Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam

Đo lường thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào. Thực tế cho thấy,

trong thời gian qua các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc quản

lý và đánh giá chất lượng hoạt động của mình, tuy nhiên các cơ sở đang gặp những vấn đề khó khăn trong

việc đánh giá thành tựu của đơn vị một cách toàn diện, khách quan. Trong kế toán quản trị, bảng điểm cân

bằng (BSC) là một công cụ đo lường thành quả hoạt động khá hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, tác

giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tìm xác định các nhân tố tác

động đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam

thông qua việc vận dụng BSC của kế toán quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đánh giá thành quả

đó một cách phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động cho các trường hiện nay.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; Phương diện khách hàng (KH); Phương diện quy trình nội bộ (NB); và Phương diện học hỏi, phát triển (HT) có ảnh hưởng cùng chiều đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập phía Nam. Tức là khi các nhân tố TC, KH, NB và HT càng lớn thì việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập phía Nam càng tốt. Trong 4 nhân tố này thì nhân tố Phương diện học hỏi, phát triển có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập phía Nam ( chuẩn hóa = 0.453), tiếp đến là nhân tố Phương diện quy trình nội bộ ( chuẩn hóa = 0.303); Phương diện khách hàng ( chuẩn hóa = 0.221); và cuối cùng là nhân tố Phương diện tài chính ( chuẩn hóa = 0.193) có tác động thấp nhất.     348 4.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 9. Mức độ phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R 2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng Thống kê thay đổi Hệ số Hệ số R 2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Durbin- Watson 1 .768 a .590 .578 .40364 .590 51.425 4 143 1.416 a Biến độc lập: (Constant): TC, KH, NB, HT b Biến phụ thuộc: TQ Nguồn: Ph n tích dữ liệu của tác giả Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.768 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R 2 hiệu chỉnh là 0.578. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 57.8%. Điều này cho biết khoảng 57.8%. sự biến thiên của biến phụ thuộc (Thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam) là do tác động của các biến độc lập gồm phương diện tài chính (TC); phương diện khách hàng (KH); phương diện quy trình nội bộ (NB) và phương diện học hỏi, phát triển (HT), các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.416 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. 4.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy Kiểm tra các giả định sau: + Phương sai của sai số (phần dư) không đổi. + Các phần dư có phân phối chuẩn. + Không có mối tương quan giữa các biến độc lập. Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized predicted value). 349 Hình 3. Đồ thị phân tán giá giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui Từ hình 3 cho thấy các phần dư ngẫu nhiên phân tán quay trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn. Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này. Hình 4. Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa 350 Hình 5. Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.986). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM CHÍNH SÁCH Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định có 4 nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá thành quả hoạt động của các thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Biến độc lập Giá trị hệ số beta chuẩn hóa Tỷ trọng (%) Thứ tự tác động Phương diện tài chính 0.193 16.50% 4 Phương diện khách hàng 0.221 18.89% 3 Phương diện học hỏi, phát triển 0.303 25.90% 2 Phương diện quy trình nội bộ 0.453 38.71% 1 Cộng 1.170 100% Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm có thể vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam như sau: Thứ nhất, đối với phƣơng diện học hỏi và phát triển: Đây là nhân tố quyết định đến thành quả hoạt động của các trường, do vậy nhà trường cần tạo môi trường làm việc thân thiện hơn nữa để tạo tâm thế 351 thoải mái cho CBGVNV và sinh viên khi làm việc và học tập tại trường. Nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành, sửa đổi bổ sung quy chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc hết mình và