Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, bất kể một doanh nghiệp nào cũng phải nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cùng những cơ hội và thách thức mà môi trường kinh doanh có thể mang lại, từ đó xác lập lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng cho mình để tồn tại trong nền kinh tế. Mô hình “Năm lực lượng” của Michael Porter được ra đời năm 1979 với nội dung tìm hiểu mức độ cạnh tranh trong một ngành bằng cách phân tích 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh, đó là:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp;
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng;
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn;
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế;
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng mô hình này để xác định cơ hội và thách thức, xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không, và xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty thông tin di động Mobifone.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra áp lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức của Mobifone
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Tại thị trường Việt Nam, giai đoạn 2006-2010.
4. Hướng tiếp cận:
- Sử dụng mô hình 5 lực lượng của Michael Porter để phân tích.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của m.porter để phân tích tình hình cạnh tranh của dịch vụ thông tin di động của mobifone trên thị trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
LỜI MỞ ĐẦU
Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, bất kể một doanh nghiệp nào cũng phải nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cùng những cơ hội và thách thức mà môi trường kinh doanh có thể mang lại, từ đó xác lập lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng cho mình để tồn tại trong nền kinh tế. Mô hình “Năm lực lượng” của Michael Porter được ra đời năm 1979 với nội dung tìm hiểu mức độ cạnh tranh trong một ngành bằng cách phân tích 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh, đó là:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp;
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng;
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn;
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế;
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng mô hình này để xác định cơ hội và thách thức, xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không, và xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty thông tin di động Mobifone.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra áp lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức của Mobifone
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Tại thị trường Việt Nam, giai đoạn 2006-2010.
4. Hướng tiếp cận:
- Sử dụng mô hình 5 lực lượng của Michael Porter để phân tích.
Bài làm ngoài phần mở đầu, kết luận cùng các danh mục tham khảo, được chia làm 2 phần:
I. Giới thiệu về công ty thông tin di động Mobifone.
II. Vận dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của dịch vụ thông tin di động của Mobifone trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TIN THÔNG TIN DI ĐỘNG MOBIFONE.
1. Giới thiệu chung
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Thời gian đầu, MobiFone gặp phải nhiều khó khăn bởi kinh nghiệm xây dựng và khai thác mạng chưa có, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Nhưng từ 1995, khi MobiFone chính thức liên doanh với Tập đoàn Comvik (trực thuộc Tập đoàn quốc tế Millicon International Cellular - Thụy Điển, đơn vị khởi đầu mạng lưới thương mại trên điện thoại di động đầu tiên trên thế giới vào năm 1981) để cùng xây dựng và khai thác mạng thông tin di động, mạng này bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Comvik đã chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, nguồn vốn... giúp MobiFone khẳng định đẳng cấp trên thị trường. Từ đó Mobifone hoạt động như một công ty liên doanh. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực thuộc khác bao gồm 5 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực có trụ sở chính tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Cần Thơ, và Hải Phòng; Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS); Trung tâm Tính cước và Thanh khoản; Xí nghiệp thiết kế.
2. Thành tựu đạt được.
- Năm 2009 và 2010, đạt danh hiệu “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất” dành cho lĩnh vực Mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn.
- Liên tục đạt danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2006, 2007, 2008, 2009 do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- Gìanh giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ TT-TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards năm 2008 và 2009.
- Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp chí PC World bình chọn
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo kinh tế Việt nam tổ chức năm 2009
- Năm 2007, xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức UNDP và Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế Việt nam bình chọn.
