Ngày nay, có rất nhiều phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn
diện theo định hướng năng lực đang được áp dụng phổ biến trên thế giới và ở
Việt Nam. Trong đó, đối với giáo dục trẻ mẫu giáo, việc lựa chọn và vận dụng phù
hợp phương pháp giáo dục tích cực có ý nghĩa quan trọng đến quá trình phát triển
nhận thức của trẻ. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu về nhóm các phương pháp
giáo dục tích cực trong giáo dục đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo, môi trường
và điều kiện tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất
quy trình lựa chọn và vận dụng phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với thực
tiễn giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của bài viết có thể
làm cơ sở khoa học cho giáo viên và các cơ sở giáo dục mầm non tham khảo vận
dụng vào thực tiễn giáo dục.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác kỹ năng hoạt động nhóm,
cách diễn đạt ý tưởng và các ý tưởng của trẻ, tính tích cực, linh hoạt khi khám phá
giải quyết tình huống.
- Giáo viên ghi chép cập nhật, chú thích ngay, thường xuyên, kịp thời một cách
ngắn gọn, dễ hiểu khi quan sát trẻ.
- Giáo viên lập các phác đồ thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của trẻ theo giai
đoạn tính bằng tuần.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình về tình trạng nhận thức của trẻ
tại nhà để có thêm cơ sở đánh giá, tìm nguyên nhân để có cách thức, hình thức linh
hoạt tác động đến trẻ có hiệu quả hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Tiêu chí đánh giá
Dựa trên 5 tiêu chí cơ bản:
- Mức độ cảm nhận, cảm thụ, nhận biết của 5 cơ quan cảm giác: Ví dụ về vị giác
trẻ nhận biết được càng nhiều vị càng tốt, về thính giác trẻ cảm nhận, nhận biết được
nhiều âm thanh khác nhau, về thị giác cảm nhận, nhận biết nhiều màu sắc hình dạng
khác nhau của hình ảnh vạn vật, về xúc giác nhận biết nhiều đặc điểm tính chất của
sự vật thông qua tiếp xúc với bề mặt của vật.
- Mức độ phát triển các kỹ năng thao tác tư duy: Ví dụ về kỹ năng quan sát: trẻ
quan sát qua loa hay chăm chú, kỹ năng phân tích vấn đề: trẻ đưa ra nhiều giải thích,
nhận định hay ít, kỹ năng tổng hợp khái quát: trẻ gọi tên sự vật có mang nhiều đặc
điểm chung, đặc trưng cho nhóm hay không.
- Mức độ linh hoạt trong giải quyết vấn đề: Cách giải quyết của trẻ có kịp thời,
có tối ưu cho tình huống hay không, có quyết đoán hay không.
- Mức độ duy trì tính tích cực chủ động trong giải quyết vấn đề: Trẻ có kiên
nhẫn suy nghĩ tìm phương án giải quyết hay không.
- Mức độ thể hiện cảm xúc tích cực của trẻ: Trẻ có vui vẻ, cởi mở, biết phối hợp
nhóm để tìm cách giải quyết hay cáu giận, mâu thuẫn bất đồng ý kiến với nhóm.
Nguyên tắc vận dụng
- Tuyệt đối không áp đặt trẻ hoạt động nếu tâm thế, tâm trạng trẻ chưa sẵn sàng.
- Luôn tạo môi trường, bầu không khí thân thiện vui tươi cởi mở để mời chào
kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành306
- Luôn tôn trọng mọi sản phẩm do trẻ tạo ra, từ sản phẩm tạo hình, nghệ thuật
của trẻ đến các thành quả trẻ đạt được như: trẻ chải tóc, trẻ mặc quần áo ngược cũng
không can thiệp, chỉ góp ý để trẻ cố gắng tự điều chỉnh lần sau. Chấp nhận sản phẩm
và thành quả chưa được tốt của trẻ.
