Như vậy, ta thấy rằng các dạng vật chất có trình độ tiến hóa càng cao thì sự phản ánh càng cao; ý thức chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người, chứ không phải với mọi dạng vật chất; ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của vật chất, do đó, không được đồng nhất vật chất với ý thức và cũng không được tách ý thức ra khỏi vật chất.
36 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vấn đề ý thức trong triết học Mác – Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề ý thức trong triết học Mác – LêninKhoa Mác – Lênin và TT HCMGiáo viên: Hoàng Thanh Xuân1. Nguồn gốc của ý thứcNguồn gốc tự nhiênNguồn gốc xã hội- Về nguồn gốc tự nhiên, có 2 yếu tố:Bộ não ngườiThế giới tự nhiênÝ thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, là chức năng của bộ não, là kết quả của hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não. Bộ não càng hoàn thiện, hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức càng phong phú và sâu sắc. Thế giới tự nhiên vừa là nội dung, vừa là hình thức để bộ não người phản ánh. Không có thế giới tự nhiên, thì chắc chắn không có bộ não người.Chính sự tác động qua lại giữa bộ não người và thế giới tự nhiên tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo.Trong mối quan hệ này, thế giới tự nhiên được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ não người, hình thành nên ý thức.+ Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác và ngược lại. Nó được thực hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất.+ Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn thiện hơn.Phản ánh vật lý, hóa họcPhản ánh sinh họcPhản ánh tâm lýPhản ánh năng động, sáng tạoNhư vậy, ta thấy rằng các dạng vật chất có trình độ tiến hóa càng cao thì sự phản ánh càng cao; ý thức chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người, chứ không phải với mọi dạng vật chất; ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của vật chất, do đó, không được đồng nhất vật chất với ý thức và cũng không được tách ý thức ra khỏi vật chất.- Về nguồn gốc xã hội, có 2 yếu tố:Lao độngNgôn ngữHình thức lao độngLao động chân tayLao động trí ócNhờ có lao động mà con người ngày càng phát triển cả về thể lực và trí lực, tạo ra rất nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại của xã hội. Qua đó thể hiện quyền làm chủ trong việc nhận thức, cải tạo và thống trị thế giới khách quan.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.Tóm lại, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.2. Bản chất và kết cấu của ý thứca. Bản chất của ý thứcÝ thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.- Tính chất năng động, sáng tạo của ý thức thể hiện khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc tiếp nhận, chọn lọc, xử lý và lưu giữ thông tin nhằm tạo ra những thông tin mới có ích, có ý nghĩa.- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó không còn nguyên vẹn như ban đầu, mà đã có sự cải biến thông qua lăng kính chủ quan(tình cảm, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu) của con người.- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối cả của các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.b. Kết cấu của ý thứcTri thứcTình cảmÝ chí- Tri thức:Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác.Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. - Tình cảm:Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng trong các mối quan hệ mà hình thành các loại tình cảm khác nhau, như: tình cảm với thiên nhiên, đạo đức, tôn giáo, gia đình, yêu đươngTình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh.Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.- Ý chí:Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó.Ý chí là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con ngườ tự giác được mục đích về hành động của mình để đấu tranh thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn.Ý chí là quyền lực của con người đối với mìnhÝ chí điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người hướng đến mục đích một cách tự giácÝ chí cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán theo quan điểm và niềm tin của mình.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứca. Vai trò của vật chất đối với ý thức- Vật chất bao giờ cũng có trước, ý thức có sau.- Vật chất là nguồn gốc của ý thức.- Vật chất quyết định ý thức.- Ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.b. Vai trò của ý thức đối với vật chấtMọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo. Dù vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất nhưng nó trang bị cho con người tri thức về hiện thực khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu của mình.Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai xu hướng:Tích cựcTiêu cựcXét cho cùng, vật chất bao giờ cũng quyết định ý thức, tuy nhiên ý thức cũng có sức mạnh riêng của nó. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh, mức độ thâm nhập của ý thức vào những hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất hay hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.4. Ý nghĩa phương pháp luận- Trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn của con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan.- Trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn phải phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo của nhân tố con người.- Trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn phải phòng và chống bệnh chủ quan duy ý chí, bảo thủ, trì trệ, thụ độngBảo thủThụ động, ỷ lạiChủ quan duy ý chíNỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI HỌCNguồn gốc của ý thức Bản chất và kết cấu của ý thức Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Ý nghĩa phương pháp luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_2_van_de_y_thuc_trong_triet_hoc_mac_1344.pptx