Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập là cách tiếp cận đổi mới nhà
trường hiện nay, đảm bảo cơ hội học tập cho tất cả học sinh (HS), giáo viên
(GV) để phát triển thành những GV chuyên nghiệp và cơ hội học tập cho phụ
huynh cùng cộng đồng địa phương. Nội dung chính làm rõ một số khái niệm
về Nghiên cứu bài học, cộng đồng học tập. Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò và
ý nghĩa của Nghiên cứu bài học trong dạy học của GV, đồng thời việc nghiên
cứu và tổ chức bài học được thực hiện trong môi trường làm việc và học tập có
sự cộng tác giữa GV với GV, GV với HS, GV với phụ huynh HS, HS với HS
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số cách thức, biện pháp nhằm xây dựng và
tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học trong môi trường cộng đồng học tập tích
cực hiện nay.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Vấn đề nghiên cứu bài học trong cộng đồng học tập hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
164
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN NAY
Ths. Nguyễn Ngọc Hiếu1
Tóm tắt: Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập là cách tiếp cận đổi mới nhà
trường hiện nay, đảm bảo cơ hội học tập cho tất cả học sinh (HS), giáo viên
(GV) để phát triển thành những GV chuyên nghiệp và cơ hội học tập cho phụ
huynh cùng cộng đồng địa phương. Nội dung chính làm rõ một số khái niệm
về Nghiên cứu bài học, cộng đồng học tập. Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò và
ý nghĩa của Nghiên cứu bài học trong dạy học của GV, đồng thời việc nghiên
cứu và tổ chức bài học được thực hiện trong môi trường làm việc và học tập có
sự cộng tác giữa GV với GV, GV với HS, GV với phụ huynh HS, HS với HS
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số cách thức, biện pháp nhằm xây dựng và
tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học trong môi trường cộng đồng học tập tích
cực hiện nay.
Từ khóa: Bài học, cộng đồng, nghiên cứu, quy trình.
1. Đặt vấn đề
Đứng trước những thách thức to lớn đối với việc nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy và học hiện nay, việc đổi mới nhà trường từ bên trong được đặc biệt quan tâm
chú trọng, đó là sự thúc đẩy mô hình học tập cộng tác giữa HS với HS và học tập
chuyên môn giữa GV với GV. Để làm tốt điều đó, đối với GV việc triển khai nghiên
cứu bài học trước khi tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học là điều hết sức
quan trọng. Mặc dù được du nhập vào Việt Nam từ năm 2006 bởi chuyên gia Nhật
Bản – Tiến sĩ Eisuke Saito và ngài Atsushi Tsukui, cùng với đó là Giáo sư Manabu
Sato với tác phẩm “Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện nhà trường”,
tuy vậy việc triển khai thực hiện ở Việt Nam còn chưa mang tính đồng bộ, phổ biến
và hiệu quả nếu không nói là còn mới mẻ với thực tiễn triển khai trong nhà trường
1 Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên;
Email: nguyenngochieutlgd@gmail.com;
ĐT: 0915212911.
165
hiện nay. Đặc biệt là trong phương pháp, cách thức cũng như thiết kế và tổ chức
quy trình nghiên cứu bài học chưa thực sự mang lại hiệu quả với mô hình cộng
đồng học tập hiện nay.
2. Nghiên cứu bài học trong cộng đồng học tập
2.1. Một số vấn đề chung
Để nghiên cứu bài học trong cộng đồng học tập hiện nay, trước hết chúng ta
cần làm rõ khái niệm Bài học.
