Bài viết này nhằm giới thiệu mô hình “lớp học đảo ngược” – Flipped Classroom và việc áp dụng mô hình này vào việc giảng dạy các học phần Tin học đại cương, Mạng máy tính, Quản lý hệ thống máy tính ở trường Đại học Hùng Vương, những điểm giống nhau, khác nhau khi triển khai. Từ đó chỉ ra những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi triển khai mô hình “lớp học đảo ngược” tại các cơ sở đào tạo Đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mà cụ thể là bồi dưỡng năng lực người học
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học các học phần: Tin học đại cương, Mạng máy tính, Quản lý hệ thống máy tính của trường Đại học Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯ C TRONG
DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG,
MẠNG MÁY TÍNH, QUẢN LÝ HỆ THỐNG MÁY TÍNH
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Nguyễn Kiên Trung1, Nguyễn Thị Hảo2
Tóm tắt: Bài viết này nhằm giới thiệu mô hình “lớp học đảo ngược” – Flipped
Classroom và việc áp dụng mô hình này vào việc giảng dạy các học phần Tin học đại cương,
Mạng máy tính, Quản lý hệ thống máy tính ở trường Đại học Hùng Vương, những điểm
giống nhau, khác nhau khi triển khai. Từ đó chỉ ra những lợi ích cũng như những điểm cần
lưu ý khi triển khai mô hình “lớp học đảo ngược” tại các cơ sở đào tạo Đại học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục mà cụ thể là bồi dưỡng năng lực người học.
Từ khóa: Lớp học đảo ngược, Dạy học trực tuyến, Thực hành tương tác ảo, Edomodo.
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu trong giáo
dục ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục
thiên niên kỉ là đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng
tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác.
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng vào
thực tiễn dạy học các môn học hiệu quả. Các phương pháp dạy học hiện đại đều có mục tiêu
trung tâm là người học, phát huy năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện
và giải quyết vấn đề của người học.
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những
phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài
như thường lệ, giảng viên lại là một người hướng dẫn, ngược lại người học thay vì tiếp thu
kiến thức một cách thụ động từ giảng viên, sinh viên s phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự
mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học.
Mô hình này giúp sinh viên phát huy và r n luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ
quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám
phá tri thức.
Ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Hùng Vương có lợi thế về ứng
dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nên rất nhanh chóng tiếp cận phương pháp
dạy học đảo ngược và thu được nhiều kết quả tích cực. Phần sau bài báo s trình bày chi
1. ThS, Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ)
2 . ThS, Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ)
112
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC...
tiết hơn về vấn đề này.
2. N i dung
2.1. Tổng quát về mô h nh dạy học đảo ngược
2.1.1. Mô hình dạy học đảo ngược là gì?
Trong lớp học truyền thống, người học s được nghe giảng bài, và sau đó làm bài tập
thực hành tại lớp hoặc tại nhà để xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức. Ngược lại, theo tác
giả Nguyễn Chính [1], Trần Khánh Đức [2], Nguyễn Văn Lợi [4], Ash, K.Aug [7] đối với
mô hình “Lớp học đảo ngược”, người học s phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua
đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình,
trình chiếu PowerPoint, các phần mềm mô phỏng và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng
trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên
lớp s dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn
đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giảng viên thay vì thuyết
giảng, trong lớp học giảng viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp sinh viên
giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới.
Như vậy, nhờ vào phương tiện lưu trữ bằng công nghệ thông tin, bài giảng có thể tái
sử dụng dễ dàng, đặc biệt là người học có thể nghe, xem, thực hành nhiều lần cho đến khi
hiểu bài. Vì vậy, mô hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thông tin kiến thức. Những
sinh viên tiếp thu chậm có nhiều cơ hội để tiêu hóa kiến thức thông tin.