- Yêu thương, quan tâm trẻ chân thành, kiên nhẫn với mọi thắc mắc của trẻ.
- Chấp nhận mọi đặc điểm cá tính của trẻ, không dùng hình phạt bạo lực, nhục
mạ, ám thị chê trách, chỉ nên góp ý động viên trẻ làm lại vào lần sau. Kiên nhẫn tìm
hiểu gần gũi chia sẻ tạo cảm xúc tích cực cho trẻ.
Các hoạt động nhận thức của trẻ
Các hoạt động chính
- Hoạt động tráo thẻ;
- Hoạt động vận động có sáng tạo;
- Hoạt động đọc sách, học chữ tiếng Việt;
- Hoạt động trải nghiệm;
- Hoạt động thiền;
- Hoạt động hình thể;
- Hoạt động nghệ thuật ( tạo hình, âm nhạc, văn học).
Mô tả các hoạt động
- Hoạt động tráo thẻ: Giáo viên sử dụng hệ thống các thẻ về hình, chữ số, chữ
tiếng anh, tiếng việt, chấm tròn... (kích thước thẻ có thẻ tham khảo theo các PPGDTC
kể trên, như của PPGD Glenn Doman)
- Hoạt động vận động có sáng tạo: Trẻ sử dụng bộ đồ chơi có thể tháo lắp ghép
tự do để tạo ra cái trẻ muốn chơi. Ví dụ trẻ có thể lắp ghép ngôi nhà chui ra chui vào,
lắp ghép cầu khỉ, cầu tuột, đường đi
- Hoạt động đọc sách - học chữ tiếng Việt: Trẻ sẽ được làm quen và dần hình
thành kỹ năng đọc sách, thói quen yêu thích sách, làm quen các con chữ tiếng Việt
một cách vô thức.
- Hoạt động trải nghiệm: Trẻ tự giác căn cứ vào bảng phân công công việc của
trẻ để tự chuẩn bị các hoạt động phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của chính trẻ như
chuẩn bị giờ ăn, quét, lau dọn phòng thời gian thực hiện bắt đầu từ giờ đón đến
giờ về của trẻ.
- Hoạt động thiền: Trẻ sẽ được mỗi ngày 15 phút trước khi ngủ trưa làm quen
với thao tác thiền: ngồi thẳng lưng, mắt nhắm, thả lỏng người, không nói, không
Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 307
cười, không suy nghĩ, tập trung nghe nhạc thiền. Sau đó trẻ được ngủ và chìm trong
nhạc thiền.
- Hoạt động hình thể: Trẻ được chơi các trò chơi phối hợp tay nọ chân kia, chơi
các ngón tay để giúp kích hoạt não bộ và cân bằng não.
Hoạt động nghệ thuật: Trẻ được tự do thể hiện ý tưởng, suy nghĩ thể hiện qua
sản phẩm tạo hình, qua các vận động theo nhạc
Cách tổ chức
- Giáo viên linh hoạt sắp xếp dàn trải 7 hoạt động cho các múi giờ trong 1 ngày,
không bó hẹp chỉ tổ chức vào 1 buổi sáng.
- Các hoạt động phải đảm bảo tính thường xuyên liên tục.
- Giáo viên phải có sự ghi chép cẩn trọng việc quan sát trẻ về nhiều mặt như
hứng thú, ngôn ngữ, cách phối hợp, cách giải quyết vấn đề của trẻ như thế nào, phải
nhận ra được sự thay đổi dù tốt hay không của trẻ.
- Nhắc trẻ thực hiện nhiệm vụ đã phân công để tạo cho trẻ có thói quen nề nếp,
có ý thức trách nhiệm trong công việc.
Tóm lại, trong phạm vi bài viết ngắn tác giả giới hạn nội dung ở mức độ giới
thiệu về qui trình vận dụng các PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ
thông qua 7 hoạt động cơ bản. Hệ thống các hoạt động này là sự vận dụng linh hoạt
từ những nghiên cứu bước đầu của tác giả nên sẽ còn cần phải tiếp tục nghiên cứu
để hoàn thiện qui trình trên một cách khoa học.
