Vận dụng các kiến thức của môn Triết học trong Nguyên lý kế toán, Kiểm toán căn bản

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con

người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết

nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học

được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những

vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự

phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Khắc phục tư tưởng duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là của

Hegel, Mác và Engels đã xây dựng nên phép biện chứng duy vật. Các nguyên lý của

chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ

thống lý luận thống nhất. Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được

coi là phương pháp chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức

được thế giới

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức của môn Triết học trong Nguyên lý kế toán, Kiểm toán căn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 83 VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN CĂN BẢN Nguyễn Thị Bích Hạnh CQ53/22.05 Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. Khắc phục tư tưởng duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là của Hegel, Mác và Engels đã xây dựng nên phép biện chứng duy vật. Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất. Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới. Phép biện chứng duy vật: Là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng thông qua hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Hai nguyên lý cơ bản gồm: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 84 Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản. Ba quy luật của phép biện chứng duy vật: Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển Quy luật lượng - chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển. Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản. Triết hoc Mác - Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật trong triết học nói riêng không chỉ đang được vận dụng hàng ngày vào các lĩnh vực hoạt động của con người (kinh tế, chính trị, xã hộ) mà còn được vận dụng sâu sắc trong các môn học của chuyên ngành, trong đó có chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Phép biện chứng duy vật trong nguyên lý kế toán Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình tái sản xuất, nó là tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán vận hành theo quá trình của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Ban đầu, kế toán được hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả lao động của họ. Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán, ở hình thành kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán xong ngày nay, khoa học kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 85 mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ trong từng nội dung của nguyên lý kế toán. Cụ thể: Thứ nhất, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Chúng ta thấy rằng, các nội dung cơ bản của kế toán như nghiệp vụ phát sinh, niên độ kế toán, tài khoản - chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán đều có mối liên hệ rất mật thiết, chặt chẽ với nhau. Do vậy, khi nghiên cứu, ta phải đặt các nội dung này trong mối liên hệ xâu chuỗi giữa chúng thể hiện qua chu kỳ kế toán được hình thành trên cơ sở biện chứng của quá trình nhận thức. VD1: Ngày 1/1/N, Doanh nghiệp A bán hàng hóa cho doanh nghiệp B với trị giá hàng hóa là 200tr, số còn lại B cam kết thanh toán vào ngày 1/1/N+1, kế toán của doanh nghiệp A sẽ ghi nhận như thế nào? Khi đó, kế toán công ty A sẽ ghi nhận doanh thu khi áp dụng kế toán dồn tích và không ghi khi áp dụng kế toán tiền. Sự xuất hiện của đối tượng kế toán này sẽ là cơ sở để xác định tài khoản kế toán: tài khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng Việc ghi chép trên tài khoản kế toán lại phải căn cứ, tổng hợp dựa trên các bằng chứng khách quan đó là các chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Đối với VD1, Trong kế toán dồn tích, chứng từ để ghi nhận vào tài khoản doanh thu là các bằng chứng khách quan chứng tỏ việc bán hàng và chuyển giao quyền sở hữu (còn trong kế toán tiền thì phải là phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo có ngân hàng) mà ở đây chính là việc bên B cam kết thanh toán cho bên A vào một thời điểm cụ thể. Và dựa trên các tài khoản kế toán để lập nên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động, các bảng chi tiết số phát sinh, sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật kí chứng từ. Nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động biến đổi, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở những cấp độ cao dần. Trong kế toán, quá trình hoạt động của đơn vị tài sản và nguồn vốn không đứng KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 86 im mà nó không ngừng vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tái sản xuất, kết thúc