Ngoài ra, giảng viên không lo sợ bài giảng “bị cháy giáo án”, sinh viên không phải
lo lắng về áp lực phải hoàn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều thời gian để
thảo luận và làm bài trên lớp cùng với bạn b dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Thêm nữa, lớp học đảo ngược tạo môi trường dạy học tăng cường tiếp xúc và tương
tác giữa thầy và trò, và giữa trò với nhau, là sự kết hợp giữa dạy trực tiếp và học thông qua
xây dựng kiến thức, tạo ra cơ hội cá nhân hoá quá trình giáo dục, chứ không phải là một sự
thay thế người thầy hoàn toàn bằng băng ghi hình như mô hình học trực tuyến.
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện quan trọng để triển khai lớp
học đảo ngược. Cụ thể, các công cụ công nghệ thông tin s hỗ trợ người học [3, 5, 6]:
- Nắm bắt được các nội dung chính một cách thuận lợi, phù hợp năng lực, phong cách học
và với tốc độ học tập (ví dụ: tài liệu bài giảng số hóa, các nội dung đa phương tiện tương tác).
- Trình bày các học liệu phù hợp với phong cách học, phương thức học khác nhau (ví dụ: văn
bản, video, âm thanh, đa phương tiện).
- Tạo cơ hội thảo luận, trao đổi và tương tác trong và ngoài lớp học (ví dụ: các công
cụ trao đổi trực tuyến, chia s xã hội, trả lời khảo sát, bỏ phiếu, các công cụ thảo luận, công
cụ tạo nội dung).
- Cung cấp thông tin kịp thời cho phép tạo các cảnh báo, cập nhật và nhắc nhở người
học (ví dụ: micro-blogging, công cụ thông báo).
113
NGUYỄN KIÊN TRUNG, NGUYỄN THỊ HẢO
- Cung cấp thông tin phản hồi tức thì, ẩn danh cho người dạy và người học nhằm mục
đích đánh giá và đánh giá cải tiến, điều chỉnh vì sự tiến bộ của người học (ví dụ: câu hỏi
kiểm tra nhanh, câu hỏi thăm dò/khảo sát, các công cụ đánh giá theo tiến trình).
- Thu thập dữ liệu về sự tiến bộ và thành tích học tập của người học, dự báo các khó
khăn, thách thức đối với người học.
Flipped mastery - Nguyên tắc học nắm vững kiến thức trong lớp học đảo ngược [5].
Theo lớp học truyền thống, mỗi bài học trên lớp đều có lượng thời gian nhất định. Sinh viên
chưa nắm vững s không có thêm thời gian để kịp hiểu bài. Nguyên tắc học nắm vững kiến
thức loại bỏ cách tiếp cận trên, thay vào đó yêu cầu mỗi sinh viên nắm vững bài học trước
khi chuyển sang bài khác. Ở lớp học đảo ngược, sinh viên xem bài giảng và làm bài tập của
mình khi họ đã nắm vững bài trước.
2.1.3. Mô hình giảng dạy
Mô hình giảng dạy được mô tả như hình dưới đây:
Mỗi bài học theo mô h nh này đư c thực hi n theo các bư c sau:
Bư c 1: Trư c giờ học trên l p
Giảng viên : Tạo 1 bài giảng
đi n t cho sinh viên tự học ở nhà
Thứ nhất, sử dụng điện thoại
thông minh để ghi lại video bài
giảng theo cách “truyền thống” hoặc
có thể sưu tầm thông qua các video
giảng dạy chất lượng, phù hợp với
bài giảng.
Thứ hai, sử dụng ứng dụng
chụp ảnh màn hình để ghi lại những
gì xảy ra trên màn hình, k m theo
bình luận của giảng viên.
Thứ ba, sử dụng phần mềm xây dựng bài giảng E-learning để xây dựng bài giảng.
Dạy học đảo ngược có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên
môn, năng lực sư phạm và kỹ năng sử dụng IT trong giảng dạy của giảng viên. Tất cả năng
lực của giảng viên được thể hiện qua việc xây dựng video bài giảng một cách khoa học, phù
hợp với đối tượng người học. Kịch bản sư phạm cũng như giáo án của cách dạy đảo ngược
s khác về bản chất với dạy học truyền thống. Kịch bản và giáo án của giảng viên gồm 2
phần chính: Bài giảng điện tử và các tình huống giảng viên tương tác với sinh viên ở lớp.
