Đất nước Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho mọi người nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là áp lực cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Giáo dục và đào tạo có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì lí do đó, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Nghị quyết số 27 của Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo nhân lực, ngành giáo dục đã và đang xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
24 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ - Photpho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
(khoảng 3000oC)
Sau đó ở điều kiện thường, khí NO bị oxi hóa bởi O2 tạo thành NO2:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
HNO3 →
Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên".
* Đây là câu hỏi giáo viên thường dùng khi dạy về nitơ và hợp chất của nitơ và nó có tác dụng nhất định đối với bộ môn Hóa học trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến kiến thức liên môn với bộ môn Sinh học trong nội dung về sự hấp thụ các ion amoni và nitrat của cây trồng.
Học sinh lớp 11A1 năm học 2014-2015 thảo luận trả lời câu hỏi
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 12 - Phân bón hóa học (SGK hóa học 11 – cơ bản), giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ bị chua?
Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành và trình bày câu trả lời. Giáo viên yêu cầu các học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn, sau đó chốt lại kiến thức.
Trả lời: Khi hòa tan trong nước, muối amoni phân li ra ion NH4+ có tính axit, chính ion này làm cho đất bị chua.
Phương trình phân li:
* Câu hỏi này, học sinh được củng cố về tính tan của phân đạm amoni, khả năng phân li của muối amoni tạo ra những loại ion nào.
Ví dụ 4: Đối với bài 7 – Nitơ (SGK hóa học 11 – cơ bản), sau khi học xong phần tính chất vật lí của Nitơ, giáo viên củng cố bằng câu hỏi có chứa câu chuyện liên quan đến sức khỏe trong việc sử dụng cocktail như sau: Trong buổi sinh nhật của G. Scanlon, cô đã uống thứ cocktail Jagermeister được pha với nitơ lỏng để tạo “hiệu ứng tỏa khói” trong lễ sinh nhật thứ 18. Scanlon đã bị khó thở và đau bụng dữ dội sau khi uống cocktail. Cô được đưa tới bệnh viện Lancaster Royal Infirmary (Vương quốc Anh) được chẩn đoán thủng dạ dày và phải mổ cấp cứu để cắt dạ dày. (Theo: News.go.vn)
Nguyên nhân nào làm cho cô gái bị thủng dạ dày?
Trong ly cocktail Jagermeister có chứa hóa chất làm thủng dạ dày
Uống cocktail Jagermeister trong lúc bụng đang đói
Uống cocktail Jagermeister và ăn những thức ăn khác làm cho chúng phản ứng với nhau
Nhiệt độ hóa lỏng của nitơ là -196oC nên làm cho dạ dày bị bỏng lạnh do uống vào khi nitơ chưa bay hơi hết.
Câu hỏi có liên quan đến câu chuyện này không những củng cố được tính chất vật lí của Nitơ rất sâu sắc mà còn giáo dục học sinh trong việc sử dụng thực phẩm an toàn. Sự thiếu hiểu biết có thể tổn hại đến sức khỏe của chúng ta.
Lồng ghép trong hoạt động ngoại khóa
Đối với hoạt động ngoại khóa, giáo viên nên đưa ra những câu hỏi chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến hợp chất hoặc những thông tin cung cấp thêm cho học sinh mang tính thời sự, ứng dụng trong khoa học kỹ thuậtTừ đó, học sinh được mở rộng hiểu biết thông qua môn học.
Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau và vô cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương hay trong các thủ thuật răng, sinh nở và tiểu phẫu. Khi hít vào bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn, không lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Khí đó là
a. CO2. b. N2O. c. NO. d. NO2
Ví dụ 2: Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 mg/l. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây ra một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin (một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Để nhận biết ion NO3- người ta dùng các hóa chất nào dưới đây?
a. CuSO4 và NaOH. b. Cu và H2SO4.
c. Cu và NaOH. d. CuSO4 và H2SO4.
Nhiệt độ (oC)
1500
2000
2500
3000
1
2
3
4
5
%NO
Ví dụ 3: Đồ thị sau biểu diễn %NO theo thể tích trong hỗn hợp khi tổng hợp từ N2 và O2.
a) Dựa vào đồ thị hãy cho biết quá trình tổng hợp NO từ N2 và O2 là dễ hay khó thực hiện?
b) Trong tự nhiên, khí NO thường được tạo ra khi nào?
Đáp án: a) khó; b) khi có sấm sét.
Một số hình ảnh cuộc thi “Rung chuông vàng” dành cho khối 11 – Trường THCS và THPT Tân Tiến trong sinh hoạt dưới cờ năm học 2012 -2013:
Còn lại 1 thí sinh trên sàn thi đấu dùng phao cứu trợ
Mở đầu cuộc thi
Giáo viên cứu trợ học sinh bằng trò chơi ném bóng vào giỏ
Kết thúc câu hỏi thứ 3
Một số hình ảnh buổi hoạt động ngoại khóa dành cho khối 11 – Trường THCS và THPT Tân Tiến năm học 2013 -2014:
Phần thi dành cho 5 đội thi của khối 11 (MC là HS lớp 11A5)
Đội thi của lớp 11A4 hoàn thành xuất sắc gói câu hỏi
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm áp dụng, thầy và trò chúng tôi đã nhận được kết quả đáng khích lệ.
