Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay

 Trong bài viết này làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc, độc lập tự do là khát vọng lớn của dân tộc thuộc địa,

đồng thời là quyền thiêng bất khả xâm phạm, độc lập thật sự trong

hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập gắn với cơm no, áo

ấm, hạnh phúc cho mọi người dân, như là nội dung cốt lõi của vấn đề

dân tộc thuộc địa và sự vận dụng quan điểm đó của Đảng ta trong bối

cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SV: Lê Thị Tố Quyên Lớp: ĐHGDCT13 GVHD: ThS. Trƣơng Thị Mỹ Dung Tóm tắt: Trong bài viết này làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, độc lập tự do là khát vọng lớn của dân tộc thuộc địa, đồng thời là quyền thiêng bất khả xâm phạm, độc lập thật sự trong hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập gắn với cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân, như là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa và sự vận dụng quan điểm đó của Đảng ta trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: dân tộc thuộc địa, độc lập dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề Việt Nam, quốc gia đa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vị trí địa lý chiến lƣợc quan trọng. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng bao thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam cũng đã anh dũng chiến thắng, chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Bởi ngƣời dân Việt vì yêu nƣớc nồng nàn mà mƣu trí dũng cảm, kiên cƣờng bất khuất chống giặc ngoại xâm, vì nhân ái, nhân nghĩa mà đoàn kết tƣơng trợ trong cuộc sống, vì yêu đời mà cần cù sáng tạo lao động.. . Với đƣờng lối chiến lƣợc sách lƣợc đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm lấy và phát huy những truyền thống quý báu của ngàn xƣa, dẫn dắt dân tộc ta đấu tranh giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 2. Nội dung 2.1. Quan niệm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là sự kết hợp Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Nhƣng ở nƣớc ta hiện nay trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, cần có những nội dung đáng chú ý hơn là dân tộc ta đã phát huy lòng yêu nƣớc truyền thống và nâng thành lòng yêu nƣớc xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cƣờng, đã phát huy đƣợc sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con ngƣời Việt 76 Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển, sức mạnh ấy bền vững và đƣợc nhân lên nhiều lần trong thời đại ngày nay. Về quyền dân tộc, con ngƣời, Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng độc lập tự do nhƣ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh nƣớc mất nhà tan, tận mắt chứng kiến đƣợc sự áp bức của đế quốc lên tự do độc lập của đất nƣớc, Hồ Chí Minh cho rằng đối với một ngƣời dân mất nƣớc, cái quí nhất trên đời là độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân. Nên ngƣời quyết định ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, trên đƣờng Ngƣời đi khắp các quốc gia trên thế giới, đƣợc tiếp cận nhiều tƣ tƣởng cứu nƣớc khác nhau, theo Hồ Chí Minh, Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự và độc lập hoàn toàn, dân tộc đó phải có đầy đủ quyền về chính trị, kinh tế, an ninhvà toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tƣ tƣởng độc lập dân tộc trong hoà bình chân chính của Ngƣời, nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Từ đó Ngƣời đã xây dựng lý luận giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản, từ ngƣời tìm đƣờng Nguyễn Ái Quốc đã trở thành ngƣời dẫn đƣờng cho dân tộc ta đi đến những thắng lợi quang vinh. Ngƣời cũng đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc với những nội dung quan trọng: Thứ nhất, độc lập tự do nhƣ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, đối với một ngƣời dân mất nƣớc, cái quí nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Chính vì vậy trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, gửi đến Hội nghị Hòa bình Vécxây một bản Yêu sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách đã không đƣợc các tên trùm đế quốc quan tâm giải quyết, nhƣng đƣợc những sự thật ấy rèn luyện, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: “Muốn đƣợc giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lƣợng bản thân mình.” [8, tr.30]. Mùa xuân 1930, Ngƣời đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nƣớc, trong Chánh cƣơng vắn tắt do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn 77 thảo, Ngƣời đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn thiện độc lập” [3, tập 3, tr.1] Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nƣớc, tháng 5-1941 chủ trì Hội nghị Trung ƣơng 8 của Đảng, viết thƣ Kính báo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[ 3, tập 3,tr.198].. Ngƣời chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mƣời chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của nhân dân ta. Cách mạng tháng Tám thành công, ngƣời thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trƣớc quốc dân đồng bào và trƣớc thế giới: “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [3, tập 4, tr.4]. Thứ hai, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn, gắn với hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc. Trong các bức thƣ và điện gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nƣớc vào thời gian đó, Ngƣời đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhƣng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nƣớc” [3, tập4, tr.469]. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền độc lập, Ngƣời ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” [3, tập 4, tr480]. Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đƣa ra một chân lý bất hủ cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [3, tập 12, tr.108]. Đƣợc sự cổ vũ của tinh thần đó, nhân dân hai miền Nam, Bắc đã kiên cƣờng chiến đấu hy sinh, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Điều 1, chƣơng 1 của Hiệp định viết: Hoa kỳ và các nƣớc khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nƣớc Việt Nam nhƣ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận. 78 Thứ ba, Độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo ấm hạnh phúc cho mọi ngƣời dân. Theo Hồ Chí Minh, nếu nƣớc độc lập mà dân không đƣợc hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay, Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc, Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tôi có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn đƣợc tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Ngƣời đã hy sinh trọn đời mình cho” [3, Tập 4, tr.161- 162]. Mục tiêu lý tƣởng đó Unesco đã ghi nhận Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là nhà văn hóa kiệt xuất. 2.2. Sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 2.2.1. Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng của Xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh con ngƣời đƣợc coi nhƣ là sức mạnh dân tộc đồng thời là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc, đó còn đƣợc biểu hiện qua các truyền thống quý báo của dân tộc ta nhƣ yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất cho độc lập tự do và ý thức tự lực tự cƣờng của dân tộc ta. Đây chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc cần phát huy. Thứ nhất: Phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trách nhiệm dân tộc tạo tiền đề cho xây dựng, bảo vệ, phát huy tiềm năng đất nước. Yêu nƣớc là hạt nhân cốt lõi của truyền thống dân tộc ta, nó không chỉ đơn thuần là một tình cảm tự nhiên mà đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, từ thời Vua Hùng dựng nƣớc và 1000 năm Bắc thuộc đến hai cuộc chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Với truyền thống này dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm để đất nƣớc thực sự đƣợc độc lập tự do, có tên trên bản đồ thế giới. Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nƣớc trở thành sức mạnh, thành chủ nghĩa yêu nƣớc, một đạo lí, một lẽ sống mà mọi ngƣời dân đặt lên hàng đầu. Hồ Chí Minh đã từng nói. “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc 79 và lũ cƣớp nƣớc” [3, Tập 6, tr.171]. Lòng yêu nƣớc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cƣờng đã kết liền nhân dân thành một khối vững chắc không tách rời, không gì lay chuyển đƣợc. Tổng hợp các điều trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con ngƣời Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và lòng dũng cảm. Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc thì lòng yêu nƣớc đƣợc Đảng ta tiếp tục phát huy trên nền tảng của Hồ Chí Minh, nếu lòng yêu nƣớc ở thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc là ra sức chiến đấu thì ở thời bình nhƣ hiện nay nó là sự biểu hiện ở tinh thần học hỏi, ra sức rèn đức luyện tài song song để góp phần phát triển đất nƣớc, khẳng định dân tộc ta trên trƣờng quốc tế . Ngày nay, tình hình thế giới và trong nƣớc đã có nhiều đổi thay, vấn đề đặt ra là phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nƣớc nhƣ: Một là, Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, đó là quyền làm chủ của dân tộc, quyền tự quyết định con đƣờng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do thành lập cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc chứ không phải vì mƣu đồ và lợi ích của một nhóm ngƣời nào đó. Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trƣờng của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mƣu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nƣớc, đòi ly khai chia rẻ dân tộc. Hai là, Khơi dậy ý thức dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc giữa vùng đất, vùng biển, vùng trời. Ngày nay bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là tăng cƣờng sức mạnh quốc gia dân tộc. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ đặc biệt là biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc hiện nay và mai sau. Đối với nƣớc ta, đang hội nhập quốc tế, luôn mong muốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nƣớc, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của nhau, cân bằng lợi ích, các bên cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam, của khu vực và của toàn thế giới. Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 80 Thứ hai: Quan tâm, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Mọi con dân đất Việt dù ở đâu đi đâu đều có chung nguồn cội, đều là con Hồng cháu Lạc đƣợc sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, tiếng gọi đồng bào hay dân tộc Âu Lạc là tiếng gọi thân thiết và linh thiêng, đánh thức cội nguồn nòi giống dân tộc, hình thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết từ trong những tình cảm nhỏ nhất từ tình yêu gia đình, làng xóm, quê hƣơng, đất nƣớc và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con ngƣời và cả dân tộc Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc, giữ nƣớc và phát triển đất nƣớc. Đại hội XI nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đƣờng lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4, tr.48]. Để tiếp nối truyền thống của ông cha ta thì trong thời kì thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nƣớc cần quan tâm xây dựng và phát huy tính đại đoàn kết toàn dân tộc. Trƣớc lúc đi xa, Ngƣời căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ƣơng đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng nhƣ giữ gìn con ngƣơi của mắt mình” [3, tập 12, tr.510]. Để vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần chú ý những vấn đề sau đây: Một là, cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nhà nƣớc cần hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốnphù hợp với đặc điểm của vùng miền địa phƣơng. Đối với vùng sản xuất nông nghiệp cần quan tâm khuyến khích ngƣời dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến khích đầu tƣ thành lập hợp tác xã thu mua, chế biến nông sản, hạn chế tình trạng tƣ thƣơng ép giá. Hai là, tăng cƣờng công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhằm nâng cao tƣ tƣởng giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nƣớc và ý thức cảnh giác trƣớc sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đủ về số lƣợng và có chất lƣợng, có uy tín cao.Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phƣơng pháp vận động phù hợp với điều kiện văn hóa các vùng miền. Ba là, Khơi dậy phát huy, sức mạnh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trong tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta phải chủ 81 trƣơng phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc – khơi dậy của chủ nghĩa yêu nƣớc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của lực lƣợng bên ngoài bởi Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” [3, Tập 10, tr.350]. Trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc là để Tổ quốc đƣợc bảo vệ vững chắc, lòng dân an bình, xã hội phát triển về mọi mặt, cho nên phải đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát huy vai trò to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ ba: Phát huy những truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo. Dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính này đƣợc hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn phát huy giá trị truyền thống của con ngƣời dân tộc Việt Nam là điều cần thiết, dân tộc ta chấp nhận hòa nhập học hỏi giao lƣu văn hóa chứ không bao giờ hòa tan. Bởi lẽ, đó là những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc sắc, mang tính trƣờng tồn trong lịch sử của dân tộc mà dựa vào đó các thế hệ mai sau có thể phát huy trên tầm cao mới của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng xã hội chủ nghĩa. 2.2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, đang xuất hiện nhiều vấn đề lý luận nằm trong tổng thể quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhu cầu phát triển đất nƣớc đang đặt ra, đòi lại phải nhận diện và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội vừa mang tính tổng thể, vừa trong những chi tiết, đƣờng nét cụ thể. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu cơ bản của cách mạng, vừa là lợi ích căn bản của quốc gia và là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản nhƣ là: Một là, Lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa, xã hội là nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đòi hỏi chúng ta phải thƣờng xuyên nắm vững và thực hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 82 Hai là, coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Đây là vấn đề rất quan trọng, làm cơ sở để xác định nội dung và những bƣớc đi phù hợp. Ba là, kiến tạo và giữ vững môi trƣờng hòa bình để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Cả trong lý luận và thực tiễn cần khẳng định vấn đề định hƣớng đƣa đất nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của dân tộc và xu thế thời đại đó là mục tiêu của đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết là ở mục tiêu mang đậm bản chất nhân văn này. Qua đó cho thấy các động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, trong đó động lực con ngƣời với nhu cầu và lợi ích của họ giữ vị trí trung tâm. Mặt khác việc phát hiện động lực, có chính sách phát huy và kết hợp các động lực phát triển sẽ làm cho chủ nghĩa xã hội sinh động, năng động và mang tính thực tiễn. Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế cần phát huy tinh thần độc lập, tự chủ kết hợp tiếp thu sáng tạo những thành tựu mới trên các lĩnh vực của thời đại với sự vận động của cách mạng Việt Nam để đề ra đƣờng lối đúng, bảo đảm vừa kiên định nguyên tắc chiến lƣợc, vừa linh hoạt, sáng tạo trong những giải pháp tổ chức. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lƣờng, xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng. Điều đó, tác động nhiều chiều đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 2.2.2. Quan tâm chăm lo đời sống và thực hiện tốt các chính sách cho các dân tộc trong nƣớc. văn minh. Đảng và Nhà nƣớc ta cần tăng cƣờng triển khai nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc ta, đặt biệt ở miền núi nhƣ chính sách dạy và học chữ cho những ngƣời dân tộc thiểu số và tạo điều kiện cho các Đài Phát thanh - Truyền hình phát triển để ngƣời dân dễ dàng kịp thời nắm bắt thông tin, tránh bị lợi dụng. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã đƣợc thể hiện ở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Nghị 83 quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” [5, tr.46]. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao thì phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Ngay cả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trƣớc hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trƣờng sinh thái. Phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cƣờng của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cƣờng sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng và sự giúp đỡ của các địa phƣơng trong cả nƣớc phát triển hơn” [6, tr.35]. Xuất phát từ quan điểm trên cần thực hiện một số nhiệm vụ trƣớc mắt nhƣ: Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trƣớc mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ƣu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc. Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Tăng cƣờng đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, ban hành nhiều chủ trƣơng chính sách ƣu tiên đối với đồng bào dân tộc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cùng với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng và Nhà nƣớc, tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bƣớc chuyển biến, 84 tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đƣợc cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số đƣợc bảo đảm đầy đủ và toàn diện. 3. Kết luận Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, chúng ta cần phải luôn luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để đất nƣớc ngày càng đạt thêm những thành tựu to lớn hơn nữa. Đồng thời việc kế thừa, phát triển tƣ tƣởng dân tộc của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế. Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Ngọc Anh (2013), Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. [2]. Vy Xuân Hoa (2008), “Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhân kỷ niệm 60 năm ngày Nhân quyền thế giới - ngày 10/12)”, Trang Tin Điện tử Ủy Ban dân tộc. [3]. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. ĐCSVN (2001): “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6]. ĐCSVN (2003): “Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.35. [7]. Trần Văn Phòng (2011), “Phát huy vai trò to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. [8]. Trần Dân Tiên (1970), “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh”, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.30.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_quan_diem_ho_chi_minh_ve_doc_lap_dan_toc_o_viet_nam.pdf