- Năm 2006, đạt danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn và xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của nền kinh tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và giới thiệu trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
II. VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
Để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin viễn thông, đòi hỏi phải có rất nhiều đầu tư về trang thiết bị, và tìm được cho doanh nghiệp một nhà cung ứng tốt nhất, hợp lí nhất chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các thiết bị, phần mềm viễn thông là những thiết bị rất tinh vi và phức tạp, không có mặt hàng thay thế, nên dường như công ty sẽ ở vào thế bị động khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các công ty cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông cả trong nước và nước ngoài, ví dụ như về cung cấp hệ thống IN, có các nhà cung cấp như ALCATEL, Huawei, ZTE...về tổng đài có Huawei, Errison, Alcatel; về cung cấo máy chủ có các hãng như Sun, Dell, HP, IDM…; về phần mềm có FPT, Telsoft, Ultiba, Reednee, Elcom…Từ đó có thể thấy, số lượng nhà cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông rất phong phú, nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình, và sức ép từ phía các nhà cung cấp sẽ giảm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin về các nhà cung cấp rất rõ ràng và chính xác, và có rất nhiều kênh thu thập thông tin có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp một cách dễ dàng nhất.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động đều phải sử dụng vốn vay từ các tổ chức tài chính. Mobifone cũng không ngoại lệ. Hiện nay, ngành ngân hàng tài chính đang rất phát triển, vì thế có nhiều ngân hàng xuất hiện, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng so sánh và lựa chọn nhà cung cấp tài chính tốt nhất cho mình. Những ngân hàng hàng đầu có uy tín ở Việt Nam như Vietcombank, ACB, BIDV, Agribank,.. hàng năm hỗ trợ cho vay hàng ngàn tỉ đồng. Mobifone với địa vị là 1 doanh nghiệp lớn và có uy tín, việc vay và trả nợ diễn ra khá thuận lợi. Vì vậy sức ép của các nhà cung cấp tài chính đối với Mobifone cũng rất thấp.
Hiện nay, Mobifone chỉ tuyển chọn nhân viên tốt nghiệp đại học với bằng giỏi hoặc bằng khá với điều kiện có bằng cao học. Từ đó có thể thấy Mobifone yêu cầu rất cao về trình độ cũng như năng lực của nhân viên. Mặt khác, chính sách tiền lương của Mobifone rất ưu đãi, nên sẽ thu hút được những sinh viên giỏi vào làm. Đặc biệt với nền giáo dục phát triển như hiện nay, đã đào tạo ra rất nhiều người lao động có trình độ, năng lực cũng như đạo đức. Vì thế nguồn cung lao động cho doanh nghiệp cũng rất dồi dào và phong phú.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
Trên thị trường mạng di động tại Việt nam hiện nay có 4 mạng cơ bản. Người tiêu dùng coi rằng Mobi và Vina là các mạng có đẳng cấp cao nhất về chất lượng. Tiếp đến là Viettel, và cuối cùng là S-fone. Sự phân cấp như vậy chủ yếu là do sự khác biệt về chất lượng sóng. Mobi và Vina, thuộc VNPT, có chất lượng sóng cao nhất, nhờ vào việc kiểm soát quyền sở hữu hạ tầng mạng của chính phủ. Viettel bị hạn chế hơn về hạ tầng mạng. Và đặc biệt là Sfone, cho tới gần đây, vùng phủ sóng chỉ có ở Hà nội và TP HCM. Do vậy, cả hai mạng này phải dựa chủ yếu vào giá cước thấp và khuyến mãi để thu hút thuê bao.
