đổi mang tính cách mạng hay tính tiến hoá.
Cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự phá huỷ chất căn bản của sự vật, diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự vật đó, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào (diễn ra dưới hình thức đột biến hay dần dần)
Tiến hoá là sự thay đổi, mà trong quá trình đó, chất cơ bản của sự vật vẫn được duy trì.
CHƯƠNG II
NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỰC TIỄN
Chúng ta sẽ xem xét việc nhận thức và vậndụng nội dung quy luật này trong thực tiễn của đất nước ta qua hai khía cạnh đó là:
I. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Ở nước ta, lịch sử đã đặt ra vấn đề lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam bắt gặp con đường Cách mạng tháng Mười Nga, hoà nhập vào xu hướng tiến hoá chung của nhân loại : quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và nhất là từ khi tiếp cận với bản Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Để có một bước nhảy cách mạng đó đưa đất nước Việt Nam sang một chế độ khác ( “chất” khác ) là đất nước xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh đầu tiên ( 1930 ) của Đảng ta cũng đã khẳng định : Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nước ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha ngàn đời của dân tộc, phản ánh đáng xu thế của thời đại, phù hơp với quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cả một quá trình tích luỹ về đủ lượng để có một sự biến đổi về chất, chất mới được tạo nên nhưng đồng thời nó lại tạo nên lượng mới. Chúng ta cứ tưởng rằng sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ thì chúng ta sẽ có một nước xã hội chủ nghĩa đích thực; thắng đé quốc, thực dân được thì thắng nghèo nàn, lạc hậu cũng chỉ là vấn đề thời gian; rằng chúng ta có thể dễ dàng tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Có thể nói, nhận thức đó của chúng ta về sự phát triển qúa độ lên chủ nghĩa xã hội là ấu trĩ, sai lạc và duy ý chí. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu lượng mới ở đây là chúng ta cần phải có một thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa chính trong thời kỳ này chúng ta sẽ có những thay đổi phát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... Chính vì nhận thức được điều đó Đảng ta đã có chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biết đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn,phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhưng không làm thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà trái lại, làm cho mục tiêu đó thực hiện một cách có kết quả hơn trên cơ sở nhân thức đúng về chủ nghĩa xã hội, đề ra những hình thức và bước đi thích hợp, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, lịch sử cụ thể và phát triển, chúng ta cần chủ động khắc phục những cách hiểu sai, cách nghĩ, cách làm giản đơn, siêu hình, giáo điều, duy ý chí, trái quy luật. Trên cơ sở quan niệm đúng về chủ nghĩa xã hội, với tinh thân phê phán cách mạng, với sự kiên định mục tiêu lý tưởng và một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đẩm đà bản sắc dân tộc, tương lai tươi sáng của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã và sẽ từng bước được thực hiện hớ một cách sinh động trên đất nước ta.
II. Về sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta
Bên cạnh việc nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta một cách đúng đắn cũng là việc nhận thức thấu đáo về sự phát triển đất nước nên nước ta trong năm qua đã có những đổi mới và phát triển rõ rệt.
Giữa thập niên bảy mươi, với nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, chủ yếu bằng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại sản xuất và mở rộng quy mô hợp tác xã, áp dụng mô hình chủ nghĩa xa hội của Liên Xô, với hy vọng nhanh chóng vó nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vộ, duy ý chí cả về trong lý luận lẫn trong chỉ đạo thực tiễn. Điều đó đã làm cho các mục tiêu của Đại Hội IV của Đảng đề ra đề ra đều không đạt. Và tiếp đó Đại Hội V đề ra những chủ trương lớn: tập trung phát triển nông nghiệp, nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu; ra sức đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng; tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng… Tuy vậy, Đại Hội V vẫn tiếp tụcđường lối do Đại Hội IV đã vạch ra, không phản ánh được đầy đủ tạo nên sự thay đổi. Điều đó làm cho tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam vào những thập niên 80 dường như càng lao nhanh vào khủng hoảng. Từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1986 , tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục trì trệ, lương thực không đủ dùng. Các xí nghiệp luông trong tình trạng “ lãi giả lỗ thật “. Nhà nước bao cấp tràn lan. Lưu thông, phân phối ách tắc. Đời sống nhân dân khó khăn đến cùng cực. Tiêu cực xã hội có điều kiện sinh sôi, nẩy nở. Nhan dan bất bình; họ cảm thấy không htể tiếp tục sống như cũ được nữa. Đảng và Nhà nước cũng thấy không thể