Phương pháp phổ quá trình hình thành xung ngắn của trường điện từ FSPEF – có thể
gọi đơn giản là phương pháp phổ xung ngắn sử dụng để xác định nhanh đặc trưng phân
bố tính chất môi trường trên diện khảo sát,tươngtự giá trị tổng độ dẫn trong các
phương pháp điện từ đang được sử dụng. Tuynhiên, do khả năngthu tín hiệu FSPEF rất
nhanh, ngay trong quá trình di động bằng xecơ giới, nên có thể sử dụng phương pháp
này để xác định tham số môi trường trên một tuyến dài haymột diệnrộng mà khôngtốn
công và chi phí tốn kém như các phương pháp khác. Nhờ quy trình thực địanăng suất
cao và linh hoạt cho phép xác định các vùngdị thườngmột cách nhanh chóng và giảm
giá thành khảo sátrất nhiều sovới các phương pháp đã có. Thiếtbị thực hiện phương
pháp này (Hình 3a)gồm:một nguồn phát xung ngắn 10 microgiây(ms)cường độ 10
ampe (A) vàomột vòng dây(ăng ten phát) kích thước nhỏ;một thiếtbị thu tín hiệu Ez
từ vòng dây thu(ăng ten thu). Vòng dây thu và phát đượccấu trúc thành một ăng ten
dạng “lưỡngcực thẳng đứng”với chiều cao khoảng 0,5 - 1 m. Các thiếtbị đi kèm gồm
nguồn ắc quy, máy tính xách tay để ghi và xử lý phân tích tài liệu, GPScầm tay để xác
định vị trí điểm đo.
11 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vấn đề xác định cấu trúc nước dưới đất và triển vọng áp dụng công nghệ mới điện từ để giải quyết nhiệm vụ địa chất thuỷ văn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
ampe (A) vào một vòng dây (ăng ten phát) kích thước nhỏ; một thiết bị thu tín hiệu Ez
từ vòng dây thu (ăng ten thu). Vòng dây thu và phát được cấu trúc thành một ăng ten
dạng “lưỡng cực thẳng đứng” với chiều cao khoảng 0,5 - 1 m. Các thiết bị đi kèm gồm
nguồn ắc quy, máy tính xách tay để ghi và xử lý phân tích tài liệu, GPS cầm tay để xác
định vị trí điểm đo.
Phương pháp đo sâu điện cộng hưởng VERS được sử dụng để xác định độ sâu ranh
giới (bề mặt) phân cực. Khi cường độ thành phần Ez của nguồn trường điện từ thay đổi
sẽ làm xuất hiện trên bề mặt ranh giới phân cực một cặp dao động điện từ mà nửa bước
sóng (l/2) của chúng có độ dài tương đương với độ sâu (H) phân bố ranh giới phân cực
đó. Trên mỗi ranh giới phân cực chỉ xuất hiện dao động thứ cấp ứng với một tần số biến
đổi của nguồn trường điện từ (sơ cấp) được gọi là tần số cộng hưởng. Nguyên lý đo sâu
cũng như các phương pháp điện từ khác thường lâu công và phức tạp, nhưng ở đây dựa
trên kết quả dị thường đã xác định được bằng phương pháp phổ xung ngắn và khả năng
phân giải cao (chỉ cần có ranh giới phân cực thường tồn tại rất phổ biến giữa cấu trúc
chứa nước và đá không chứa nước mà không phụ thuộc chiều dày tầng chứa nước), độ
sâu khảo sát lớn (nhiều km), nên tuỳ điều kiện và nhiệm vụ thực tế có thể thực hiện một
khối lượng đo sâu tối thiểu. Thiết bị để thực hiện phương pháp này gồm (Hình 3b): một
máy phát sóng có khả năng điều biến tần số và biên độ trong dải rộng; một ăng ten thu
tín hiệu Ez liên tục theo thời gian vào máy ghi và phần mềm xử lý trực tiếp cho phép
xác định đặc trưng các tập sóng dao động từ các bề mặt phân cực. Phân tích phổ sẽ xác
định được tham số bước sóng và biên độ của từng tập sóng có tần số và biên độ khác
nhau sẽ cho thông tin về độ sâu các ranh giới phân cực bên dưới điểm đo. Bản chất các
tầng phân bố giữa các ranh giới phân cực có đặc trưng biên độ sóng xác định cho phép
lý giải thông qua các dữ liệu hay sự hiểu biết về địa chất - địa tầng.