một chu kỳ nó lại được bắt đầu bởi một chu kỳ với sự gia tăng về quy mô, số lượng giúp doanh nghiệp không những tồn tại mà còn phát triển mạnh. Bởi vậy, kết hợp nguyên lý về sự phát triển và các cặp phạm trù cơ bản khi nghiên cứu về đối tượng của kế toán (phạm trù cái chung) người ta phải nghiên cứu cả trạng thái tĩnh và trạng thái động, đó là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị. Sau đó, đói với từng tài khoản cụ thể (phạm trù cái riêng) người ta cũng nghiên cứu về tình hình hiện có (đứng im) và sự biến động vận động) của từng đối tượng kế toán cụ thể trong kỳ. Trong đó: Bảng cân đối kế toán: là số hiện có, phản ánh trạng thái tĩnh Tài khoản kế toán: số phát sinh nợ, số phát sinh có, số dư đầu kì, số dư cuối kì (nếu có): phản ánh trạng thái tĩnh và động. Thứ hai, sự chi phối của 3 quy luật triết học đến nguyên lý kế toán. - Quy luật mâu thuẫn này một lần nữa được thể hiện trong kế toán là tài sản - nguồn vốn; doanh thu - chi phí, đó là những mặt đối lập về đối tượng kế toán (phạm trù cái chung). Xuất phát từ quy luật này mà các nhà khoa học về kế toán đã xây dựng nên quy ước ghi chép trên mỗi tài khoản (phạm trù cái riêng). Đó là: + Tài khoản Tài sản: quy ước tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có, số dư bên Nợ + Tài khoản Nguồn vốn: quy ước tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, số dư bên Có. + Tài khoản Chi phí: quy ước tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có, không có số dư cuối kỳ. + TK Doanh thu: quy ước tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, không có số dư cuối kỳ. Những mặt đối lập này tạo nên mâu thuẫn, nó vừa thống nhất, vừa chuyển hóa lẫn nhau làm cho đối tượng kế toán luôn vận động, biến đổi. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 87 Trong kế toán, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí được thông qua các mối quan hệ đối ứng cơ bản, đó là: - Tài sản tăng, tài sản khác giảm; - Nguồn vốn tăng, nguồn vốn khác giảm; - Tài sản tăng, nguồn vốn tăng; - Nguồn vốn tăng, nguồn vốn khác giảm. Các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy luôn có sự tồn tại của các mặt đối lập, như: Nắng - Mưa; Ngày - Đêm; giàu - nghèo; yêu - ghét; sống - chết;Trong nguyên lý kế toán các mối quan hệ về kinh tế và kế toán cũng không nằm ngoài quy luật này, thể hiện qua các hoạt động: Thu - chi (tiền); nhập - xuất (hàng tồn kho); vay - trả (khoản vay) - Quy luật lượng chất được vận dụng trong công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Quá trình tích lũy về lượng thể hiện ở quá trình tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi sản phẩm chưa hoàn thành thì quá trình tích lũy về lượng không ngừng tăng lên nhưng chưa hình thành chất mới. Vì vậy, giá trị của sản phẩm đang được kế toán tập hợp trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí đã tập hợp được tạo thành một chất mới đó là thành phẩm, người kế toán có thể chuyển đổi từ đối tượng kế toán sản phẩm dở dang sang đối tượng kế toán thành phẩm. - Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển + Trong quá trình hoạt động của đơn vị tài sản và nguồn vốn không đứng im mà nó không ngừng vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tái sản xuất, kết thúc một chu kỳ nó lại được bắt đầu bởi một chu kỳ với sự gia tăng về quy mô, số lượng giúp doanh nghiệp không những tồn tại mà còn phát triển mạnh. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 88 + Thông tư 200/2014 thay thế quyết định 15 hoàn thiện hơn với 5 ưu điểm lớn: 1. Phù hợp, hiện đại và mang tính khả thi; 2. Tôn trọng bản chất hơn hình thức; 3. Linh hoạt và mở 4. Phù hợp với thông lệ quốc tế 5. Đề cao trách nhiệm của người hành nghề + Hiện nay, chúng ta không bắt buộc phải lập phiếu chi, phiếu thu, biểu mẫu sổ kế toán theo mẫu của BTC, theo thông tư 200, điều 9, khoản 3. Phép biện chứng duy vật trong kiểm toán căn bản Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Mục tiêu của kiểm toán là xác nhận tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin trên BCTC và đưa ra được những ý kiến tư vấn. Trong hoạt động kiểm toán, việc nghiên cứu phép biện chứng duy vật nói chung và nguyên tắc logic biện chứng nói riêng - đặc biệt là nguyên tắc “toàn diện” - là một đòi hỏi khách quan, là một nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy KTV, đảm bảo đươc̣ vai trò của kiểm toán. Cơ sở của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên tắc toàn diện cho rằng: “Muốn hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu các mặt, các mối liên hệ của sự vật đó”. Quán triệt nguyên tắc này, khi bắt đầu một cuộc kiểm toán, KTV thường không tiếp câṇ ngay vào đối tươṇg kiểm toán - thông tin tài chı́nh. KTV cần phải tiến hành khảo sát và thu thập thông tin cơ bản về đơn vị được kiểm toán như: thông tin về ngành, thông tin về đơn vị. Những vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động của ngành và của đơn vị là: điều kiện kinh tế; xu hướng tài chính; các quy định của nhà