Ngày nay, sự gia tăng của các tiện ích mạng; cộng với tính đa dạng của các mẫu điện thoại di động (ĐTDĐ) khiến cho sự lựa chọn của người tiêu dùng trở nên rất phức tạp. Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người tiêu dùng phần lớn dựa trên sở thích và những đánh giá, nhận thức của họ về mục đích sử dụng cũng như những yêu cầu cá nhân khi sử dụng dịch vụ. Mặt khác, giá trị thương hiệu của mỗi mạng di động lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sóng và các tiện ích mạng. Mạng càng có uy tín cao, thì càng có thể đòi hỏi mức giá cước cao hơn. Ngược lại, những mạng chưa tạo được giá trị thương hiệu thì buộc phải đưa ra mức giá cước thấp để thu hút lớp người tiêu dùng, mà tính kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định thuê bao của họ. Đối với những người đánh giá cao thông tin từ quảng cáo hay khuyến mãi, thì quảng cáo, khuyến mãi hay ý kiến từ bạn bè người thân càng hấp dẫn, càng có ưu đãi lớn thì sẽ càng tác động lớn đến quyết định mua của họ. Ví dụ như sinh viên, là những người chưa có hoặc có thu nhập thấp, thì luôn mong muốn sử dụng dịch vụ điện thoại rẻ và được khuyến mãi nhiều nhất, họ sẽ chọn dùng Viettel hay S-fone, hay Beeline. Điển hình là các chương trình khuyến mãi của Viettel đã làm thị phần của nó tăng thêm là 0,1227. Nói khác đi, nếu không có các chương trình khuyến mãi hướng vào độ tuổi từ 25 tới 35 hoặc trẻ hơn, thị phần của Viettel sẽ chỉ vào khoảng 0,134, bằng 54% so với thị phần 0,249 của nó hiện nay. Nhưng đối với những người đòi hỏi về chất lượng, tính kinh tế, hay giá trị về đẳng cấp của dịch vụ, như những doanh nhân hay những người đã có công việc ổn định, họ lại tin dùng Mobifone hay Vinaphone. Bởi đây là 2 mạng điện thoại tuy giá cước có hơi đắt hơn những mang khác nhưng lại có chất lượng sóng tốt nhất, ổn định, và được phủ sóng khắp cả nước, thuận lợi cho công việc của họ. Trước đây, phần lớn khách hàng của Mobifone đều là các doanh nhân và người đã đi làm, tuy nhiên gần đây, chính sách thu hút lớp khách hàng là sinh viên, học sinh và công nhân với mức cước ưu đãi, cùng những khuyến mãi đặc biệt trong thời gian đi học, đi làm của họ đã giúp Mobifone có thêm một lượng khách hàng đáng kể là tầng lớp này.
Tuy nhiên, khách hàng là những người rất nhạy cảm và khó tính. Vì thế ngoài việc cung cấp 1 mạng điện thoại có chất lượng tốt, thì công việc chăm sóc khách hàng cũng rất quan trọng. Bởi chỉ cần có 1 nhận định không tốt của khách hàng về doanh nghiệp, cũng có thể khiến họ có quyết định đổi nhà cung cấp. Mà chi phí chuyển đổi mạng là không đáng kể, do các chính sách khuyến mãi cũng như mở rộng thuê bao của các mạng điện thoại. Vì vậy, để thu hút và giữ được khách hàng, bên cạnh việc củng cố mạng, công ty cũng phải hết sức lưu tâm đến những phản ứng của khách hàng.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn.
Với sự phát triển của kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cuộc sống của con người đang ngày được cải thiện, và điện thoại di động đang dần trở thành một sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2010, cả nước đã phát triển mới được 33,2 triệu thuê bao điện thoại. Nâng tổng số thuê bao điện thoại của cả nước là 158,8 triệu, trong đó có 142,4 thuê bao di động.Với 158,8 triệu thuê bao điện thoại hiện có, tổng số thuê bao điện thoại của cả nước đã tăng 44,4% so với cùng thời điểm năm 2009. Trong số đó, tổng số thuê bao điện thoại di động tăng 50,2% và thuê bao điện thoại cố định tăng 8%.Nhưng theo điều tra của các mạng di động, thì mới chỉ có khoảng 50% dân số sử dụng điện thoại di động.
Liên tục sáu năm qua, thị trường viễn thông luôn tăng trưởng trên 30% mỗi năm, đặc biệt trong hai năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đã vọt lên trên 50%/năm, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có ngành viễn thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 4 thế giới về phát triển thuê bao di động.
Từ đó có thể thấy sức hút của ngành dịch vụ thông tin di động là rất lớn, với khối lượng khách hàng khổng lồ và lợi nhuận cao. Đặc biệt là đối với thị trường Việt Nam hiện nay, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel là đã có chỗ đứng ổn định, còn S-fone, Beeline, EVN Telecom, Vietnamobile..chỉ mới có được 1 phần thị trường rất nhỏ, sẽ thu hút nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện. Tuy nhiên, đây là ngành dịch vụ yêu cầu vốn lớn và kỹ thuật cao, đặc biệt là khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng hiện có luôn không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ, đồng thời thị trường cũng đã được phân chia, thì việc gia nhập ngành khá khó khăn. Vì vậy, áp lực cạnh tranh của đối thủ tiềm ấn đối với Mobifone chưa đáng lo ngại.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.