b) c)
1500
250 300 350 400 450
1600
m
200
TÇng chøa níc
§¸ v«i
0 100 150
1300
14001700
1650
1550 m
-1 0 1 2.0-2
1750
1900
1850
1800
Hình 4. Kết quả áp dụng phương pháp FSPEF và VERS
ở vùng ngoại vi thành phố Mush, Thổ Nhĩ Kỳ [3]
a) Bản đồ dị thường độ chứa nước theo kết quả đo FSPEF, b) Cột địa tầng tại lỗ khoan
khai thác và biểu đồ kết quả đo sâu VERS; c) Mặt cắt cấu trúc tầng chứa nước dưới tuyến
đo VERS.
Ngoài những ưu việt về sự gọn nhẹ của thiết bị, quy trình thực địa cho năng suất cao,
phương pháp này còn cho thông tin về môi trường với độ phân giải rất cao bởi khả năng
xác định ranh giới cấu trúc chỉ phụ thuộc vào tính chất và độ sâu bề mặt phân cực luôn có
bước sóng và biên độ sóng riêng biệt, chứ không phụ thuộc chiều dày và độ dẫn điện của
các cấu trúc. Vì vậy, phương pháp đo sâu điện cộng hưởng có khả năng xác định các vỉa
rất mỏng có tính chất phân cực ở độ sâu rất lớn. Các tác giả công nghệ cho biết, với các
thiết bị và quy trình hiện nay, độ sâu khảo sát đạt được tới 5 km. Kết quả áp dụng thực tế
này cho thấy khả năng phân biệt các đối tượng cùng có độ dẫn điện cao như nước, dầu,
sét có trong cùng mặt cắt.
Kết quả ứng dụng công nghệ mới này để xác định vùng phân bố và cấu trúc các tầng
nước dưới đất ở một vùng ngoại vi thành phố Mush ở Thổ Nhĩ Kỳ minh chứng hiệu quả
vượt trội so với các phương pháp điện từ trước đây. Vùng nghiên cứu có địa hình thay
đổi mạnh, trong bán kính 1 km mà độ cao địa hình thay đổi từ 1500 m dưới thung lũng
tới 1800 m trên đỉnh núi. Trầm tích có các tầng chứa nước phủ trên nền đá vôi, theo kết
quả khoan thăm dò có chiều dày đạt tới 250-300 m. Xen lẫn các tầng chứa nước trong
trầm tích còn có các tầng sét và sét than. Điều kiện địa chất, địa hình như vậy rất khó đạt
hiệu quả nếu áp dụng các phương pháp điện từ trước đây.
Phương pháp phân tích phổ xung ngắn FSPEF được thực hiện bằng xe ô tô trên các
đường giao thông và đi bộ theo các tuyến đường nhỏ cho phép nhận được số liệu thực địa
trên toàn vùng nhanh chóng. Kết quả xử lý tài liệu ngay tại chỗ cho phép lập bản đồ phân
bố tham số phản ánh mức độ chứa nước dưới đất cho toàn vùng khảo sát (Hình 4a-b).