cống hiến của tập thể CBGVNV trong toàn trường. Nhà trường cần cụ thể hóa các tiêu chỉ đánh giá thành chỉ số định lượng để đánh giá kết quả và thành quả hoạt động của từng cá nhân, tập thể phòng, ban, Khoa, Viện trong nhà trường để tạo sự minh bạch, công bằng, hợp lý trong đánh giá vá xét thi đua định kỳ. Tăng cường việc đánh giá kỹ năng làm việc của CBGVNV, trình độ chuyên môn; đồng thời cũng cần đo lường sự hài lòng của CBGVNV thông qua các tiêu chí đi làm đều đặn, mức độ đóng góp, mức đô giao tiếp, làm việc nhóm và tinh thần, thái độ làm việc. Thứ hai, đối với phƣơng diện quy trình nội bộ: Đây là nhân tố cũng góp phần quan trọng và chủ yếu vào thành quả hoạt động của các trường ngoài công lập khu vực phía Nam. Theo đó, Nhà trường kiện toàn việc ban hành quy trình nâng cao chất lượng đào tạo đầy đủ và rõ ràng; Nhà trường có ban hành quy chế khen thưởng CBGVNV đầy đủ và rõ ràng; Nhà trường có ban hành quy trình quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả; Nhà trường có ban hành quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên đầy đủ, rõ ràng và khoa học; Nhà trường có ban hành quy trình vận hành các hoạt động hỗ trợ cho công tác đào tạo ngày càng đi vào nề nếp và chất lượng hơn. Thứ ba, đối với phƣơng diện khách hàng: Nhà trường không thể tồn tại nếu không có sự quan tâm của các bên liên quan, nhất là đối với phụ huynh của người học và sự quan tâm của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường. Nhà trường cần đo lường mức độ nắm vững chương trình đào tạo thông qua điểm số của bài kiểm tra theo quá trình, tỷ lệ các em ra trường như chuẩn đã đặt ra cũng như theo dõi, thống kê kết quả thực tế của các em trong hai năm đầu sau khi ra trường, kể cả khi tiếp tục học lên bậc cao hơn. Mặt khác, cần mở rộng số lượng mẫu đo lường mức độ hài lìng của phụ huynh; sinh viên và các bên liên quan về mức độ an toàn, thân thiện môi trường học tập; phương tiện vật chất phục vụ đào tạo; khảo sát mức hài lòng của phụ huynh về chất lượng dạy và học; các dịch vụ tiện ích và công tác chăm sóc sinh viên cũng như mức độ ủng hộ của cộng đồng xã hội, nhất là cựu sinh viên của trường và các đơn vị tuyển dụng nhân sự đối với quá trình hoạt động và phát triền của nhà trường. Thứ tƣ, đối với phƣơng diện tài chính: Điều quan trọng là nhà trường cần đo lường hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị thông qua số tiền chi tiêu cho hỗ trợ giảng dạy, hoạt động chính của đơn vị; đồng thời xác định rõ ràng số dư quỹ và chênh lệch ngân sách để có chiến lược quản lý và sử dụng tài chính bền vững. Hàng năm nhà trường cần lấy ý kiến rộng rãi của CBGVNV để sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động của nhà trường; đồng thời tạo sự chủ động cho nhà trường trong việc quản lý và sử dụng tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc. [2] Huỳnh Thị Thanh Trang (2012), Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) tại Đại học Quang Trung, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. [3] Kaplan, R.S, 1999. The Balanced scorecard for public – sector organizations. The Balanced scorecard report. Volume 1, Number 2. [4] Kaplan, R.S. & D.P. Norton. 1996. "Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System."Harvard Business Review January–February:75–85 [5] Karathanos, D., Karathanos, P, 2005. “Applying the Balanced Scorecard to Education”, Journal of Education for Business, Vol. 80, No. 4, pp. 222-230. 352 [6] Lý Nguyễn Thu Ngọc (2010), Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. [7] Mark, 2001. The State of Strategic Performance Measurement: The IMA 2001 Survey, The Balanced Scorecard Report, Harvard Business School Press (November/December 2001) P.13-14. [8] Ngô Bá Phong (2013), Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. [9] Nguyễn Thị Kim Anh (2010), “Ứng dụng mô hình Balanced Scorecard trong quản trị trường đại học”. Hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam, trang 28-37. [10] Niven, P.R. 2008, Balanced scorecard step-by-step for government and nonprofit agencies, 2nd. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. [11] Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (2007), Using multivariate statistics (ấn bản lần 3), New York, Mỹ: HarperCollins. [12] Trần Thị Thanh Liêm (2013), Vận dụng Bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần giáo dục anh văn Hội Việt Mỹ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_bang_diem_can_bang_de_danh_gia_thanh_qua_hoat_dong.pdf