6. Kết luận
Các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn thay đổi tác động vào ý
thức nhận thức của con người thông qua cảm nhận, nhận biết của 5 giác quan. Từ
đó hình thành ý thức hệ cho chính mỗi cá thể nhận thức được nó. Tùy vào mức độ
nhạy cảm nhận biết tốt, tinh tế của các giác quan mà hình ảnh của thế giới quan được
phản ánh một cách phong phú trong ý thức con người bấy nhiêu. Do đó việc quan
trọng không phải là nhồi nhét kiến thức vào não đứa trẻ mà phải biết cách tạo môi
trường kích thích để các giác quan được rèn luyện, tức với trẻ mầm non giáo viên
phải biết tổ chức hoạt động nhận thức sao cho trẻ được trải nghiệm, khám phá càng
nhiều càng tốt.
Trên đây chỉ là những chia sẻ về những nghiên cứu tìm hiểu khái quát về tổ
chức hoạt động nhận thức cho trẻ, về các xu hướng vận dụng PPGDTC trong nuôi
dạy trẻ, qua đó thể hiện góc nhìn hẹp về thực trạng tổ chức hoạt động nhận thức cho
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành308
trẻ tại trường học. Cuối cùng bài viết trình bày cô đọng qui trình vận dụng PPGDTC
trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Kết quả bài viết có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho giáo dục mầm non, cho đối tượng là cha mẹ quan tâm
đến phát triển năng lực nhận thức con trẻ tại gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Charles H. Cranford (2014) Phát triển não phải, bản dịch NXB Văn hóa - Thông tin.
2. Maria Motessori (2014), Giáo dục vì thế giới mới, NXB Tri thức.
3. Trần Hân (2013), Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Hồng Bàng.
4. Trần Hân (2013), Phương pháp giáo dục con của người Mỹ, NXB Văn hóa - Thông
tin.
5. Glenn Doman, Janet Doman (2013), Dạy trẻ thông minh sớm, Mai Hoa dịch, NXB
Lao động, Công ty sách Thái Hà.
6. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền (2001), Từ điển
Giáo dục học.
7. Nguyễn Văn Tường (2010), chuyên đề: Tâm lý học nhận thức, Trung tâm Nghiên
cứu tâm lý trẻ em.
8. Hoàng Phê (2018), Từ điển tiếng việt, NXB Hồng Đức.
9. Phan Thị Hồng Vinh (2010), Phương pháp dạy học, giáo dục học, NXB Đại học Sư
phạm.
10. Từ điển triết học, NXB Tiến bộ, 1986.
11. Lê Thị Hường (3/2019), Nâng cao năng lực tự học cho giáo viên trong giai đoạn
chuẩn bị thực hiện chương trình phổ thông mới” Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải
pháp quản lý thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa
mới tại Đà Nẵng tháng 3/2019.
Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 309
APPLICATION OF THE EXCELLENT EDUCATION METHOD ORGANIZATION OF
OPERATION AWARENESS FOR KINDERGARTEN CHILDREN
Abstract: Today, there are many methods of education that help children develop
comprehensively according to their competencies, which are widely applied in
the world and in Vietnam. In particular, for preschool education, the selection
and application of appropriate methods of active education are important to
the cognitive development process of children. Therefore, the article focuses
on research on the group of active educational methods in educating cognitive
characteristics of preschool children, the environment and conditions for organizing
cognitive activities for children. On that basis, the article proposes the process of
selecting and applying positive educational methods in accordance with preschool
educational practice in our country today. Research results of the article can serve
as a scientific basis for teachers and preschool institutions to refer and apply to
educational practice.
Keywords: Positive education method, Process, Cognitive activities, Preschool
children.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_phuong_phap_giao_duc_tich_cuc_trong_to_chuc_hoat_do.pdf