Trên bản đồ này thể hiện diện phân bố các cấu trúc có quy mô khác nhau phục vụ cho
đánh giá, dự báo tiềm năng và quy hoạch khai thác. Điểm đo sâu VERS tại lỗ khoan khai
thác (Hình 4b) cho thông tin chính xác về tầng chứa nước chính ở độ sâu 60-90 m tương
đương mức địa hình 1810-1840 m. Kết quả đo sâu còn cho thấy các tầng chứa nước khác
với chiều dày không lớn dựa trên sự tương đương giá trị biên độ Ez so với tầng chứa
nước đang khai thác. Ở đây, thông qua sự khác biệt giá trị biên độ Ez có thể phân biệt
tầng chứa nước với các tầng sét và sét than (Hình 4b) mà trước đây rất khó nhận biết
bằng tham số độ dẫn điện (điện trở suất). Từ bản đồ phân bố tiềm năng chứa nước đã bố
trí các tuyến đo sâu VERS để nhận được mặt cắt cấu trúc chi tiết các tầng chứa nước
(Hình 4c). Việc sử dụng kết quả khảo sát điện từ trên đây kết hợp với các tham số địa
chất thuỷ văn trong lỗ khoan thăm dò cho phép đánh giá trữ lượng nước dưới đất với độ
chính xác cao hơn. Ngoài khả năng khắc phục khó khăn về kỹ thuật để giải quyết nhiệm
vụ đặt ra trong điều kiện địa hình, địa chất - địa tầng phức tạp, kết quả áp dụng cho thấy
giá thành thực hiện công nghệ mới giảm đi hàng chục lần so với các quy trình và phương
pháp điện từ trước đây; đó cũng là một yếu tố quan trọng, đáp ứng đòi hỏi của thực tế.
KẾT LUẬN
- Công tác điều tra thăm dò địa chất thuỷ văn và quản lý khai thác hợp lý nguồn nước
đặt ra nhiều nhiệm vụ cần sử dụng phương pháp địa vật lý. Phương pháp địa điện từ đã
được áp dụng phổ biến mới chỉ đạt được hiệu quả hạn chế và chỉ thực hiện được ở những
nơi có điều kiện địa chất, địa hình thuận lợi. Vấn đề tìm kiếm các công nghệ mới có hiệu
quả cho việc xác định các cấu trúc nước dưới đất sâu ở các vùng núi cao, vùng khô hạn
miền trung du hay đới chứa nước dưới đất sâu trong đá gốc ở đồng bằng và ven biển,...
phục vụ giải quyết vấn đề địa chất thuỷ văn nói chung là nhiệm vụ khoa học cấp thiết và
đòi hỏi bức xúc của thực tiễn.
- Công nghệ mới nhất trong thành tựu nghiên cứu điện từ được công bố trên văn liệu
quốc tế là phương pháp phổ xung ngắn của trường điện từ (FSPEF) và đo sâu điện cộng
hưởng (VERS) đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp điện từ trước
đây. Kết quả ứng dụng công nghệ mới để giải quyết nhiệm vụ địa chất thuỷ văn đã chứng
tỏ hiệu quả cao cả về kỹ thuật và kinh tế trong những điều kiện phức tạp mà các phương
pháp trước đây không thể thực hiện được. Cần sớm tiếp cận và đưa công nghệ này vào
ứng dụng để giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết hiện nay về địa chất thuỷ văn và môi
trường ở Việt Nam.
Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn các cơ quan và đồng nghiệp đã hợp tác và tài
trợ cho việc nghiên cứu khảo sát vấn đề nước dưới đất ở Việt Nam. Xin bày tỏ lòng biết
ơn về sự trao đổi nhiệt tình và cung cấp các thông tin và tài liệu áp dụng thực tế các công
nghệ điện từ mới của TS. R. P. Levashov (Viện Các vấn đề nước, Viện Hàn lâm khoa học
Nga).
Vấn đề nghiên cứu công bố trong bài báo này có sự tài trợ của Chương trình Nghiên
cứu cơ bản.
VĂN LIỆU
1. Bùi Học, Phạm Khánh Huy, Hoàng Thị Minh Thảo, 2005. Groundwater
management in Việt Nam. J. Geology, B/25 : 26-30. Hà Nội.
2. Heimmer D. H., 1992. Near-surface, high resolution geophysical methods for
cultural resource management and archaeological investigation. Geo-recovery Systems,
Inc., Colorado. 143p.
3. Levashov R. P., 2004. Increased water containing rocks zones searching and
mapping by geoelectric methods. In “Near-surface 2004” - 10th European Meeting of
Environmental and Engineering Geophysics. Netherland.
4. Sapozhnikov, B. G., 1996. Resistivity method without grounding. Report presented
at 21st Gen. Assembly of EGS in the Hague, Annales Geophysical, 14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uidyapgodasgfoaidsijfgagkljasdhhfia (12).pdf