Vấn đề trẻ em hôm nay, thế gới ngày mai

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo Điều 40, luật Bảo vệ- Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 xác định 10 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần sự bảo vệ đặc biệt đó là:

 

 

ppt29 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vấn đề trẻ em hôm nay, thế gới ngày mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Trẻ em hôm nay, thế gới ngày mai” Nhóm 1: Công tác xã hội đối với trẻ em và trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Theo Điều 40, luật Bảo vệ- Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 xác định 10 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần sự bảo vệ đặc biệt đó là: Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Trẻ em khuyết tật Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS Trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại Trẻ em làm việc xa gia đình Trẻ em lang thang Trẻ em bị xâm hại tình dục Trẻ em nghiện ma túy Trẻ em vi phạm pháp luật Thực trạng 1.1 Thực trạng về trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, năm 2006 có khoảng 168.000 trẻ em mồ côi. 1.2 Trẻ em khuyết tật ( children with disabalities) Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội năm 2007, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên do nhiều điều kiện khác nhau, trẻ em khuyết tật đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống 1.4 Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học Hiện nay có khoảng 4,8 triệu người nhiễm chất độc màu da cam, trong số đó 3 triệu người trực tiếp bị ảnh hưởng của chất độc này.Con số những người tật nguyền do ảnh hưởng từ ông bà, bố mẹ còn cao hơn nữa. 1.3 Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam sử dụng cách tiếp cận về quyền, năm 2008 của UNIEF số lượng trẻ em bị nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng. Ước tính có khoảng 283.697 trẻ em đang chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 18.303 em có Hiv dương tính, 12.500 em bị AIDS. Có 263.394 trẻ sống với cha mẹ, thành viên khác trong gia đình hay người giám hộ nhiễm HIV, 20.000 trẻ mồ côi vì cha mẹ/ người giám hộ chết vì AIDS. 1.5 Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, làm việc xa gia đình. Hiện nay cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia các loại hình lao động nặng nhọc. Chấp nhận tha phương, làm việc nặng nhọc quá với lứa tuổi, sức khỏe, tiếp xúc với các chất độc hại trong khi đồng tiền công được trả thấp kém, rẻ mạt… là tình trạng phổ biến nhiều trẻ em phải đối mặt. 1.6 Trẻ em lang thang/ đường phố Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về trẻ em lang thang thì: năm 1996 cả nước có 14.596 em; năm 1997 có 16.263 em; năm 1998 có 19.024 em; năm 1999 có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em. Vào thời điểm thống kê tháng 2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 trẻ em lang thang. 1.7 Trẻ em bị xâm hại tình dục Thực trạng Ở nước ta hiện nay tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng, theo thống kê năm 2007 nước ta xảy ra 6.256 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Một con số rất lớn. Trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng tăng lên và nạn nhân chiếm gần một nửa là ở độ tuổi dưới 13, nạn nhân ở độ tuổi này thường hay bị dụ dỗ, hoặc bị ép buộc… Trẻ 5 - 18 tuổi có khả năng bị xâm phạm tình dục cao nhất, chiếm 90%. Trong đó, trẻ 13 - 18 tuổi chiếm 50%, trẻ 5 - 13 tuổi chiếm 40%. Hiện nay ngoài trẻ em gái bị xâm hại tình dục thì còn có cả trẻ em nam cũng bị lợi dụng để xâm hại tình dục. 1.8 Trẻ em vi phạm pháp luật Toàn quốc có 17,138 người chưa thành niên phạm tội. Trong đó : giết người 1.52%, Cướp 5.16%, Cưỡng đoạt 1.5%, Sử dụng ma túy 0.54% (9255 người), Mua bán tàng trữ ma túy 0.5%, Cố ý gây thương tích 10%, Trộm cắp 41.37%, Cướp giật 4.42%, Gây rối trật tự CC 10.04%, Đánh bạc 1.77%; Hiếp dâm, cướng dâm 1.21%; Môi giới mại dâm 0.02%, Những vi phạm khác 21.95%(năm 2008 BLĐTB-XH) Trẻ em bị ngược đãi Em Hào Anh bị chủ trại tôm ở Cà Mau hành hạ dã man với thương tích 66,83% Một số hình ảnh về ngược đãi trẻ em trong thời gian gần đây Hình ảnh bà Phụng đang "tắm" cho bé Ngân gây bức xúc trong dư luận 2. Các dịch vụ trợ giúp trẻ em trong công tác xã hội 2.1 Các cách tiếp cận trong dịch vụ CTXH với trẻ em Tiếp cận theo nhu cầu: Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt nhất của các dịch vụ công tác xã hội đối với các nhu cầu cơ bản chung của trẻ em thể hiện theo các mức độ khác nhau theo 5 bậc thang nhu cầu của Maslow đi từ nhu cầu cơ bản nhất là nhu cầu sinh tồn đến nhu cầu phát triển và tự hoàn thiện. Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất cho trẻ là cách tiếp cận với việc cung cấp các dịch vụ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Trong bất cứ tình huống nào, nhân viên công tác xã hội phải đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ lên hàng đầu. Tiếp cận dựa trên quyền : Tiếp cận dựa trên đảm bảo các quyền của trẻ em là cách tiếp cận cung cấp các dịch vụ đảm bảo trẻ em được thực hiện đầy đủ bốn nhóm quyền ( quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia). Tóm lại, trong từng hoàn cảnh cụ thể nhân viên công tác xã hội cần biết vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả. 2.2 Các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em - Dịch vụ bảo vệ trẻ em: Đây là loại hình dịch vụ quan trọng góp phần bảo vệ trực tiếp cho trẻ em. Nhân viên xã hội sau khi đánh giá tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác sự tổn hại của trẻ và nguy cơ tổn hại đối với trẻ, thấy cần thiết phải hành động đảm bảo cho trẻ an toàn. - Dịch vụ tìm và đưa trẻ em đến nơi chăm sóc thay thế an toàn - Các dịch vụ trong quản lý ca trong chăm sóc trẻ em bao gồm lựa chọn các gia đình chăm sóc thay thế, huấn luyện, hỗ trợ và điều hành các gia đình chăm sóc thay thế khi trẻ em phải tách khỏi cha mẹ. - Dịch vụ phòng ngừa và hỗ trợ cho gia đình: gia đình là môi trường sống rất quan trọng đối với trẻ em vì vậy để giúp chăm sóc và bảo vệ trẻ em tốt hơn,gia đình cần là đối tượng đầu tiên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và phòng ngừa. Tại Việt Nam, hiện nay đang triển khai nhiều dịch vụ triển khai nhiều dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. Ví dụ như, các dịch vụ chăm sóc tại trung tâm/ cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm tình thương. Trẻ em có thể tiếp cận đến các dịch vụ tham vấn tâm lý qua đường dây nóng điện thoại hoặc tham vấn trực tiếp. Với trẻ em thông thường, các dịch vụ CTXH cho các em chỉ mới dừng lại ở việc tuyên truyền thông tin về các hình thức lạm dụng, ngược đãi trẻ em, còn trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình và các dịch vụ cho gia đình các em chưa phát triển Đối với nhóm trẻ em vi phạm pháp luật, ở các nước CTXH phát triển, các dịch vụ CTXH với nhóm trẻ em này được quan tâm. Do ở Việt Nam dịch vụ chủ yếu đối với trẻ em vi phạm pháp luật là đưa các em vào trung tâm giáo dưỡng. Ở đây các em sẽ được học tập và rèn luyện. Tuy nhiên các dịch vụ vẫn chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức phổ thông, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hay trị liệu nhận thức hành vi chưa được phát triển. Một số hình ảnh về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Cô bé Phạm Thị Thùy Linh và đôi chân kỳ diệu đã biến đứa trẻ không có tay ngay từ khi chào đời dần trở thành một nghệ sĩ năng khiếu đầy triển vọng Bức ảnh cô bé Nguyễn Thị Lý, nạn nhân của chất độc da cam ở Đà Nẵng, của một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã đoạt giải ảnh của năm do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trao tặng. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ed Kashi cho thấy gương mặt của cô bé Nguyễn Thị Lý, 9 tuổi, bị méo mó vì hậu quả của chất độc da cam Người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang có xu hướng gia tăng Bên cạnh việc tuyên truyền các phòng tránh HIV/AIDS cần tuyên truyền cho xã hội cảm thông với những người đã nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trẻ em khuyết tật và những nổ lực học tập của các em Trẻ em lang thang Các hoạt động trợ giúp và vui chơi với trẻ em

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhap_mon_cong_tac_xa_hoi_1765.ppt