Giữa nội dung bài giảng điện tử cho sinh viên xem trước ở nhà với nội dung thảo luận trên
lớp phải đảm bảo kết cấu hài hòa và hợp lý, cập nhật những nội dung mới.
Sinh viên: Tự học, tự nghiên cứu với bài giảng điện tử của giảng viên và chuẩn bị
phần thực hành trên lớp. Việc học tập bị đảo ngược là nhằm biến sinh viên thành trung tâm,
Hình 1. Mô hình lớp học đảo ngược
114
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC...
thay vì giảng viên điều khiển sinh viên, giờ đây sinh viên chủ động nghiên cứu bài giảng
điện tử để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến
lớp đã có những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan.
Kỹ năng cần có của sinh viên: Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin, kỹ năng tìm
kiếm tri thức trên mạng, kỹ năng tự học và cá nhân hóa việc học tập của bản thân.
Bư c 2: Trong giờ học
Giảng viên trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá sinh viên tại lớp. Giảng viên
không dạy mà chủ yếu hướng dẫn các sinh viên làm bài tập, tìm hiểu các kiến thức chưa
hiểu của sinh viên, tìm ra những phương pháp làm bài hay nhất, tối ưu nhất cho sinh
viên. Do cá nhân hóa người học nên việc dạy của giảng viên ở các lớp khác nhau thì tình
huống cũng như cách xử lý sư phạm s khác nhau. Kỹ năng của giảng viên giống như
người dẫn chương trình.
Sinh viên: Thực hành ứng dụng các khái niệm chính cùng với phản hồi từ giảng viên
và các sinh viên khác. Bằng cách làm này, sinh viên được phát triển các kĩ năng cần thiết, đó
là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng công nghệ.
Bư c 3: Ngoài l p học, sau giờ học
Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện, giảng
viên s hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của sinh viên qua mạng.
Sinh viên: Kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm.
Sinh viên có thể viết nhật ký hoặc blog, họ có thể cập nhật những gì họ đã học được hoặc
cần phải tập trung vào tiếp theo. Sinh viên cũng có thể sử dụng blog hoặc nhật ký của mình
để làm một lưu ý bất kì.
Sau bước 3, giảng viên chuyển sang bước 1 để tạo bài giảng điện tử mới hoặc bổ sung
nội dung bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của sinh viên hiện tại.
Sinh viên cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu bài giảng mới của giảng viên.
2.2. Vận d ng mô h nh lớp học đảo ngược ở các học phần: Tin học đại cương,
Mạng máy tính, Quản lý hệ thống máy tính c a Trường Đại học Hùng Vương
Cả 3 học phần nêu trên đều vận dụng theo mô hình đã được đề cập ở mục 2.1.3. Tuy
vậy thực tế do đặc thù của mỗi học phần, khi áp dụng trong thực tiễn bắt buộc phải có những
điểm khác nhau.
2.2.1. Những điểm giống nhau khi triển khai
a) Dạy học đảo ngư c dựa trên công c học trực tuyến Elearning
Trường Đại học Hùng Vương đã xây dựng Website dạy học trực tuyến với mục tiêu
phục vụ tốt nhất cho mô hình dạy học đảo ngược. Địa chỉ Website là:
edu.vn/. Giao diện Website dạy học trực tuyến của trường Đại học Hùng Vương gồm các
phần: Trang chủ, khóa học, phản hồi, tin tức, liên hệ. Sau khi truy cập bạn s thấy các khóa
học nổi bật.
115
NGUYỄN KIÊN TRUNG, NGUYỄN THỊ HẢO
Hình 2. Một số học phần đã được thiết kế để học trực tuyến
Sau đây bài báo xin tr nh bày ví d v học phần Tin học đại cương.