Về phía học sinh, khi nhận được những câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra là tập trung vào thực hiện với một tinh thần tích cực, chủ động. Khi thảo luận nhóm, các em phân công nhiệm vụ rất cụ thể, hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, các em còn tự tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học và mang đến lớp thắc mắc để được giải đáp. Chính những thể hiện đó thúc đẩy chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ.
Về phía giáo viên, cảm nhận được sự yêu thích của học sinh với môn học là động lực giúp tôi càng hăng say tìm hiểu thêm kiến thức, hình thức tổ chức tiết học sôi nổi, sinh động. Tôi luôn suy nghĩ, tham khảo những phương pháp tích cực, những thông tin mang tính thời sự liên quan đến môn học, những ứng dụng thực tiễn, hiện tượng tự nhiên liên quan để giúp học sinh giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
Kết quả bài kiểm tra 45 phút chương 2: Nitơ – Photpho
Năm học
TTS
0– 3.5
%
8 – 4.8
%
5.0 – 6.3
%
6.5 – 7.8
%
8.0 – 10
%
2012-2013
153
25
16.34
27
17.65
83
54.24
10
6.53
8
5.23
2013-2014
90
14
15.55
13
14.44
48
53.33
8
8.88
7
7.77
2014-2015
60
7
11.66
8
13.33
33
55.00
7
11.66
5
8.33
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để vận dụng tốt bài tập gây hứng thú trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải:
Xây dựng bài tập thật kỹ lưỡng, kiểm tra độ chính xác của bài tập nhằm tạo tính chính xác, khoa học của bài tập.
Làm thử bài tập là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ lọai bài tập nào mà giáo viên đưa ra. Với bài tập gây hứng thú thì yêu cầu này càng trở nên cần thiết.
Phải có sự đầu tư, tìm hiểu nhiều thông tin, ứng dụng, cập nhật kiến thức mang tính thời sự, những ứng dụng quan trọng của các hợp chất, các hiện tượng tự nhiên, các kiến thức liên môn.
Sưu tầm những bài tập hay, độc đáo để bổ sung thêm kho tài liệu của mình.
Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa nên kết hợp với những giáo viên bộ môn khác để làm phong phú thêm lượng câu hỏi trong buổi ngoại khóa, tránh sự đơn điệu, nhàm chán.
Ngoài việc vận dụng hiệu quả bài tập hứng thú, giáo viên cần chú trọng việc kiểm tra đánh giá, cho điểm khách quan, thỏa đáng, khen kịp thời, phê bình chính xác. Có như vậy, học sinh mới cảm thấy được đánh giá đúng, được tôn trọng thì tự nhiên sẽ hào hứng học tập.
Học sinh cần phải phối hợp với giáo viên, hoàn thành tốt các bài tập, nhiệm vụ giáo viên giao về nhà, chủ động tích cực tìm hiểu nội dung bài trước khi đến lớp, sưu tầm những kiến thức liên quan để chia sẻ, thắc mắc cùng các bạn và giáo viên.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Tạo được hứng thú học tập cho học sinh là điều mong muốn của mỗi giáo viên. Chỉ khi yêu thích, hứng thú với đối tượng nào đó, học sinh sẽ hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên làm được điều này phải cần có thời gian, có sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh.
Giáo viên là người thiết kế, tổ chức bài tập phù hợp để tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Để thực hiện có hiệu quả, giáo viên phải thật sự tâm huyết, chịu khó đầu tư, dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức. Vận dụng tốt bài tập hứng thú trong quá trình giảng dạy là tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Học sinh thấy được việc học hóa học là hữu ích, ứng dụng được vào thực tiễn, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên. Từ việc yêu thích môn học, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
Trên đây là những kinh nghiệm được thực hiện trong quá trình giảng dạy mà tôi cùng các đồng nghiệp đã áp dụng trong nhiều năm qua. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tân Tiến, ngày 01 tháng 3 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Lánh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM - Trịnh Văn Biều
Lý luận dạy học hóa học, Ấn bản Đại học Sư phạm Tp.HCM - Trịnh Văn Biều
Các phương pháp dạy học hiệu quả, Ấn bản Đại học Sư phạm Tp.HCM - Trịnh Văn Biều
Đề thi Hóa học quốc gia Australia năm 2013 dành cho học sinh THPT tổ chức tại THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM
Giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học, Nhà xuất bản tổng hợp TP. HCM – Nguyễn Đình Độ (Chủ biên)
Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục – Nguyễn Xuân Trường
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn hóa học cấp THPT, Nhà xuất bản giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_hung_thu_1483.docx