Ngoài điện thoại di động, thì internet chính là một phương pháp thông tin nhanh, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Theo bản báo cáo quý một năm 2010, về tình hình phát triển viễn thông tại Việt Nam của công ty nghiên cứu thị trường companiesandmarkets.com của Anh Quốc, trong tháng 11 năm ngoái, tại Việt Nam, đã có gần 2,9 triệu người đăng ký sử dụng internet, tăng 41,3% trong vòng 11 tháng đầu năm 2009. Trong cùng thời gian nói trên, số nguời dùng internet tại Việt Nam tăng 7,9%, đưa tổng số người sử dụng lên tới 22,4 triệu. Trong năm 2008, số người sử dụng internet tăng 12,3% và trong năm 2007, tỷ lệ này là 26,3%.
Việc sử dụng internet có những ưu điểm là: số tiền bỏ ra hàng tháng ít hơn (khoảng 270.000 đồng/tháng với thuê bao trọn gói) so với vài triệu mà 1 người phải bỏ ra trung bình cho việc sử dụng điện thoại di động; tốc độ truyền đạt thông tin cũng nhanh và chính xác không kém so với việc sử dụng điện thoại di động thông qua chat, mail…; người sử dụng internet trên máy tính vừa có thể làm việc, vừa có thể tra cứu thông tin, giải trí…;đồng thời với kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển, chiếc máy tính cũng đang ngày càng được thiết kế gọn nhỏ, dễ di chuyển và sử dụng thuận lợi hơn, đang giúp cho internet càng trở nên phổ biến. Ngay cả các nhà sản xuất điện thoại cũng đang hỗ trợ cho internet phát triển, bằng cách thiết lập tính năng bắt sóng wifi cho điện thoại (iPhone).Tuy nhiên, internet đang dần trở thành nỗi lo ngại cho xã hội vì những hành vi bạo lực, phạm pháp của giới trẻ hiện nay đều phần lớn học từ internet. Những mạng xã hội trên internet rất nhiều và luôn tiềm ẩn những nội dung phản động, bạo lực, trái đạo đức..Vì vậy, kiểm soát việc sử dụng internet tại Việt Nam đang được các nhà chức trách hết sức lưu tâm. Đồng thời, chi phí chuyển đổi từ điện thoại di động sang internet cũng khá cao, vì đế sử dụng internet, bạn phải có 1 chiếc máy tính, mà giá thành của một chiếc máy tính tốt thì cao hơn nhiều so với 1 chiếc điện thoại với các tính năng cơ bản là nghe, nói và nhắn tin. Hiện nay, máy tính và điện thoại di động đang được sử dụng song song, hỗ trợ cho nhau. Những tiện ích của máy tính, của internet là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, nó chưa để thay thế cho điện thoại di động.
Ngoài ra, điện thoại cố định cũng là 1 sản phẩm thay thế đang được nhiều người sử dụng. Nói 1 cách khác, điện thoại cố định gần như là 1 sản phẩm mọi nhà đều có mà ưu điểm lớn nhất của nó là cước phí rất rẻ. Mặt khác, ở Việt Nam, trước khi có internet hay điện thoại di động thì điện thoại cố định đã tồn tại 1 thời gian dài. Tuy nhiên, điện thoại cố định lại có nhược điểm đó là không di chuyển được vì thế không đáp ứng được tính nhanh nhạy kịp thời của thông tin.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Hiện nay ở Việt Nam, tính đến năm 2009, thị phần của các mạng di động được chia như sau: Mobifone 41%, Viettel 34%, Vinaphone 20%, S-phone 3%, EVn 2%. Như vậy có thể coi những đối thủ chính của Mobifone cho đến thời điểm này là Viettel và Vinaphone.
Theo kết quả điều tra về thương hiệu do Công ty TNS thực hiện cuối năm 2009, MobiFone là mạng di động đứng số 1 trên cả 3 chỉ tiêu: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng. Đó là chưa kể đến kết quả điều tra về mức độ ưa thích của MobiFone tính theo tỷ lệ phần trăm (%) vượt rất xa mạng đứng thứ hai là Viettel (54% so với 29%). Còn ở chỉ tiêu về mức độ mong muốn sử dụng, MobiFone là 56%, Viettel là 44%, VinaPhone là 25%.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng với con số tương đương. Mặc dù các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui .... là cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường . Một điều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vu viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn.