Bư c 1. Ổn định t chức l p học
Bao gồm các hoạt động: Cấp tài khoản cho sinh viên; tham gia các hoạt động trước
khóa học; tham gia các hoạt động làm quen; làm bài tập thăm dò trước khóa học. Sinh viên
có thể tự đăng ký tài khoản của mình, thông qua giao diện như hình ảnh dưới đây:
Hình 3. Giao diện đăng ký tài khoản khóa học
Sau đó sinh viên s yêu cầu tham gia các khóa học trực tuyến và giảng viên s xác
nhận đồng ý.
Khóa học Tin học đại cương được bố trí như sau:
- Bài học: Cung cấp đầy đủ nội dung của khóa học bao gồm tài liệu và Slide
- Tài liệu: Bao gồm các tài liệu tham khảo thêm, các bài tập luyện tập
- Thành viên: Các tài khoản sinh viên được phép tham gia khóa học
- Phản hồi: Sinh viên gửi phản hồi cho giảng viên
- Lịch học: Cung cấp lịch học của khóa học
Bước 2. Tổ chức dạy học các chủ đề của khóa học.
Giảng viên yêu cầu các sinh viên đọc trước các bài giảng theo các chủ đề của khóa học
ở mục bài học và tài liệu. Quy trình như sau:
Học bài giảng và bài đọc tham khảo; làm bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học bài
116
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC...
giảng; làm bài tập cá nhân; làm bài tập
nhóm; tham gia thảo luận trực tuyến;
làm bài tập đánh giá hết chủ đề; làm bài
tập đúc kết; tổng kết đánh giá điểm; kho
dữ liệu trực tuyến; diễn đàn lấy ý kiến
phản hồi của sinh viên.
Ngoài ra hệ thống có diễn đàn để
sinh viên và giảng viên có thể trao đổi
nếu có thắc mắc.
Bư c 3. T chức dạy học thực
hành trực tuyến
Giảng viên yêu cầu sinh viên thực hành các bài tập liên quan đến Word, Excel,
Powerpoint và gửi lại bài cho giảng viên thông qua công cụ gửi bài trên chính Website học
trực tuyến.
Bư c 4: T chức dạy học trên l p
Trên lớp học chủ yếu sinh viên thực hành các bài tập về Word, Excel, PowerPoint. Số
lượng bài tập, độ khó, dễ do giảng viên quyết định phụ thuộc vào kết quả học trực tuyến và
rút kinh nghiệm qua các buổi học trước. Giảng viên thực hiện trao đổi, thảo luận, kiểm tra
đánh giá, phát triển năng lực của sinh viên tại lớp.
Bư c 5. T ng kết đánh giá đi m quá tr nh khóa học.
Giảng viên có thể tạo các bài tập cho sinh viên dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm hay tự
luận, thực hành trên Website dạy học trực tuyến của nhà trường.
Ngoài ra giảng viên cũng kiểm tra thường xuyên trong mỗi buổi học trên lớp để có thể
có kết quả đánh giá chính xác, khách quan nhất về quá trình học của sinh viên.
Bư c 6. T chức thi giữa học phần và kết thúc học phần.
Thi giữa học phần và kết thúc học phần theo quy định của nhà trường, đó là thi thực
hành trên máy tính ngay tại lớp. Điều này cho kết quả chính xác, khách quan nhất về điểm
số kết thúc học phần của sinh viên, điểm tổng kết học phần.
Ngoài ra giảng viên hoàn toàn có thể kiểm soát thời gian học bài của sinh viên thông
qua công cụ học trực tuyến, điều đó giúp giám sát chính xác thời lượng học bài của mỗi sinh
viên. Việc tổ chức dạy học với các học phần khác hoàn toàn tương tự.
b) Dạy học đảo ngư c dựa trên công c Edmodo
Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội, không chỉ phân phối thông
tin của giảng viên hay bảng điểm. Giảng viên có thể chia s le, link, bài học, điểm số cũng
như các thông báo, cập nhật, trò chuyện với sinh viên như trên Facebook wall, khảo sát sinh
viên, quản lý lớp học bằng lịch. Sinh viên có thể liên hệ người chỉ dẫn trực tiếp, nhắn cho
các bạn học khác, tương tác với không gian, thảo luận công khai và thậm chí là có thể truy
Hình 4. Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề.