Bài học được sinh ra từ thế kỉ XVI và đã trở thành hình thức dạy học phổ biến
được áp dụng rộng rãi trong nhà trường của nhiều nước trên thế giới. Bài học - phần
trọn vẹn, hoàn chỉnh có giới hạn về thời gian của quá trình học tập, trong bước đi
của nó giải quyết các nhiệm vụ dạy học xác định. Đây là hình thức tổ chức dạy học
thường xuyên, bắt buộc học sinh phải có mặt. “Bài học là hình thức tổ chức mà
trong đó GV trong một khoảng thời gian xác định hướng dẫn hoạt động nhận thức
cho một tập thể HS cố định, cùng độ tuổi (một lớp) có chú ý đến đặc điểm từng HS
trong lớp, sử dụng các phương tiện và phương pháp dạy học để tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho tất cả HS nắm được nội dung kiến thức, kĩ năng giáo dục đạo đức và
phát triển khả năng nhận thức của họ”. [1]
Như vậy, Bài học là một quá trình thầy tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội
một khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định,
ở một trình độ phát triển nhất định. Bài học là một quy trình hình thành khái niệm
cho HS, lấy hành động làm cơ sở hình thành khái niệm. Quy trình kỹ thuật để hình
thành khái niệm gọi là công nghệ giáo dục. Muốn giải quyết các vấn đề kỹ thuật,
thì vừa phải có một quan niệm rất rõ ràng về lý luận khoa học, vừa phải có năng
lực thực tiễn, để tìm ra “chỗ hiểm” của quá trình. Các “chỗ hiểm” ấy là: môn học,
bài học, tiết học, trong đó bài học là cơ sở. Nội dung của một bài học là khái niệm
(và tương ứng với nó là kỹ năng, kỹ xảo). Do đó, đối với cộng đồng học tập hiện
nay, việc nghiên cứu bài học giữ vai trò then chốt, tạo tiền đề quan trong cho sự
thành công trong giờ dạy của GV, đặc biệt là nâng cao chất lượng trong dạy học
nói chung.
Ngày nay, cộng đồng học tập ra đời dựa trên quan niệm cho rằng hoạt động
học diễn ra khi người học tham gia vào các hoạt động chung với người khác, vì
mục tiêu chung, với mức độ và khả năng khác nhau [6]. Để xây dựng và vận hành
cộng đồng học tập thì điều kiện tiên quyết là, làm thế nào để tạo ra một môi trường
học tập thu hút được người học tham gia vào cộng đồng học tập, gắn kết với nhau
trong học tập cộng đồng.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN NAY
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
166
Các yếu tố cơ bản tạo nên sự gắn kết cộng đồng, đó là: Cùng nhau cam kết;
Chia sẻ kiến thức; Liên kết hành động. Chính vì điều đó, việc vận dụng nghiên cứu
bài học trong dạy học hiện nay là một yêu cầu cơ bản và quan trọng.
Nghiên cứu bài học (Study the lesson) trong cộng đồng học tập được xem như
một mô hình, một cách tiếp cận nghề nghiệp của GV. Để thuận lợi cho quá trình
thực hiện bài học, thông thường các nhóm nghiên cứu bài học là các GV cùng
trường và có cùng chuyên ngành. Trong quá trình tiến hành bài học nghiên cứu có
thể có sự tham gia của các GV khác ngoài nhóm hoặc có thể mời những học giả,
những nhà khoa học đến từ các trường đại học, những chuyên viên của Bộ Giáo
dục, v.v những người này sẽ đóng góp những ý kiến chuyên môn, quan sát bài
học và đưa ra những ý kiến, nhận xét, góp ý để quá trình trở nên hiệu quả hơn.
Các GV cùng nhau nghiên cứu, xây dựng mục tiêu học tập cho HS. Sự tham
gia của các thành viên phải mang tính chất tự nguyện trên cơ sở muốn nâng cao
hiệu quả học tập của HS. Cần tránh những biểu hiện tiêu cực như sự phê phán nhau
về năng lực chuyên môn hay phẩm chất nghề nghiệp của các GV với nhau. Các
nhóm sẽ làm việc trung bình từ 3 - 5 bài học/năm do việc nghiên cứu thường có
cường độ cao và chiếm không ít thời gian cho từng vấn đề trong nghiên cứu.
“Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập” nhấn mạnh tầm nhìn của nghiên
cứu bài học vì cộng đồng học tập là: đảm bảo cơ hội học tập với chất lượng cao
cho tất cả HS, cơ hội học tập cho tất cả GV để phát triển thành những GV chuyên
nghiệp và cơ hội học tập cho phụ huynh cùng cộng đồng địa phương.
Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập được xây dựng dựa trên ba nguyên
lí, đó là:
+ Nguyên lí công khai - GV công khai bài học của mình cho đồng nghiệp dự;
+ Nguyên lí dân chủ - như là một cách sống liên kết giữa những người có xuất
thân khác nhau;
+ Nguyên lí xuất sắc - mưu cầu chất lượng học tập cao hơn.
Các nguyên lí này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:[7]
167
2.2. Quy trình nghiên cứu bài học trong học tập cộng đồng
2.2.1. Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học trong học tập cộng đồng
Nghiên cứu bài học là một mô hình bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp cho GV
Khi tham gia nghiên cứu bài học, các nhóm nghiên cứu tự nhận thấy những
yêu cầu cần giải quyết đối với mỗi bài học nhất định và cùng nhau thảo luận để
tìm cách giải quyết các yêu cầu đó. Trong nghiên cứu bài học, cũng có thể có sự
tham gia của các chuyên gia bên ngoài nhưng họ chỉ đóng vai trò là người quan sát,
tư vấn, rút kinh nghiệm cho nhóm và cung cấp thêm những kinh nghiệm của các
nhóm nghiên cứu khác chứ không đóng vai trò chủ đạo như trong các phương pháp
dạy học truyền thống khác.