duy trì những chính sách và cơ chế cũ. Khủng hoảng kinh tế xã hội đã đến độ nguy hiểm. Chính thời điểm này là điểm nút của sự biến đổi về “chất” (kinh tế xã hôị) sau một quá trình dài thay đổi và tích luỹ đủ về “lượng”. Và bước nhảy của sự biến đổi này được tạo nên do sự sáng tạo và nhận thức đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khi thực hiện công cuộc đổi mới. Việc đó được nêu rõ trong Đại Hội VI tháng 12 năm 1986 đó là : chuyển đổi nền kinh tế của nước ta từ mô hình kế hoạch hoá tâpọ trung, quan liêu, bao cấp, dựa trên ché độ công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới là đường lối sáng tạo độc đáo, độc lập, tự chủ của Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam. Và cũng vì nhận thức đúng đắn việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ mang lại bước nhảy về chất trong các phạm vi tương ứng đó. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội ta nói chung. Cũng như trong bất kỳ một sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trinh đổi mới cũng chỉ có thể là quá trình thay đổi về lượng thích hợp nên Đảng, Nhà nứoc và nhân dân ta đã năm bắt được những thách thức trong công cuộc đổi mới này để từ đó đã có những bứoc đi đúng đắn thể hiện qua việc thực hiện các chỉ tiêu của các kỳ Đại Hội VII, VII, IX. Công cuộc 15 năm đổi mới của đất nước ta qua đã tạo được những thành tựu to lớn:
Kinh tế tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp bình quân hàng năm 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thông, đường sá… được tăng cường. Các nganh dịch vụ và xuất khẩu đều phát triển.
Văn hoá xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội cơ bản ổn định; quốc phong an ninh được tăng cường.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố…
Với những thành tựu đạt đựơc nước ta sẽ có những tiền đề để bứoc vào giai đoạn mới đó là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đắt nước, xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuât, đồng thởi xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bề vững; tăng trưởng kinh tê đi liến với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến độ và công bắng xã hội,bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cuờng quốc phòng an ninh.
III. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Qua những thức tế chứng minh chúng ta dễ dàng thấy rằng việc nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất sẽ mang lại cho chúng ta ý nghĩa phương pháp luận quan trọng mà việc vân dụng chúng sẽ cho phép chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn.
Vì sự thay đổi về lượng và thay đổi vè chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nen trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ đó; phải dưa trên viẹc hiểu đúng đắn vị tré, vai trò và ý nghĩa cảu mỗi loại thay đổi nói trên trong sự phát triển xã hội; phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành thay những thay đổi về chất, từ những thay đổi thay đổi mang tính tiến hoá sang mang tính cách mạng. Xem xét tiến hoá và cácnh mạng trong mối quan hệ biện chứng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và sách lược của Đảng nhằm cải tạo xã hội bằng cách mạng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ đó là tạo cơ sở chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủnghĩa vô chính phủ tả khuynh.
Việc nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa những thay đổi về chất và những thay đổi về lượng cũng như những ý nghĩa phương pháp luân của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề đặt ra do công cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội hiện nay của nước ta.
KẾT LUẬN
Nhận thức là cả một quá trình, thông qua hoạt động thực tiễn, những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nảy sinh và cùng với đó những phương thức giải quyết cũng sẽ xuất hiện. Việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại cũng như vậy. Từ những nhận thức về quy luật trên, chúng ta phải biết vận dụng nó một cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta thì lúc đó chúng ta mới nắm bắt được sự chuyển hoá của một sự vật hay một hiện tượng trong sự phát triển của nó một cách rõ ràng và triệt để.
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng điều đó cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc trong những thập kỉ qua đã tạo lên những thành tựu to lớn. Chính vì vậy chúng ta càng thơngrằng những quan điểm cách mạng và khoa học của Mác – Lênin luôn là những tư tưởng đúng đắn để chúng ta vận dụng cho sự phát triển của đát nước. Đặc biệt, đó là quy luât về mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về chất và giữa sự thay đổi về lượng, đó là những sự chuyển hoá tạo sự nên phát triển của sự vật hay hiện tượng ./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lênin , Học viện quốc gia HCM
Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, IX
Tạp chí triết học , số 3 / 2002 ; số 2 / 2003
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TrietHoc1017.doc