117
NGUYỄN KIÊN TRUNG, NGUYỄN THỊ HẢO
cập Edmodo từ điện thoại di động thông qua trang web được tối ưu hóa cho di động để xem
bài giảng...
Công cụ Edmodo được thiết kế trực quan, dễ dùng và được sử dụng miễn phí, không
cần tự xây dựng. Đây là công cụ đắc lực cho các trường Đại học chưa xây dựng Website dạy
học trực tuyến. Chúng tôi xin đưa ra quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược bằng
công cụ Edmodo. Truy cập thông qua địa chỉ sau: https://www.edmodo.com/.
Bước 01: Lập tài khoản Edmodo, tạo nhóm lớp học, thêm sinh viên vào lớp học
Bước 02: Xây dựng các bài giảng, video, vào đưa lên lớp học
Bước 03: Đặt các câu hỏi, bài tập, giao nhiệm vụ cho sinh viên, thời gian hoàn thành.
Bước 04: Kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên và nhận xét, đánh giá mức
độ hiểu bài của sinh viên từ đó xây dựng các câu hỏi, trao đổi và giải đáp cho sinh viên ở lớp.
Bước 05: Giảng dạy trên lớp, trao đổi, giải
đáp thắc mắc, gợi mở các vấn đề mở rộng
2.2.2. Những điểm khác nhau khi triển
khai
Đối với học phần Tin học đại cương, công
cụ thực hành đó là phần mềm Word, Excel,
PowerPoint do đó sinh viên có thể thực hành ở
nhà. Ở một số học phần, nội dung thực hành đòi
hỏi phải có thiết bị dẫn đến quá trình chuẩn bị
bài học ở nhà của sinh viên rất khó khăn. Do đó ở một số học phần dạy học đảo ngược cần
dựa trên công cụ phần mềm thực hành tương tác ảo để hỗ trợ dạy học thực hành. Cùng với
sự phát triển của đồ họa và công nghệ thực tại ảo đã cho ra đời nhiều phần mềm dạy học
tương tác ảo. Việc sử dụng những phần mềm này trong dạy học thực hành s đem lại những
hiệu quả nhất định:
- Quá trình tương tác được thực hiện qua phần mềm dạy học trên máy tính và mạng
chứ không phải trên vật thật trong thực hành truyền thống.
- Vai trò của người dạy là hướng dẫn người học sử dụng phần mềm và định hướng
phương án để giải quyết nhiệm vụ thực hành đặt ra. Người học chủ động và thoải mái thực
hiện trên phần mềm, có thể thử sai nhiều lần mà không sợ nguy hiểm và tốn kém.
- Do được làm nhiều lần trên phần mềm tương tác cho nên người học không những
chỉ biết làm mà còn làm thành thạo mà không mất nhiều thời gian đi thực hành.
- Giảng viên có thể cung cấp miễn phí phần mềm này cho sinh viên cài đặt trên máy
tính cá nhân của mình hoặc đưa lên mạng. Sinh viên có thể thực hành ở nhà tùy thích mà
không phải chờ đến giờ thực hành. Như vậy sinh viên có thể thử nghiệm những sáng tạo của
mình tùy thích cho tới khi khám phá ra cái mới.
Vậy giải pháp đưa ra ở đây là kết hợp giữa phần mềm thực hành tương tác ảo với
phòng thực hành thật để hình thành tay nghề cho sinh viên. Sinh viên phải thực hành thành
Hình 5. Tạo bài tập kiểm tra trực tuyến
118
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC...
thạo trên phần mềm thực hành ảo sau đó mới được thực hành thực. Như vậy thời gian để
giảng viên luyện tay nghề cho sinh viên trên thiết bị thực s rút ngắn.
Thực tiễn ở ngành CNTT của trường Đại học Hùng Vương đang áp dụng để giảng
dạy các học phần Mạng máy tính và Quản lý hệ thống máy tính.