Trong nghiên cứu bài học, những người tham gia có vai trò như nhau, cùng
nhau hợp tác, cùng nghiên cứu, cùng thảo luận hướng tới một mục tiêu chung của
sự phát triển, đều trên tinh thần tự nguyện và có vai trò như nhau trong việc phát
triển bài học đạt được những mục tiêu đề ra.
GV là người mang cái mới vào dạy học, là nhà quan sát thực tế có thể tự đánh
giá khả năng của mình thông qua việc quan sát trực tiếp lớp học. Trong nghiên cứu
bài học thì sự quan sát hướng đến tất cả HS trong lớp không riêng gì các HS nổi
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN NAY
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
168
bật, thậm chí là chú ý hơn tới những học sinh cá biệt trong lớp để xem cách HS học,
cách HS tư duy, chứ phẩm chất hay năng lực của GV không phải là vấn đề được
đánh giá. Điều này thể hiện cụ thể qua bảng sau: [10]
Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học trong học tập cộng đồng
Mục đích.
- Nghiên cứu bài học không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của
mình.
Thiết kế bài
dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không
phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong sách giáo khoa,
sách GV...
- Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học,
tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài học.
Dạy minh hoạ,
dự giờ
* Người dạy minh hoạ: Có thể là một GV tự nguyện hoặc một người được
nhóm thiết kế lựa chọn. Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết
kế trong bài học. Quan tâm đến những khó khăn của HS. Kết quả giờ học là
kết quả chung của cả nhóm.
* Người dự giờ: Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ
thuật, chụp ảnh, quay phimnhững hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ
liệu phân tích việc học tập của học sinh.
Thảo luận
giờ dạy minh
hoạ
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận
của mình qua giờ học.
- Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao
đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt
động của HS và tìm các ra nguyên nhân.
- Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi GV
tự rút kinh nghiệm.
- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý
kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và
đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.
169
Kết quả
*Đối với HS: Kết quả của HS được cải thiện. HS tự tin hơn, tham gia tích cực
vào các hoạt động học, không có HS nào bị “bỏ quên”. Quan hệ giữa các HS
trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
*Đối với GV: Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng
dạy và học. Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời. Quan
tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém. Quan hệ giữa
đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
*Đối với cán bộ quản lí
- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó
khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu bài học trong cộng đồng học tập
Như chúng ta đã thấy, mục đích của nghiên cứu bài học là tìm hiểu những gì
học sinh nghĩ, những gì HS tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ
không phải là một bài học biểu diễn. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải
có những đóng góp và các ý tưởng đó cần phải được tôn trọng. Do vậy, bài học là
thuộc về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy.
Thông qua nghiên cứu bài học sẽ tạo cơ hội cho GV xem xét việc dạy và học
diễn ra trong thực tế một cách khách quan thông qua dữ liệu quan sát giờ học trực
tiếp hoặc gián tiếp (qua dữ liệu quan sát của các GV khác, băng ghi hình, ý kiến
nhận xét). Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của HS. Thông qua
quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách HS phản ứng với
các tác động, GV tham gia có nhận thức đầy đủ hơn về cách HS học và suy nghĩ
cũng như cách HS hiểu bài, đáp lại những gì GV dạy.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN NAY
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
170
Quá trình nghiên cứu bài học được thực hiện qua các bước, các giai đoạn cơ
bản thể hiện thông qua sơ đồ sau:[9]
+ Giai đoạn 1: Đặt mục tiêu: Cần xác định rõ các nhu cầu cụ thể, phù hợp và
phát triển của HS, trên cơ sở đó GV thực hiện xây dựng chương trình giảng dạy
với các mục tiêu phù hợp. Trong giai đoạn này khi chuẩn bị cho bài dạy, các GV
trong tổ chuyên môn cùng nhau thảo luận chi tiết về mục tiêu bài học (dựa vào
chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các
phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực
của HS, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi
tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.
+ Giai đoạn 2: Lập kế hoạch: Cần xây dựng kế hoạch bài học một cách chi
tiết, cụ thể, đồng thời đưa ra các “chiến lược”, phương thức thu thập thông tin, dữ
liệu, hợp lý hóa cách tiếp cận cũng như có được những dự đoán về sự phản hồi phía
HS từ các tình huống dạy học đặt ra.
