Tổng quan về triết học trong môn học nguyên lý kế toán
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết
nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.
Triết học được gọi là khoa học của các khoa học, trong triết học chủ nghĩa duy
vật biện chứng nói riêng, triết học Mac-Lenin chung có vị trí hết sức quan trong trong
khoa học và cuộc sống. Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén để
con người nhận thức và cải tạo thế giới, đang được vận dụng hằng ngày vào các lĩnh
vực hoạt động của con người. Trong bài viết sẽ trao đổi về vận dụng triết học nói
chung, phép biện chứng duy vật nói riêng trong nghiên cứu môn học nguyên lý kế
toán.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức của môn Triết học trong học tập và nghiên cứu Nguyên lý kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
78
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG HỌC
TẬP VÀ NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Hoàng Thị Hạnh
CQ52/21.19
Tổng quan về triết học trong môn học nguyên lý kế toán
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết
nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.
Triết học được gọi là khoa học của các khoa học, trong triết học chủ nghĩa duy
vật biện chứng nói riêng, triết học Mac-Lenin chung có vị trí hết sức quan trong trong
khoa học và cuộc sống. Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén để
con người nhận thức và cải tạo thế giới, đang được vận dụng hằng ngày vào các lĩnh
vực hoạt động của con người. Trong bài viết sẽ trao đổi về vận dụng triết học nói
chung, phép biện chứng duy vật nói riêng trong nghiên cứu môn học nguyên lý kế
toán.
Vận dụng triết học trong nguyên lý kế toán
Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính cho
các đối tượng sử dụng thông tin giúp họ đưa ra những quyết định kinh tế hiệu quả liên
quan đến đơn vị kế toán.
Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình tái sản xuất. Nó là tất yếu khách
quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán vận hành
theo quá trình của nhận thức từ trực quan đến tư duy trừu tượng, ban đầu kế toán được
hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả lao động của họ.
Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán, ở hình thái kinh tế xã hội
tư bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa học.
Ngày nay, khoa học kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian
lao động.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
79
Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện
tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển
mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ
trong từng nội dung của nguyên lý kế toán. Cụ thể:
Thứ nhất, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán chúng ta thấy rằng các nội dung cơ bản
như khái niệm, bản chất, tài khoản hay chứng từ, tính giá hoặc báo cáo kế toán đều
có mối liên hệ rất chặt chẽ, mật thiết với nhau. Các nội dung của nguyên lý kế toán
được xâu chuỗi với nhau, xuất phát từ cách phân loại kế toán ảnh hưởng bởi nguyên
tắc kế toán, đối tượng kế toán là cơ sở xác định tài khoản, chứng từ kế toán phục vụ
cho việc tính giá, ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin qua các báo cáo kế toán. Báo
cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán, là bức tranh phản ánh một
cách tổng quát nhất tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, sự chi phối của triết học trong nguyên lý kế toán thể hiện qua cách
xây dựng kết cấu của tài khoản, người ta dựa vào quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập. Mặc dù các đối tượng kế toán cụ thể được phản ánh trên những tài
khoản khác nhau, có nội dung kinh tế, mục đích sử dụng, yêu cầu quản lý và tên gọi
khác nhau nhưng xét về mặt bản chất vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán nào cũng
vận động theo hai mặt đối lập. Do đó, tài khoản kế toán được kết cấu theo kiểu hai bên
chữ T phản ánh hai mặt vận động của cùng một đối tượng kế toán đó là bên “Nợ” và
bên “Có”.
Quy luật mâu thuẫn còn được thể hiện trong kế toán về các đối tượng kế toán
khác nhau (phạm trù cái chung) như tài sản-nguồn vốn, doanh thu - chi phí. Xuất phát
từ quy luật này mà các nhà khoa học về kế toán đã xây dựng nên quy ước ghi chép trên
mỗi tài khoản (phạm trù cái riêng). Quy ước đó là:
Tài khoản tài sản: có số dư bên Nợ, ghi nhận tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có.
Tài khoản nguồn vốn; có só dư bên Có, ghi nhận tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
80
Tài khoản chi phí; có kết cấu tương tự tài sản là ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên
Có, nhưng không có số dư.
Tài khoản doanh thu: có kết cấu tương tự nguồn vốn là ghi tăng bên Có, ghi
giảm bên Nợ, nhưng không có só dư.