2.3. M t s lưu khi áp d ng mô h nh dạy học đảo ngư c
Qua thực tiễn áp dụng mô hình lớp học đảo ngược ở trường Đại học Hùng Vương
chúng tôi thu được kết quả và một số nhận xét sau:
- Kết quả học tập của sinh viên theo mô hình lớp học đảo ngược cao hơn kết quả học
tập theo mô hình lớp học truyền thống. Dưới đây là ví dụ so sánh mô hình lớp học đảo ngược
sử dụng cho năm học 2018-2019, mô hình lớp học truyền thống áp dụng cho năm học 2017-
2018 cho học phần Mạng máy tính đã
nêu ở trên về tỷ lệ sinh viên đạt điểm
tổng kết A, B, C, D, F.
- Thông qua các phiếu khảo sát,
92% sinh viên cho rằng mô hình lớp
học đảo ngược áp dụng ở học phần: Tin
học đại cương, Mạng máy tính, Quản
lý hệ thống máy tính mang lại hiệu quả
tích cực, giúp sinh viên nâng cao khả
năng tự học, tiếp thu bài và kết quả học
tập.
- Giảng viên phải mất rất nhiều
thời gian để chuẩn bị bài giảng điện tử
để đưa lên mạng, cũng như trình độ sử
dụng CNTT của giảng viên. Tuy nhiên,
về lâu dài, giảng viên có thể tiết kiệm
thời gian khi sử dụng bài giảng nhiều
lần, nhưng cũng phải thường xuyên
điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các thông
tin mới.
- Sự bình đẳng về công nghệ giữa
người học với nhau, có thể là rào cản
đối với việc học tập của sinh viên thiếu
cơ hội tiếp cận với công nghệ. Điều này
có thể khắc phục khi người học được
hướng dẫn ngay từ đầu các kỹ năng cơ bản ứng dụng CNTT trong học tập.
- Nhiều sinh viên chưa có thói quen học tập theo mô hình này, nên s gặp khó khăn
và thậm chí lơ là không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tuy nhiên, giảng viên có thể
kiểm soát sinh viên thông qua các hoạt động hỗ trợ như trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi và yêu
Hình 6. Sử dụng phần mềm IT Essentials Virtu-
al Destop trong giảng dạy học phần Quản lý hệ
thống máy tính
Hình 7. Sử dụng phần mềm Cisco Packet Tracer
trong giảng dạy học phần Mạng máy tính.
119
NGUYỄN KIÊN TRUNG, NGUYỄN THỊ HẢO
cầu sinh viên trả lời khi nghe bài giảng ở nhà, theo dõi thông qua hệ thống quản lý hoạt động
truy cập của người học.
- Việc chuyển đổi vai trò từ truyền thụ sang hướng dẫn có l rào cản lớn nhất đối với
bản thân của mỗi người Thầy.
- Công cụ để thực hiện dạy học đảo ngược: Hiện tại trường Đại học Hùng Vương đã
tự xây dựng Website dạy học trực tuyến
đó là công cụ rất hiệu quả giúp triển khai
dạy học đảo ngược. Tuy vậy có một số
công cụ khác đang được cung cấp hoàn
toàn miễn phí có chức năng tương tự ví
dụ: Edmodo. Edmodo là mạng xã hội
giáo dục cung cấp rất nhiều chức năng
cho phép triển khai dạy học trực tuyến.
- Mô hình “Lớp học đảo ngược”
không phải có thể vận dụng cho tất cả
nội dung dạy học, vì vậy giảng viên cần
phải có sự chọn lọc khi sử dụng mô hình
này. Chúng tôi nhận thấy rằng mô hình
này phù hợp với việc giảng dạy các khái
niệm cơ bản, mô hình, cơ chế hoạt động, hoặc kiến thức thuộc loại quy trình (procedural
knowledge), phương thức này cũng sử dụng hiệu quả đối với dạy học bằng dự án.