nước đối với KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 89 ngành; các quy định của ngành đối với quy chế tổ chức hoạt động, đặc biệt là về tổ chức và phân cấp hạch toán của các đơn vị...; quá trình thành lập của đơn vị (lịch sử phát triển); Đặc thù sản xuất kinh doanh và phương pháp hoạt động của đơn vị được kiểm toán; Thực trạng tài chính, kết quả hoạt động trong những năm vừa qua; Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị (Bộ máy quản lý, hệ thống kế toán, quy chế quản lý); các bên liên quan và những quan hệ kinh tế tài chính. Từ đó, KTV sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến thông tin trên BCTC để có hướng thực hiện các bước tiếp theo. Đối với hoạt động kiểm toán, khi xem xét và đánh giá BCTC thì KTV không nên chỉ nghiên cứu một cách riêng rẽ từng báo cáo, từng khoản mục trong hay chỉ tiêu trong báo cáo mà phải đặt chúng trong mối liên hệ biện chứng với nhau. Thí dụ như quan hệ giữa các báo cáo với nhau, giữa báo cáo kỳ này với báo cáo kỳ trước, những tương quan giữa thu - chi, nhập - xuất - tồn, giữa nguồn và vốn, giữa giá vốn và giá bán. Có thể khi kiểm tra riêng rẽ từng khoản mục BCTC thì sự sai sót là không nghiêm trọng. Và như vậy, KTV sẽ kết luận về BCTC là trung thực và hợp lý. Thế nhưng, nếu đặt chúng trong mối liên hệ với nhau thì sai sót đó là rất nghiêm trọng và chứng tỏ rằng kết luận về BCTC là sai. KTV cần phải ý thức được rằng các sai sót là một chuỗi mắt xích và liên quan chặt chẽ với nhau, mối tương quan của sai sót này với những sai sót kia có thể dẫn tới sai sót nghiêm trọng của BCTC. Hoặc có những sai sót chỉ xảy ra ở một chỉ tiêu nhưng lại có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác, nên khi xem xét một chỉ tiêu phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác trong BCTC. Ví dụ khi kiểm tra chỉ tiêu doanh thu, KTV cần phải nhìn nhận ở mọi khía cạnh như: đơn giá bán, khối lượng bán... Nếu giá bán sai hoặc khối lượng bán ghi sai sẽ dẫn tới doanh thu sai., khi doanh thu sai sẽ kéo theo một loạt các chỉ tiêu khác cũng sẽ sai mà KTV cần phải chú ý như: lợi nhuận và thuế... Hay việc sai chứng từ kế toán, phương pháp tính giá không nhất quán, dẫn đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động cũng như báo cáo tài chính bị sai. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 90 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán BCTC, KTV cần phải tổng hợp, rà soát lại những bằng chứng đã thu thập, các kết luâṇ đã đưa ra cho các muc̣ tiêu kiểm toán để hình thành nên ý kiến nhận xét cuối cùng. Các kết luâṇ và bằng chứng cho moị khı́a caṇh của cuôc̣ kiểm toán như: Tı́nh hiêụ lưc̣ của hê ̣thống kiểm soát nôị bô,̣ tı́nh trung thưc̣, hơp̣ lý của thông tin đươc̣ kiểm toán; những sư ̣kiêṇ phát sinh; giả thiết hoaṭ đôṇg liên tuc̣ của đơn vi ̣ đươc̣ kiểm toán; KTV phân tích một cách tổng quát về tất cả các vấn đề đó trong mối liên hệ với nhau để có thể đưa ra một kết luận về thông tin trên BCTC. Như vậy, nguyên tắc "toàn diện" được vận dụng xuyên suốt tiến trình của một cuộc kiểm toán.. Nguyên lý về sự phát triển Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển, vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã không ngừng được cải thiện, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Cùng với hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán Việt Nam được ban hành trong những năm qua như Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, Luật Kế toán năm 2013; Bộ Tài chính đã công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế, kể cả Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Tháng 12/2012, cơ quan này tiếp tục ban hành lại 37 Chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) Việt Nam phù hợp với CMKiT mới nhất của quốc tế, là căn cứ để các cơ quan chức năng soạn thảo nhiều tài liệu hướng dẫn áp dụng CMKiT mới trong thực tế... Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) hiện nay được xây dựng trên cơ sở vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs/IFRSs) nên về cơ bản đã phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Về phương pháp kế toán, kiểm toán căn bản, Việt Nam đã áp dụng gần đầy đủ chuẩn mực kế toán quốc tế, trừ nguyên tắc giá thị trường (giá thực tế, giá có thể thực hiện) và chuẩn mực về công cụ tài chính, công cụ KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 91 tài chính phái sinh là chưa được công bố chính thức, dù rằng trong thực tế đã có một số doanh nghiệp (DN) áp dụng Như vậy, các kiến thức trong môn triết học Mác - Lênin được vận dụng hết sức sâu sắc và triệt để trong bộ môn nguyên lý kế toán và kiểm toán căn bản. Tài liệu tham khảo: 1. thong-chuan-muc-kiem-toan-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-50158.html 2. Giáo trình kiểm toán căn bản, NXB Tài chính, TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu chủ biên. 3. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_cac_kien_thuc_cua_mon_triet_hoc_trong_nguyen_ly_ke.pdf
Tài liệu liên quan