Về chiến lược, Viettel vẫn dùng cách: khuyến mãi nạp thẻ mà không nhất thiết phải là kỷ niệm hay lễ gì cả, đồng thời tạm gác vùng phủ sóng thành phố và tập trung vào phủ sóng ở các vùng nông thôn, vì đa số dân thành thị cũng từ nông thôn ra. Với Vinaphone là chương trình giữ các thuê bao trả sau và trung thành với mạng để duy trì nguồn thu ổn định từ loại thuê bao này, sau một hồi các chương trình khuyến mãi dành cho thuê bao trả trước; gần đây là bán sim tặng điện thoại, nhằm đánh vào khách hàng bình dân. Nhìn chung, các chiến lược của 2 đối thủ này đều là khuyến mãi và ưu đãi để giữ được lượng khách hàng trung thành. Khác với Mobifone có từng gói cước dành riêng cho từng đối tượng, ví dụ gần đây Mobifone đang triển khai gói cước Mobi-student và Mobi-teen, nhằm vào đối tượng khách hàng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học sinh trong độ tuổi từ 12-18. Đây là những khách hàng trẻ, tiềm năng, là nhóm khách hàng định hướng nhu cầu trong tương lai, nên bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ nào cũng muốn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng đối tượng đặc biệt này.
Về tiềm năng, hiện nay Vinaphone đang là mạng cung cấp 3G được ưa chuộng nhất. Vinaphone cũng luôn tập trung nâng cấp hạ tầng mạng, đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới. Còn Viettel đang rất thành công trong việc đầu tư sang Lào và Campuchia, thu hẹp khoảng cách khi doanh thu chỉ bằng 60% VNPT năm 2008 lên 77% năm 2009; đồng thời sản xuất thiết bị viễn thông trong đó có điện thoại di động thương hiệu Viettel, khai thác xây dựng địa ốc, cơ sở bán lẻ điện thoại di động. Còn trước mắt, tiềm năng của Mobifone vẫn là ở khả năng ổn định và chất lượng mạng, cùng uy tín trên thị trường, cũng các gói cước mới hướng đến những khách hàng trẻ tuổi (từ 12 – 25). Từ đó có thể thấy, 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hiện nay là Vinaphone và Viettel đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường, gây áp lực lớn đến Mobifone, đòi hỏi Mobifone phải có những giải pháp thay đổi chiến lược để không bị “chiếm ngôi” trong một vài năm tới.
KẾT LUẬN
Dựa vào mô hình năm lực lượng của Micheal Porter, ta đã có cái nhìn tổng quan về áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với công ty thông tin di động Mobifone. Có những cơ hội như lượng khách hàng khổng lồ chưa khai thác hết; ngành dịch vụ viễn thông là một ngành có nhiều cơ hội phát triển, thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nên sẽ tạo động lực cho Mobifone phải không ngừng đổi mới và cải tiến nhằm giữ vững vị trí mạng di động số 1 Việt Nam hiện nay, từ đó công ty sẽ ngày càng phát triển hơn; nhưng cũng có những thách thức không nhỏ khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại như Viettel, Vina cũng không ngừng đổi mới và cải tiến kỹ thuật, công nghệ nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường; khi sản phẩm thay thế là internet ngày càng trở nên phổ biến và được ưa dụng; hay khi các nhà cung ứng có thể ép giá nếu xét thấy ngành có nhiều cơ hội phát triển, có nhiều sự lựa chọn đối tác khi nhiều công ty mới xâm nhập ngành. Tất cả những cơ hội và thách thức đó đều giúp cho Mobifone có cái nhìn toàn diện về ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông, để từ đó có những biện pháp, bước đi thích hợp để nắm bắt cơ hội, phòng tránh rủi ro do những thách thức đem lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, tập II, nhà xuất bản Thống Kê.
2) Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BT034.DOC