3. Kết luận
Bài viết đã trình bày một số vấn đề lí luận và thực tiễn ứng dụng một mô hình dạy học
kết hợp có tên là “dạy học đảo ngược”. Qua tổng hợp nghiên cứu, phân tích điểm mạnh và
hạn chế của mô hình này, chúng tôi cho rằng có thể ứng dụng mô hình dạy học này trong
hầu hết các trường Đại học ở Việt Nam. Mặc dù, đây chỉ là một trong nhiều mô hình thiết kế
dạy học, nhưng lựa chọn ứng dụng thiết kế này có chọn lọc s giúp cho hoạt động dạy học
trở nên đa dạng và thú vị hơn đối với người học.
Mặc dù xét về kết quả học tập, mô hình này chưa mang lại tác động vượt trội so với
mô hình dạy học truyền thống, nhưng từ những hiểu biết về mô hình lớp học đảo ngược, có
thể khẳng định rằng nó s giúp nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời
tạo ra thói quen học hợp tác ở người học, những thái độ và kỹ năng không thể thiếu đối với
người công dân tương lai, cho dù ở trong hoàn cảnh văn hoá xã hội nào. Để ứng dụng tốt
mô hình này, điều quan trọng là thiết kế các hoạt động sao cho thu hút người học và gắn kết
người học thành một cộng đồng học tập.
Bài báo đưa ra việc áp dụng mô hình dạy học đảo ngược ở một số học phần của ngành
Công nghệ thông tin của trường Đại học Hùng Vương sử dụng công cụ dạy học trực tuyến
Elearning và các phần mềm thực hành ảo. Các giảng viên có thể tham khảo mô hình này để
xây dựng những bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm đem lại hiệu quả cao trong
Hình 8. So sánh kết quả giữa mô hình lớp học
truyền thống và mô hình lớp học đảo ngược ở
học phần Mạng máy tính năm học 2018-2019
và 2017-2018
120
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC...
dạy học, phát triển năng lực tự học của sinh viên. Tất nhiên về công cụ để triển khai ở mỗi
trường Đại học có khác nhau, bài báo cũng giới thiệu mạng xã hội giáo dục Edmodo dành
cho những trường Đại học chưa có hệ thống học trực tuyến Elearning.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Chính (2016), “Dạy học theo mô hình Flipped Classroom”, báo Tia Sáng- Bộ
Khoa học Công Nghệ, ngày 4/4/2016.
[2]. Trần Khánh Đức (2013), “Lý luận và Phương pháp dạy học hiện đại (phát triển năng lực
và tư duy sáng tạo)”, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3]. Nguyễn Quốc Khánh (2016), “Tổ chức lớp học đảo ngược dạy học phần kiến trúc máy
tính với sự hỗ trợ của hệ thống học tập trực tuyến”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 127,
trang 1-4.
[4] Nguyễn Văn Lợi (2014), “Lớp học đảo ngược- mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực
tuyến”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 34.
[5] Trần Tín Nghĩa (2016), “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong hoạt động dạy học
ngoại ngữ”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ số 46.
[6] Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng (2015), “Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo
ngược trong B-learning”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8A.
[7] Ash, K.Aug (2012), “Educators Evaluate “Flipped Classroom” Bene ts and drawback
seen in replacing lectures with ondemand video”, Education Week 32 (2).
APPLYING THE "FLIPPED CLASSROOM" MODEL IN SUBJECTS CLASSES:
GENERAL INFORMATION TECHNOLOGY, COMPUTER NETWORKS,
AND COMPUTER SYSTEMS MANAGEMENT AT THE HUNG VUONG
UNIVERSITY
NGUYEN KIEN TRUNG, NGUYEN THI HAO
Hung Vuong University (Phu Tho)
Abstract: This article aims to introduce “Flipped Classroom” and its application
in subjects teaching: General Information, Computer Networks, and Computer Systems
Management at the Hung Vuong University and the similarities, different when deployed.
From there, point out the bene ts as well as points to note when implementing the "Flipped
Classroom" model at the higher education institutions in order to improve the quality of
education, in particular, fostering learners' competence.
Keywords: Flipped learning, Online teaching, Virtual interactive practice, Edmodo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_cac_hoc_pha.pdf