Những mặt đối lập này trong nguyên lý kế toán tạo nên mâu thuẫn, nó vừa
thống nhất, vừa chuyển hóa lẫn nhâu làm cho đối tượng kế toán luôn luôn vận động,
biến đổi. Trong kế toán, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí được biểu hiện thông qua các mối quan hệ đối ứng cơ bản như:
- Tài sản tăng - Tài sản giảm
- Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
- Tài sản tăng - Thu nhập tăng
- Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm
- Tài sản giảm - Chi phí tăng
- Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm
- Nguồn vốn tăng - Chi phí tăng
- Nguồn vốn giảm - Thu nhập tăng
Quá trình tích lũy về lượng trong kế toán thể hiện ở quá trình tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi
sản phẩm chưa hạch toán thì quá trình tích lũy về lượng không ngừng gia tăng nhưng
chưa hình thành chất mới. Vì vậy, giá trị của sản phẩm đang được kế toán tập hợp trên
tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí đã
được tập hợp được tạo thành một chất mới đó là thành phẩm, kế toán có thể đổi từ đối
tượng kế toán sản phẩm dở dang sang đối tượng kế toán thành phẩm.
Vai trò của triết học trong học tập và thực tiễn của sinh viên
Triết học nói chung và phương pháp duy vật biện chứng nói riêng có những đặc
trưng cơ bản, như tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử - cụ thể, tính thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn; không chỉ phản ánh trạng thái hiện tồn, mà còn dự báo xu
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng duy vật có vai trò to lớn
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
81
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung và sinh viên nói riêng.
Cụ thể đối với sinh viên học tập và nghiên cứu kế toán nó có vai trò nền tảng rất quan
trọng:
Thứ nhất, tư duy biện chứng giúp sinh viên một mặt khắc phục được lối tư duy
siêu hình phiến diện, ngụy biện, mặt khác xem xét, đánh giá vấn đề một cách toàn
diện, đúng đắn bản chất trong học tập và nghiên cứu kế toán.
Thứ hai, tư duy biện chứng giúp sinh viên khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì
trệ và thái độ định kiến với cái mới, những thay đổi trong kế toán.
Thứ ba, tư duy biện chứng giúp sinh viên tránh những sai lầm, mò mẫm, phỏng
đoán, thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào tình trạng ảo tưởng về nguyên tắc, bản
chất, mối liên hệ giữa các thông tin, đối tượng trong kế toán.
Thứ tư, tư duy biện chứng giúp sinh viên kế toán nhìn nhận sự việc, hiện tượng
một cách khách quan và khoa học, khắc phục sai lầm chủ quan.
Thứ năm, phương pháp duy vật biện chứng giúp sinh viên có điều kiện học tập
và nghiên cứu các môn học nguyên lý kế toán một cách toàn diện, hiệu quả hơn.
Thứ sáu, tư duy biện chứng duy vật còn giúp sinh viên có khả năng gắn kết lý
luận với thực tiễn trong học tập và nghiên cứu về kế toán.
Quán triệt tư tưởng vận dụng triết học trong nguyên lý kế toán
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của triết học nói chung và phương pháp
duy vật biện chứng nói riêng, trong quá trình học tập và nghiên cứu các môn chuyên
ngành kế toán sinh viên cần tuân thủ các nguyên tắc của triết học trong cả nhận thức
và thực tiễn:
+ Nguyên tắc khách quan trong nhận thức: yêu cầu sinh viên khi nhìn nhận
đánh giá một sự kiện, hiện tượng phải xuất phát từ thực tế khách quan của sự kiện,
hiện tượng để rút ra kết luận về bản chất, nội dung bên trong, các mối liên hệ phổ
biến, của sự kiện đó.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
82
+ Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu việc nhận thức
bản chất sự kiện diễn ra phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố,
các đối tượng, thông tin kế toán, kiểm toán.
+ Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu phải đặt sự
kiện diễn ra trong trạng thái vận động biến đổi để vừa thấy được trạng thái hiện tại vừa
thấy được xu hướng vận động của nó trong tương lai và các hình thức biểu hiện cụ thể
cũng như chỉ rõ nguồn gốc động lực của sự biến động đó.
+ Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn: yêu cầu đánh giá về
quy mô, tính chất nguồn gốc xảy ra sự kiện trong từng không gian, thời gian cụ thể từ
đó có thể đánh giá, phân tích và quản lý các đối tượng, thông tin kế toán, kiểm toán
hiệu quả.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa nhận thức và thực tiễn: nhằm quán triệt mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, lấy thực tiễn là cơ sở xây dựng nhận thức
lý luận đồng thời là cơ sở kiểm tra và bổ sung cho tính đúng đắn đã được kiểm chứng
qua thực tiễn sẽ quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn để đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo:
3. Giáo trình Nguyên lý kế toán - NXB Tài chính
4.
5.
cua-tu-duy-bien-chung-duy-vat-doi-voi-sinh-vien-dai-hoc-nuoc-ta-399.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_cac_kien_thuc_cua_mon_triet_hoc_trong_hoc_tap_va_ng.pdf