+ Giai đoạn 3: Thực hiện: Một hoặc hai thành viên của nhóm dạy/đồng dạy
cho bài học “công khai”; các thành viên khác quan sát và thu thập dữ liệu, như tài
liệu video và mẫu công việc.
171
Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học
nghiên cứu, một GV sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn
lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. GV dự giờ
phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không
gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học
của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm HS,
những khó khăn vướng mắc của HS... Quan sát tất cả đối tượng HS, không “bỏ
rơi” em nào.
+ Giai đoạn 4: Khảo sát: Phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình tiến
hành tổ chức thực hiện, thảo luận về việc học của HS, học tập của GV, học tập nội
dung sư phạm. Khuyến khích, động viên toàn bộ GV trong tổ tham gia đóng góp
ý kiến cho bài dạy. Khi đóng góp ý kiến cần chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và
không xếp loại giờ dạy.
Các giai đoạn trong nghiên cứu bài học có mối quan hệ thống nhất, đan xen
với nhau, việc thực hiện từng giai đoạn là cơ sở điều kiện để tiếp tục đối với các
giai đoạn tiếp theo, đồng thời giữa các giai đoạn trong nghiên cứu bài học cần
xem xét, nghiên cứu các vấn đề cụ thể để tạo lập một quy trình mang tính tổng
thể, toàn vẹn.
Như vậy, nghiên cứu bài học để đánh giá hoặc cung cấp cho GV những thông
tin phản hồi về thực tiễn dạy học. GV thực hiện nghiên cứu bài học thì thu thập
được những nhận xét, kết quả cho việc sử dụng các phương pháp của mình đến sự
tư duy của HS.
3. Kết luận
Thông qua nghiên cứu bài học chúng ta có thể nhận ra tính ưu việt của nghiên
cứu bài học so với các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. Nghiên cứu bài học
xuất phát từ thực tiễn cần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của
GV. Thông qua nghiên cứu bài học GV được hợp tác cùng nhau, làm việc cùng
nhau để xây dựng một kế hoạch bài học hoàn chỉnh. Trong nghiên cứu bài học,
các GV được thẳng thắn trình bày ý kiến của mình về bài học trên cơ sở tôn trọng
lẫn nhau chứ không phải là để phê phán; được cùng nhau chia sẻ và học tập những
kinh nghiệm tốt của nhau, không phân biệt người nhiều kinh nghiệm hay ít kinh
nghiệm, GV đứng lớp lâu năm hay GV mới ra trường. Tất cả tập hợp trong một
nhóm nghiên cứu khoa học cùng bổ sung và đóng góp cho nhau những thiếu sót,
giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy với tinh thần bình đẳng, thân
ái, hợp tác, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Các GV đứng lớp cũng không phải lo lắng
về sự chú ý của những GV khác bởi sự quan sát trong nghiên cứu bài học là hướng
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP HIỆN NAY
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
172
vào các HS, cách HS phản ứng với bài học. Từ đó có thể khẳng định nghiên cứu
bài học trong cộng đồng học tập là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và học hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
3. Phan Thanh Long (Chủ biên), Những vấn đề chung của Giáo dục học, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015.
4. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2014.
5. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt , NXB Đà Nẵng, 2010.
6. Manabu Sato, Masaaki Sato, Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện
nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2006.
7. Eisuke Saito, Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2008.
8. www.hnue.edu.vn
9. www.nghiepvusupham.com
10. www.123doc.org
173
THE PROBLEM OF STUDYING THE LESSONS IN THE
CURRENT LEARNING COMMUNITY
MA. Nguyen Ngoc Hieu1
Abstract: Studying the lesson for the learning community is an innovative
approach for all students, teachers to develope as professional teachers
and learning chance for parents in local. The main content clarifies some
issues in the lesson study, learning community. Besides, the author identifies
the role and the significance of lesson study in teaching. The study and
the organization of the classroom is well - structured from the working and
the study environment with teacher - teacher, teacher - student, teachers –
parents, student - student interaction. Based on that, they shows a number
of ways to build and conduct the research activities in the current positive
community environment.
Keywords: Lessons, communities, study, procedure.
1 Thai Nguyen University of Education
Email: nguyenngochieutlgd@gmail.com
Tel: 0915212911
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_nghien_cuu_bai_hoc_trong_cong_dong_hoc_tap_hien_nay.pdf